Sự nhiễm từ của sắt thép khác nhau như thế nào

Bạn tham khảo nhé

* Giống: sắt và thép đều có khả năng làm tăng lực từ của ống dây có dòng điện.

* Khác :

+ Sắt : nhiễm từ mạnh hơn thép nhưng khử từ ngay.
+ Thép : nhiễm từ yếu hơn sắt nhưng giữ được từ tính lâu hơn.

=> Sắt thường được dùng làm nam châm điện.

Thép thường được dùng làm nam châm vĩnh cửu.

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hãy so sánh sự nhiễm từ của sắt, thép” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lý 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Hãy so sánh sự nhiễm từ của sắt, thép.

* Giống nhau

+ Sắt, thép khi đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

+ Lõi sắt non, thép có tác dụng làm tăng từ tính của ống dây có dòng điện.

*Khác nhau

+ Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

*Lưu ý: Không chỉ sắt, thép mà các vật liệu tử như niken, côban .. đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ. Các vật liệu đó gọi là các vật liệu từ. Có thể dùng một số vật liệu từ để chế tạo nam châm vĩnh cửu.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện nhé

Kiến thức về Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

I. Sự nhiễm từ của sắt, thép

-Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

II. Nam châm điện

-Cấu tạo:Cuộn dây dẫn, lõi sắt non

-Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

-Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:

+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng - giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chaỵ qua vòng dây

+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây

III. Bài tập trắc nghiệm về Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện

Câu 1:Điều nào sau đây đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt?

A. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ.

B. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính.

C. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 2:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của thép?

A. Khi đặt một lõi thép trong từ trường, lõi thép bị nhiễm từ.

B. Trong một điều kiện như nhau, thép nhiễm từ mạnh hơn sắt.

C. Khi đã bị nhiễm từ, thép duy trì từ tính yếu hơn sắt.

D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Đáp án: A

Câu 3:Trong các giải thích vì sao một vật bị nhiễm từ sau đây, cách giải thích nào là hợp lí nhất.

A. Vật bị nhiễm từ là do chúng bị nóng lên.

B. Vật bị nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.

C. Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường.

D. Vật nào cũng cấu tạo từ các phân tử. Trong phân tử nào cũng có dòng điện nên về phương diện từ, mỗi phần tử có thể coi là một thanh nam châm rất bé. Khi vật đặt trong từ trường những thanh nam châm rất bé này sắp xếp có trật tự nên vật bị nhiễm từ.

Đáp án: D

Câu 4:Trong nam châm điện lõi của nó thường được làm bằng

A. Cao su tổng hợp.

B. Đồng.

C. Sắt non.

D. Thép.

Đáp án: C

Câu 5:Trên cuộn dây của nam châm điện có ghi 1A - 22 Ω. Ý nghĩa của các con số này là gì?

A. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.

B. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 Ω cho biết điện trở của mỗi vòng dây của ống dây.

C. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện định mức mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 Ω cho biết điện trở định mức của ống dây.

D. Con số 1A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà ống dây có thể chịu được. Con số 22 Ω cho biết điện trở của toàn bộ ống dây.

Đáp án: D

Câu 6:Nam châm điện có đặc điểm nào lợi thế hơn nam châm vĩnh cửu?

A. Có thể tạo nam châm điện rất mạnh bằng cách tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện chạy qua ống dây.

B. Có thể thay đổi tên cực từ của nam châm điện bằng cách thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây.

C. Chỉ cần ngắt điện đi qua ống dây là nam châm điện mất hết từ tính.

D. Các phương án A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 7:Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ trở thành nam châm vĩnh cửu?

A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian dài rồi đưa ra xa.

D. Một lõi sắt non đặt trong lòng một ống dây có dòng điện với cường độ trong một thời gian dài rồi đưa ra xa.

Đáp án: A

Câu 8:Khi chạm mũi dao bằng thép vào đầu một nam châm một thời gian thì sau dó mũi dao hút được các vụn sắt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Do mũi dao bị nóng lên.

B. Do mũi dao bị nhiễm từ.

C. Do mũi dao không duy trì được từ tính.

D. Do mũi doa bị ma sát mạnh.

Đáp án: B

Câu 9:Có thể tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng thép bằng cách.

A. Tăng cường độ dòng điện qua ống dây.

B. Tăng số vòng của ống dây.

C. Vừa tăng cường độ dòng điện vừa tăng số vòng của ống dây.

D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Câu 10:Nam châm điện gồm một ống dây dẫn quấn quanh một lõi kim loại có dòng điện chạy qua. Điều nào sau đây là sai?

A. Có thể cho dòng điện chạy qua ống dây theo chiều nào cũng được.

B. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép.

C. Lõi của nam châm điện có thể dùng chất liệu nào cũng được.

D. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm không còn tác dụng nữa.

Đáp án: C

Bạn đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi “So sánh sự nhiễm từ của sắt và thép” trong chương trình Vật Lý 9? Bạn cảm thấy kiến thức trong sách giáo khoa rất ít thông tin để tham khảo? Tại sao sắt và thép lại nhiễm từ? Độ mạnh yếu của chúng như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết.

Sự nhiễm từ của sắt thép mạnh hay yếu là do từ tính bên trong của sắt thép. Độ từ tính càng mạnh thì sự nhiễm từ càng cao, còn phụ thuộc vào các thành phần nguyên tố hóa học của sắt thép.

Giống Nhau

  • Sắt và thép đều là các vật liệu từ, có đặc điểm như một nam châm khác khi được đặt trong từ trường.
  • Sắt và thép đều có khả năng làm tăng của ống dây có dòng điện.
  • Lõi sắt và lõi thép đều làm tăng tính từ của ống dây có nguồn điện.

Khác Nhau

  • Khi đưa sắt ra khỏi từ trường (ngắt điện), sắt sẽ mất hết từ tính; nhưng khi đưa thép ra khỏi từ trường, thép vẫn giữ được từ tính.
  • Sau khi bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính; nhưng thép lại giữ nguyên từ tính.
  • Sắt có độ nhiễm từ cao hơn so với thép.
  • Bởi đặc điểm nhiễm từ của sắt và thép như vậy, người ta dùng sắt để chế tạo nam châm điện còn đối với thép thì người ta dùng chế tạo nam châm vĩnh cửu.

Xét về tính nhiễm từ, mỗi nguyên vật liệu đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Mỗi vật liệu từ sẽ được nghiên cứu, vận dụng, chế tạo cũng như phát huy hết tác dụng mà chúng mang lại.

Tại Sao Sắt Và Thép Lại Nhiễm Từ?

Trước khi so sánh, chúng ta phải hiểu sắt và thép tại sao lại nhiễm từ mà không phải các nguyên vật liệu khác như đồng, nhôm.

  • Sắt và thép là các vật liệu từ. Khi chúng được đặt trong từ trường dĩ nhiên sẽ bị nhiễm từ và trở thành một nam châm khác cũng có từ tính. Sắt và thép sẽ có khả năng tác lực nên kim nam châm, làm kim nam châm quay theo một hướng xác định và tương tác với một nam châm khác. 
  • Sắt có từ tính mạnh nên nó hưởng ứng mạnh bởi từ trường bên ngoài nên được gọi là sắt từ.
  • Ngoài sắt, thép còn có một số các liệu từ như niken, coban… khi đặt trong từ trường cũng bị nhiễm từ.

Tổng Kết

Trên thực tế, trong các công trình xây dựng người ta thường ưa chuộng sử dụng thép thay vì sắt bởi thép tiết kiệm chi phí hơn. Mặt khác, thép có độ cứng cao hơn nhưng lại có trọng lượng nhẹ hơn so với sắt nên có thể dễ dàng uốn và chỉnh theo ý muốn. 

Bài viết thuộc tác giả trang2k2 - thành viên Cong dong Phu nu lon nhat Viet Nam Webtretho! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Có thể bạn quan tâm:

Vì Sao Nói Ngủ Là Một Nhu Cầu Sinh Lý Cơ Bản Của Con Người?

Phân Biệt Nước Tiểu Đầu Và Nước Tiểu Chính Thức

Video liên quan

Chủ đề