Tác nhân gây ra bệnh viên não là gì

Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền, trong đó có các bệnh viêm não virus, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh xuất hiện quanh năm, đỉnh điểm là tháng 6-8. Trẻ em và người già thường có tính cảm nhiễm cao.

Tác nhân gây ra bệnh viên não là gì

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây bệnh

- 70% các trường hợp mắc viêm não được xác định là do virus. Có nhiều loại virus khác nhau gây viêm não, có thể phân loại thành ba nhóm: virus thông thường, virus thời thơ ấu và virus arbovirus.

- Loại virus phổ biến nhất gây viêm não ở các nước phát triển là herpes simplex. Virus herpes thường di chuyển qua một dây thần kinh đến da, nơi nó gây ra vết loét lạnh. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, virus di chuyển đến não. Dạng viêm não này thường ảnh hưởng đến thùy thái dương – phần não kiểm soát trí nhớ và lời nói. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến thùy trán, phần kiểm soát cảm xúc và hành vi. Viêm não do herpes gây ra rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng và tử vong. Các loại virus phổ biến khác có thể gây viêm não bao gồm: quai bị, Virus Epstein-Barr, HIV, virus cự bào.

- Viêm não được lây truyền thông qua muỗi và ve là những động vật chân đốt (arthropod) nên có tên là arbovirus (Arthropod-borne virus). Các sinh vật truyền bệnh từ một cơ thể vật chủ này sang một vật chủ khác được gọi là vector truyền bệnh. Muỗi là một vector truyền bệnh quan trọng. Hiếm xảy ra các trường hợp mắc viêm não do virus thời thơ ấu, bao gồm: thủy đậu (rất hiếm), bệnh sởi, rubella.

Ngoài ra, một số người có thể bị nhiễm virus qua: Ho hoặc hắt hơi từ một người nhiễm bệnh giải phóng virus trong không khí, sau đó người khác hít phải; Ăn thực phẩm bị ô nhiễm; chạm vào người bị nhiễm bệnh; Một số trường hợp viêm não virus là do nhiễm virus không hoạt động (như virus herpes simplex) trở lại hoạt động.

2. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh

- Trong những trường hợp nặng hơn bệnh nhân có thể có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: Nhức đầu dữ dội; Buồn nôn và nôn mửa; Cứng cổ; Lú lẫn; Mất định hướng; Thay đổi nhân cách; Co giật; Rối loạn nghe nói; Ảo giác; Mất trí nhớ; Đờ đẫn; Hôn mê…

- Ở trẻ nhỏ, các dấu hiệu trên không điển hình và khó phát hiện, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu quan trọng giúp định hướng chẩn đoán. Các dấu hiệu này bao gồm: Nôn mửa; Thóp phồng (nếu còn thóp); Khóc không thể dỗ nín hoặc khóc nhiều hơn khi trẻ được bồng lên hoặc thay đổi tư thế; Gồng cứng người…

3. Phòng ngừa viêm não virus

- Hạn chế các nguy cơ bị côn trùng, muỗi đốt khi sinh hoạt hoặc làm việc ngoài trời đặc biệt là vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) thông qua việc mặc áo quần phủ kín tay, chân như mặc áo dài tay, mang tất cùng với việc sử dụng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn khi ngủ. Để hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh, chúng ta cần phải thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, làm thông thoáng cống rãnh, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng đọng nước nhằm giảm thiểu nơi cư ngụ cũng như nơi đẻ trứng của muỗi kết hợp với phun hóa chất diệt muỗi ở những nơi có mật độ muỗi cao.

- Cách ly người bệnh cũng như hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sử dụng các biện pháp phòng hộ như đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

- Chủ động tiêm vắc xin để phòng bệnh và các bệnh liên quan như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị…

- Thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh ăn chín, uống chín là những biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả.

Viêm màng não là một bệnh lý hiếm gặp, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị nhanh chóng. Chính vì thế, việc nhận biết sớm các triệu chứng viêm màng não sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh và có phác đồ chữa trị kịp thời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

viêm màng não nguy hiểm khó lường

Viêm màng não là gì?

Viêm màng não là tình trạng các màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống (màng não) bị nhiễm trùng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (1)

Dấu hiệu viêm màng não

Có nhiều nguyên nhân gây viêm màng não, mỗi loại sẽ có triệu chứng khác nhau. (2)

1. Các triệu chứng viêm màng não do virus

Viêm màng não do virus ở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ:

  • Biếng ăn
  • Quấy khóc
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Các vấn đề về hô hấp

Ở người lớn, viêm màng não do virus biểu hiện bằng tình trạng:

  • Đau đầu
  • Sốt
  • Cổ cứng
  • Co giật
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói
  • Buồn ngủ
  • Hôn mê
  • Buồn nôn và nôn 
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Tâm trạng thất thường

2. Các triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn

Các triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn thường phát triển đột ngột, bao gồm:

  • Tâm trạng thất thường
  • Buồn nôn và nôn 
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Cổ cứng
  • Một số vùng da chuyển màu tím giống vết bầm tím
  • Buồn ngủ
  • Hôn mê

Viêm màng não do vi khuẩn và virus có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.

3. Các triệu chứng viêm màng não do nấm

Triệu chứng mà viêm màng não do nấm gây ra cũng tương tự như biểu hiện thường gặp ở các bệnh lý nhiễm trùng khác:

  • Buồn nôn và nôn 
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cứng cổ
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Nhầm lẫn hoặc mất phương hướng

4. Các triệu chứng viêm màng não mãn tính

Người bệnh được chẩn đoán viêm màng não mãn tính khi các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 4 tuần. Biểu hiện của bệnh tương tự như các dạng cấp tính khác, nhưng thường phát triển chậm hơn.

Nguyên nhân gây viêm màng não

Mỗi loại viêm màng não có một nguyên nhân khác nhau, nhưng tất cả đều gây bệnh theo cách giống nhau: vi khuẩn, nấm, virus hoặc ký sinh trùng lây lan trong cơ thể qua đường máu đến màng não. (3)

Cụ thể, nguyên nhân gây ra từng loại là:

1. Viêm màng não do vi khuẩn

Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng hoặc dẫn đến tổn thương não nếu bệnh nhân không được điều trị nhanh chóng.

Một số loại vi khuẩn là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn là:

  • Streptococcus pneumoniae (phế cầu);
  • Neisseria meningitidis (não mô cầu);
  • Listeria monocytogenes (thường tấn công người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người có vấn đề về hệ thống miễn dịch);
  • Haemophilus influenzae loại b (Hib): nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm màng não ở trẻ.

Viêm màng não do vi khuẩn khởi phát khi vi khuẩn xâm nhập vào máu từ xoang, tai hoặc cổ họng người bệnh. Sau đó, vi khuẩn đi theo dòng chảy của máu đến não.

Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn hoặc con bạn từng tiếp xúc gần với một người bị bệnh do vi khuẩn, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Viêm màng não do virus

Viêm màng não do virus thường gặp hơn so với do vi khuẩn và thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có một số virus gây bệnh cùng với viêm não thì diễn tiến và tiên lượng nặng hơn, để lại nhiều di chứng và có thể gây tử vong.

3. Viêm màng não do nấm

So với do vi khuẩn hoặc virus, viêm màng não do nấm ít phổ biến hơn. Người khỏe mạnh hiếm khi mắc phải bệnh lý này. Bệnh do nấm chỉ thường gặp ở những bệnh nhân đang có hệ miễn dịch suy giảm hoặc rối loạn, chẳng hạn như AIDS, ung thư…

4. Viêm màng não do ký sinh trùng

Viêm màng não do ký sinh trùng là bệnh hiếm gặp. Bệnh gây ra bởi các loài ký sinh trùng sống ký sinh trên động vật. Bệnh nhân có thể bị nhiễm bệnh khi ăn thức ăn chế biến từ các loại động vật như ốc sên, rắn, cá, gia cầm (hoặc trứng của chúng) bị nhiễm ký sinh trùng,… Nguy cơ càng cao hơn nếu thức ăn còn sống hoặc nấu chưa chín. Loại bệnh này không lây truyền từ người này sang người khác.

5. Viêm màng não do amip

Viêm màng não mãn tính có các triệu chứng tương tự như viêm màng não cấp tính, nhưng bệnh thường kéo dài và âm ỉ, do đó triệu chứng có khi không rõ ràng, có thể mất vài tuần mới biểu hiện triệu chứng. Nguyên nhân gây bệnh mãn tính thường là lao hoặc nấm.

6. Viêm màng não không nhiễm trùng

Viêm màng não không nhiễm trùng có nguyên nhân từ các bệnh như lupus ban đỏ hoặc ung thư. Nếu bị chấn thương đầu, phẫu thuật não hoặc dùng một số loại thuốc, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh không nhiễm trùng không lây nhiễm.

7. Viêm màng não mãn tính

Viêm màng não mãn tính có các triệu chứng tương tự như viêm màng não cấp tính, nhưng phải mất vài tuần mới biểu hiện triệu chứng. Bạn sẽ mắc bệnh nếu cơ thể nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mycobacteria (tác nhân gây bệnh lao). Những sinh vật này xâm nhập vào mô và chất lỏng xung quanh não để gây bệnh.

Viêm màng não dẫn tới biến chứng nguy hiểm gì?

Hầu hết bệnh nhân viêm màng não sẽ hồi phục hoàn toàn sau quá trình được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Biến chứng xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến các dây thần kinh, não hoặc các khu vực khác của cơ thể. Đối tượng thường gặp phải biến chứng bệnh là trẻ rất nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch kém, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người hoàn toàn khỏe mạnh.

  • Giảm thính lực: Viêm màng não liên quan đến các dây thần kinh kiểm soát thính giác, gây suy giảm thính lực vĩnh viễn. 
  • Viêm não: Nhiễm trùng do viêm màng não có khả năng lây lan đến não, dẫn đến một biến chứng gọi là viêm não. Đây là tình trạng não bị nhiễm trùng, gây ra một loạt triệu chứng như mệt mỏi, khó ngủ, suy giảm chức năng nhận thức và giảm thị lực. 
  • Động kinh: Khi não bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới rối loạn chức năng các dây thần kinh vùng não – căn nguyên của cơn động kinh biểu hiện bằng  những cơn co giật. 
  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm trùng lây lan trong máu. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của viêm màng não, thường đi kèm với suy giảm tuần hoàn nhanh chóng, có nghĩa là cơ thể không nhận đủ máu và oxy, dẫn tới suy nội tạng thậm chí gây tử vong.
  • Đột quỵ: Mặc dù biến chứng này không phổ biến, nhưng phản ứng viêm của viêm màng não có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, gây ra đột quỵ. 
  • Tử vong: Viêm màng não nếu tiến triển nhanh sẽ gây nhiễm trùng rất nặng, dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là thoát vị não, trong đó thân não (phần dưới của não) bị chèn ép vào ống sống. Lúc này, người bệnh có thể bị ngừng hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

viêm màng não dẫn tới biến chứng nguy hiểm gì

Trẻ bị viêm màng não có thể bị ảnh hưởng về trí nhớ và khả năng tập trung

Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não

Bất kỳ ai cũng có khả năng bị viêm màng não, nhưng bệnh này phổ biến hơn ở các nhóm đối tượng: (4)

1. Có hệ miễn dịch suy giảm

Những người bị suy giảm miễn dịch dễ bị nhiễm trùng hơn so với người khỏe mạnh, khiến họ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng gây viêm màng não. Một số vấn đề sức khỏe và phương pháp điều trị có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đó là:

  • HIV/AIDS
  • Rối loạn tự miễn dịch
  • Hóa trị liệu
  • Cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương
  • Ung thư
  • Thuốc ức chế miễn dịch

2. Có môi trường sống nhỏ hẹp

Bệnh viêm màng não rất dễ lây lan khi mọi người sinh sống cùng nhau trong không gian nhỏ như ký túc xá, doanh trại, trường học nội trú, trường mầm non…

3. Phụ nữ mang thai 

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh listeriosis – một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria gây nên. Nguy hiểm hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan sang thai nhi.

4. Trẻ nhỏ và người lớn tuổi

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não. Tuy nhiên, một số nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Trẻ em dưới 5 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh do virus. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh do vi khuẩn. Trong khi đó, người lớn tuổi có thể mắc một số bệnh lý nhiễm trùng – tiền căn của viêm màng não.

5. Thường xuyên tiếp xúc với động vật

Người làm công việc phải tiếp xúc với động vật hàng ngày như chăn nuôi gia súc, bác sĩ thú y… có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Listeria cao hơn.

Cách chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán viêm màng não, bác sĩ sẽ khám tổng quát tìm triệu chứng bệnh cũng như khai thác về tiền sử sức khỏe của bệnh nhân. Để có chẩn đoán xác định bệnh nhân có mắc bệnh hay không và nguyên nhân gây bệnh là gì thì cần phải làm các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm dịch não tủy. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy cũng cung cấp thông tin cho bác sĩ trong việc chọn lựa thuốc điều trị cho bệnh nhân.

Các xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

  • Cấy máu xác định vi khuẩn trong máu: Một số loại vi khuẩn như N. meningitidis và S. pneumonia có thể gây nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Xét nghiệm cấy máu sẽ giúp xác định trong máu có chứa loại vi khuẩn này hay không.
  • Công thức máu toàn phần: giúp kiểm tra số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu. Các tế bào bạch cầu có vai trò chống lại nhiễm trùng. Nếu bệnh nhân bị viêm màng não, số lượng bạch cầu thường tăng cao.
  • Chụp X-quang ngực: giúp phát hiện bệnh viêm phổi, bệnh lao hoặc nhiễm trùng nấm. Bệnh có thể xảy ra sau viêm phổi.
  • Chụp CT đầu: cho thấy các vấn đề như áp xe não hoặc hoặc áp lực sọ não. Vi khuẩn có thể lây lan từ xoang sang màng não.

Điều trị hiệu quả bệnh viêm màng não

Bệnh nhân viêm màng não cần nhập viện ngay lập tức để hạn chế nguy cơ tổn thương não và tử vong.

Phương pháp điều trị viêm màng não phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Nguyên nhân do vi khuẩn: cần nhập viện ngay lập tức. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương não và tử vong. Viêm màng não do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh và steroid tiêm tĩnh mạch. Không có kháng sinh đặc hiệu cho bệnh do vi khuẩn gây ra. Chọn loại thuốc nào phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Nguyên nhân do nấm: được điều trị bằng thuốc chống nấm.
  • Nguyên nhân do ký sinh trùng: điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Một số trường hợp có thể sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng. 
  • Nguyên nhân do virus đa số có thể tự khỏi, một số tác nhân gây bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch.
  • Viêm màng não mạn tính được điều trị bằng cách giải quyết các nguyên nhân gây bệnh.

cho trẻ chích ngừa đủ các mũi vaccine viêm màng não

Cho trẻ chích ngừa đủ các mũi vaccine để phòng ngừa bệnh

Cách phòng ngừa viêm màng não

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm; điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hoặc viêm tai.

Nếu chẳng may tiếp xúc gần với người bị nhiễm vi trùng não mô cầu, bác sĩ sẽ cho người tiếp xúc thuốc kháng sinh phòng ngừa để giảm khả năng mắc bệnh.

Ngoài ra, tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế khả năng mắc một số loại viêm màng não do vi trùng. Các loại vaccine có thể ngăn ngừa bệnh bao gồm:

  • Vaccine Haemophilus influenzae tuýp B (Hib)
  • Vaccine phế cầu khuẩn
  • Vaccine não mô khuẩn

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, thấu hiểu tâm lý trẻ, khoa Nhi Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là nơi chẩn đoán và chữa trị thành công cho những bệnh nhi mắc các bệnh lý về hô hấp, bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch, cơ xương khớp… Nơi đây được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy móc hiện đại, thế hệ mới, nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến, hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường khám chữa bệnh thân thiện với bệnh nhi. Ngoài ra, khoa Nhi còn có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, khoa Tai Mũi Họng, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Sơ sinh,… giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho các bé.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Viêm màng não tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh. Thực hành vệ sinh cá nhân tốt, tránh dùng chung thức ăn, đồ uống và vật dụng cá nhân với người bị bệnh, đặc biệt tiêm đủ mũi vaccine ngừa bệnh,… là những cách giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.