Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói

Người bệnh, người nhà người bệnh khi nhận thuốc từ quầy thuốc Bảo hiểm ngoại trú, hay Nhà thuốc của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí sẽ thấy trên bao bì của thuốc được đính kèm hướng dẫn chi tiết cách dùng thuốc. Một trong những lưu ý thường thấy trên tờ hướng dẫn là uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc đúng thời điểm để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng.
 

Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói

Ảnh minh họa nhãn thuốc tại Quầy thuốc Bệnh viện

Điều quan trọng đầu tiên phải hiểu rằng thực phẩm có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể chúng ta. Những thay đổi này bao gồm tăng cung cấp máu trong ruột, tăng mật và cả mức độ axit. Những thay đổi này liên quan đến thói quen ăn uống của chúng ta quyết định  tới sự hấp thụ thuốc. Do đó, thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc.
 

Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói

Thực phẩm khi chúng ta ăn uống ảnh hưởng đến thuốc và phản ứng của cơ thể mỗi người với thuốc
(Hình ảnh minh họa)

Trên thực tế không phải loại thuốc nào cũng cần tuân thủ thời điểm dùng thuốc với thức ăn hay nói cách khác thức ăn chỉ ảnh hưởng đến tác dụng hấp thu, chuyển hóa của một số loại thuốc cụ thể.

Các thuốc nên uống sau hay cùng với thức ăn
Uống thuốc sau khi ăn hoặc cùng với thức ăn thường có nghĩa là dùng thuốc sau bữa ăn từ 30 phút đến một giờ. Đối với thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (Paracetamol, diclofenac, ibuprofen, aspirin), metformin cho bệnh tiểu đường và thuốc steroid, những thuốc này cần được uống sau khi ăn.

Các thuốc tan nhiều trong dầu mỡ như: vitamin A, D, E, K nên uống cùng bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau cũng được) để chất béo của thức ăn, đồ uống giúp thuốc hấp thu tốt hơn.

Hầu hết các loại thuốc chống sốt rét cũng được dùng trong bữa ăn. Điều này rất quan trọng vì dùng thuốc cùng với thức ăn không chỉ đảm bảo thuốc ngấm vào máu mà còn ngăn ngừa các tác dụng phụ, kích ứng và viêm loét dạ dày.

Các thuốc nên uống khi đói
Uống thuốc khi đói (trước khi ăn) có nghĩa là ít nhất hai giờ sau bữa ăn và một giờ trước bữa ăn. Một số loại thuốc bắt buộc phải uống khi đói bao gồm thuốc kháng histamine được sử dụng để điều trị dị ứng, hormone tuyến giáp và alendronat được sử dụng để bảo vệ xương. Thuốc được uống khi đói vì uống thuốc trong khi ăn sẽ ngăn dạ dày hấp thụ thuốc.

Có khá nhiều thuốc kháng sinh nên uống vào lúc bụng đói vì giúp hấp thu thuốc vào máu nhanh hơn để thuốc sớm cho tác dụng điều trị.

Còn thuốc được bào chế dạng bao tan ở ruột (như Aspirin pH8) hay dạng phóng thích dược chất kéo dài (như Adalate LP) nên uống vào lúc bụng đói, tức để thuốc được đưa xuống ruột nhanh giúp màng bao viên thuốc không bị vỡ gây ảnh hưởng đến tác dụng thuốc.

Vì mỗi loại thuốc có bản chất khác nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng (thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có ghi).

Xin lưu ý rằng trong trường hợp người bệnh, người nhà người bệnh không tìm kiếm hướng dẫn từ thông tin cung cấp trên nhãn thuốc, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc. Kiến thức sâu rộng của bác sĩ về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và nhu cầu điều trị cụ thể của người bệnh sẽ đưa ra những tư vấn tận tình và chính xác nhất.

Dược sĩ. Vũ Thị Trà My- Khoa Dược,

Thuốc Fosamax có công dụng gì? Đối tượng nào được chỉ định thuốc Fosamax? Sử dụng thuốc như thế nào để phát huy tối đa tác dụng? Làm sao để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc? Dược sĩ Phan Tiểu Long sẽ đưa đến cho bạn những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hoạt chất: Acid alendronic.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Alenta, Troyfos, Vonland.

Nội dung bài viết

  • Fosamax là thuốc gì?
  • Fosamax có tác dụng gì?
  • Cách dùng và liều dùng Fosamax
  • Fosamax giá bao nhiêu?
  • Tác dụng phụ
  • Tương tác với các thuốc khác
  • Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc Fosamax
  • Đối tượng thận trọng khi dùng thuốc Fosamax
  • Xử lý khi dùng quá liều Fosamax
  • Trường hợp khi quên liều
  • Lưu ý khi dùng thuốc Fosamax
  • Cách bảo quản

Fosamax là thuốc gì?

Fosamax được sản xuất bởi Merck Sharp Dohme (Italia) S.p.A., chứa 91,37 mg natri alendronat trihydrat tương đương với 70 mg acid alendronic. Thuốc Fosamax được chỉ định điều trị loãng xương ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh.1

Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói
Fosamax là thuốc trị loãng xương ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh

Fosamax có tác dụng gì?

Hoạt chất alendronat trong thuốc Fosamax là một bisphosphonat tổng hợp tương tự pyrophosphat. Đây là chất có tác dụng đặc hiệu ức chế tiêu xương.2

Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, alendronat cho thấy sự tích tụ chọn lọc ở các vị trí tiêu xương đang hoạt động. Đó là nơi mà alendronat ức chế sự hoạt động của các hủy cốt bào. Alendronat gắn vào xương và có thời gian bán thải kéo dài tới trên 10 năm. Khi gắn vào khung xương alendronat vẫn có hoạt tính dược lý. Qua nghiên cứu lâm sàng, việc điều trị bằng alendronat cho thấy khả năng làm tăng đáng kể khối lượng xương ở xương cột sống, cổ xương đùi và mấu chuyển.2

Các nghiên cứu lâm sàng đã thực hiện trên đối tượng phụ nữ mãn kinh từ 40 đến 85 tuổi bị loãng xương (được xác định là có khối lượng xương thấp, ít nhất là 2 độ lệch chuẩn dưới trung bình của thời kỳ trước mãn kinh). Kết quả cho thấy rằng alendronat làm giảm đáng kể số lần gãy đốt sống sau 3 năm dùng thuốc. Mật độ chất khoáng ở xương tăng rõ sau 3 tháng điều trị và trong suốt quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu ngừng liệu pháp alendronat sau 1 – 2 năm điều trị thì không duy trì được sự tăng khối lượng xương. Điều này chứng tỏ để duy trì được hiệu quả chữa bệnh thì phải liên tục điều trị hàng ngày.2

Cách dùng và liều dùng Fosamax

Chỉ định1

Fosamax được chỉ định điều trị loãng xương ở phụ nữ loãng xương sau mãn kinh để phòng ngừa gãy xương, bao gồm gãy xương vùng khớp háng và cột sống (gãy do nén đốt sống).

Cách dùng1

Thuốc Fosamax được dùng đường uống.

Phải uống thuốc vào buổi sáng, ít nhất là 30 phút trước khi ăn, uống hoặc dùng các thuốc khác. Uống thuốc với nước thường. Các thức uống khác (kể cả nước khoáng), đồ ăn và một số thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Để đưa thuốc xuống dạ dày dễ dàng, giảm tiềm năng kích ứng/các tác dụng ngoại ý ở tại chỗ và thực quản, người bệnh cần phải:

  • Uống Fosamax vào lúc mới ngủ dậy trong ngày với một cốc nước đầy.
  • Không được nhai viên thuốc hay để viên thuốc tan dần trong miệng để tránh bị loét miệng – họng.
  • Trong vòng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc cho tới sau khi ăn lần đầu trong ngày, người bệnh không được nằm.
  • Không được uống thuốc Fosamax trước khi đi ngủ hoặc còn đang nằm trên giường khi mới thức dậy trong ngày.

Người bệnh cần bổ sung calci và vitamin D nếu lượng nhập trong chế độ ăn không đủ.

Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói
Phải uống thuốc Fosamax đúng cách để thuốc phát huy tác dụng tối đa và hạn chế tác dụng phụ

Liều dùng1

Liều khuyến cáo là uống 70 mg mỗi tuần (7 ngày) một lần duy nhất.

Chưa xác định rõ thời gian dùng thuốc tối ưu. Vì vậy cần sử dụng liên tục và đánh giá lại định kỳ trên tất cả các bệnh nhân điều trị với thuốc Fosamax.

Lưu ý: Liều dùng ghi trên chỉ dùng để tham khảo. Tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có liều dùng cụ thể. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.

Fosamax giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay thuốc trị loãng xương Fosamax được bán với giá tham khảo 220.000 – 250.000 cho hộp 2 viên nén, hoặc 400.000 – 450.000 VNĐ cho hộp 4 viên nén. Mức giá chênh lệch tùy thuộc vào thời điểm mua thuốc và các nhà thuốc, cửa hàng khác nhau.

Tác dụng phụ

Trong thời gian điều trị bằng thuốc Fosamax, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:1

  • Đau xương, cơ, khớp, đôi khi tiến triển nặng.
  • Đau bụng, khó tiêu, khó nuốt, chướng bụng, ợ chua, loét thực quản.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn vị giác.
  • Rụng tóc, ngứa.
  • Suy nhược.
  • Phù ngoại biên.

Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Tương tác với các thuốc khác

Fosamax được ghi nhận tương tác với các thuốc sau:2

  • Estrogen: Chưa xác định tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng đồng thời liệu pháp thay thế hormon và alendronat cho phụ nữ sau mãn kinh. Vì vậy khuyến cáo không nên dùng đồng thời Fosamax và estrogen.
  • Sữa, các chất bổ sung calci, magnesi hoặc các thuốc chứa nhôm (chống acid): Có thể làm giảm hấp thu alendronat. Do đó, sau khi uống alendronat người bệnh phải chờ ít nhất 30 phút mới dùng bất kỳ thuốc nào khác.
  • Ranitidin đường tiêm tĩnh mạch làm tăng sinh khả dụng của alendronat đường uống.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thận trọng khi phối hợp do có thể tăng nguy cơ loét dạ dày.
  • Sắt: Thuốc uống có sắt làm alendronat giảm hấp thu.
  • Kháng sinh aminoglycosid:  Nếu dùng đồng thời làm tăng nguy cơ giảm calci huyết.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng nào, cần tham vấn từ bác sĩ nếu muốn sử dụng chung với thuốc Fosamax.

Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc Fosamax

Thuốc Fosamax chống chỉ định trong các trường hợp sau:1

  • Dị dạng thực quản như hẹp hoặc mất tính đàn hồi của thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản.
  • Bệnh nhân không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng ít nhất 30 phút.
  • Người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Giảm calci huyết.

Phụ nữ mang thai và cho con bú có uống được thuốc Fosamax hay không?

Phụ nữ mang thai

Alendronat có thể gây tổn hại cho bào thai hoặc cho trẻ mới sinh thông qua tác dụng trên cân bằng calci nội môi và chuyển hóa xương. Trong những nghiên cứu trên động vật đã có những trường hợp đẻ khó và tạo xương không hoàn chỉnh. Vì vậy không được dùng thuốc Fosamax cho phụ nữ mang thai.2

Phụ nữ cho con bú

Không biết alendronat có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì nhiều thuốc bài tiết qua sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng thuốc Fosamax cho phụ nữ đang cho con bú.2

Đối tượng thận trọng khi dùng thuốc Fosamax

Cần thận trọng khi quyết định sử dụng thuốc trị loãng xương Fosamax cho các đối tượng sau:1

  • Người đang có vấn đề về tiêu hóa như: khó nuốt, bệnh thực quản, viêm loét dạ dày-tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
  • Bệnh nhân ung thư, hóa trị, xạ trị, dùng corticoid, thuốc ức chế hình thành mạch, hút thuốc lá, bệnh nha chu, thủ thuật nha khoa xâm lấn.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 35 ml/phút) do còn thiếu kinh nghiệm điều trị.
  • Người mắc bệnh bạch hầu, u lympho bào, bệnh sarcoid.
  • Người không dung nạp galactose, fructose.
  • Người dưới 18 tuổi.

Xử lý khi dùng quá liều Fosamax

Uống quá liều Fosamax có thể gây:2

  • Giảm calci huyết, giảm phosphat huyết.
  • Các tác dụng ngoại ý ở đường tiêu hóa trên như rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, viêm thực quản, viêm hoặc loét dạ dày.

Xử lý quá liều:2

  • Cần cho bệnh nhân uống sữa hoặc thuốc kháng acid để làm giảm hấp thu alendonat.
  • Người bệnh cần ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng và không được gây nôn do nguy cơ kích ứng thực quản.

Trường hợp khi quên liều

Nếu quên không dùng một liều Fosamax, phải uống bù một viên vào buổi sáng ngay sau khi phát hiện ra. Sau đó trở lại uống mỗi tuần một viên duy nhất vào đúng ngày trong tuần như lịch đã chọn ban đầu. Không được uống hai viên vào trong cùng một ngày.1

Lưu ý khi dùng thuốc Fosamax

Lưu ý chung

  • Thuốc trị loãng xương Fosamax chỉ dùng theo đơn của bác sĩ. Không được tự ý đưa thuốc cho người khác dùng.1
  • Phải điều trị chứng giảm calci huyết và những rối loạn ảnh hưởng đến chuyển hóa chất khoáng (như thiếu vitamin D, suy tuyến giáp) trước khi bắt đầu dùng alendronat. Trong quá trình điều trị bằng alendronat cần theo dõi calci huyết của người bệnh. Có thể dùng kết hợp với vitamin D trong trị liệu.2
  • Nếu không dùng thuốc đúng như chỉ dẫn sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng có hại cho thực quản.1
  • Nếu gặp các triệu chứng báo hiệu về phản ứng thực quản (như thấy khó nuốt, nuốt đau, đau sau xương ức, ợ nóng mới xuất hiện hoặc ngày một xấu đi), cần ngừng uống Fosamax và báo ngay cho bác sĩ.1
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Fosamax, ngay cả khi bạn vừa dùng thuốc trước đó.1
    Tại sao alendronat cần uống sáng sớm khi bụng đói
    Ngừng uống Fosamax và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp các phản ứng có hại trên thực quản

Đối với trẻ em

Fosamax không được dùng cho trẻ em vì chưa được nghiên cứu trên đối tượng này.1

Đối với người cao tuổi

  • Không có sự khác biệt về mặt hiệu lực và an toàn của Fosamax liên quan đến tuổi trong các nghiên cứu lâm sàng.1
  • Không cần phải điều chỉnh liều cho người cao tuổi hoặc người bệnh suy thận từ nhẹ đến vừa phải (hệ số thanh thải creatinin từ 35 đến 60 mL/phút).2
  • Không khuyến cáo dùng thuốc cho người bệnh suy thận nặng hơn (hệ số thanh thải creatinin <35 mL/phút) do chưa có kinh nghiệm lâm sàng về vấn đề này.2

Tác động của thuốc Fosamax lên khả năng lái xe và vận hành máy

Hiện chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy. Tuy nhiên, đã có một số báo cáo về việc thuốc có thể ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy. Các đáp ứng với Fosamax có thể khác nhau ở những cá nhân khác nhau.1

Cách bảo quản

  • Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30°C.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Trên đây là các thông tin chi tiết về công dụng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc Fosamax. Nếu còn thắc mắc gì về thuốc, hãy liên hệ với YouMed để được tư vấn ngay bạn nhé!