Tại sao bé đi phân xanh

Phân của trẻ thường có màu sắc, độ rắn, lỏng…tùy theo thời gian và chế độ dinh dưỡng khác nhau, cũng như tùy từng thời điểm khác nhau, tương ứng với sức khỏe của bé. Vì vậy, đến một thời điểm nào đó, nếu ba mẹ thấy phân của trẻ chuyển sang màu xanh thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Cùng Huggies tìm hiểu xem việc bé đi phân xanh có phải là tình trạng nghiêm trọng không, hay chỉ ẩn chứa một vài dấu hiệu sức khỏe của trẻ qua bài viết sau.

Màu phân của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào?

Phân su chắc hẳn là cụm từ mà mẹ có thể đã nghe rất nhiều từ khi em bé vừa chào đời hay còn ở trong bụng mẹ. Phân su là loại phân bé đi ngoài lần đầu tiên sau khi chào đời khoảng 48h, và thường mang màu đen. Phân su được hình thành do những thứ bé nuốt vào trong bụng mẹ gồm nước ối hay chất nhầy… Việc bài tiết phân su chính là dấu hiệu cho sự hoạt động của đường ruột bình thường của bé.

Khi được cho bú sữa mẹ đều đặn, vào khoảng ngày thứ ba, phân của bé sẽ đổi thành màu xanh đậm. Đến ngày thứ 5 hoặc hơn, màu phân lại thay đổi một lần nữa thành màu vàng và có kết cấu khá đặc.

Vì sao trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh?

Việc bé đi ngoài phân xanh lá hoặc nâu là hiện tượng hết sức bình thường, các mẹ không nên lo lắng nếu thấy bé vẫn khoẻ mạnh và tăng cân đều đặn nhé.

Hiện tượng bé đi ngoài phân xanh là do sắc tố mật từ gan tiết ra để tiêu hóa thức ăn chưa được chuyển hóa thành sản phẩm cuối cùng, khi ra ngoài không khí sẽ chuyển thành màu xanh. Do đó, việc đi ngoài phân xanh không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh như:

  • Thừa dinh dưỡng đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn có màu vàng sáng hơi xanh. Tình trạng phân có màu xanh và có bọt thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh trong sữa đầu cữ. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ đi phân xanh vì dòng sữa đầu chứa hàm lượng lactose cao nhưng lượng chất béo lại ít (lactose không được cân bằng với lượng chất béo), bé đang ăn quá nhiều sữa đầu và không đủ lượng sữa sau.
  • Dị ứng đạm sữa bò đối với trẻ bú sữa công thức: Phân của trẻ bú sữa công thức thường có màu xanh, ngoài còn có các phổ màu khác như nâu, nâu sạm, nâu xanh… kèm đặc và nặng mùi hơn, bởi đôi khi chất sắt trong sữa công thức có thể khiến phân bé có màu như vậy.

Mẹ cần lưu ý rằng nếu bé bú sữa công thức đi phân có màu xanh, kèm theo việc quấy khóc, khó chịu khi ăn thì đây có thể là dấu hiệu của việc bé bị dị ứng đạm sữa bò.

Xem thêm: Trẻ dị ứng sữa do bất dung nạp lactose

  • Mẹ ăn thức ăn có màu xanh: Nếu mẹ đã ăn nhiều rau xanh hoặc một thứ gì đó có màu xanh lá cây thì tã của em bé có thể cũng có màu xanh lá cây. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề nghiêm trọng mà mẹ cần lo lắng, trừ khi con yêu có hiện tượng mệt mỏi và khó chịu hoặc có vẻ bị đau bụng.
  • Nhạy cảm với thức ăn hoặc thuốc: Bé đi phân xanh do mẹ sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, sắt, thuốc chống viêm... Bên cạnh việc phân trẻ sơ sinh có màu xanh, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho).
  • Vàng da: Một số trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh vàng da do gan của bé vẫn chưa trưởng thành và không thể xử lý bilirubin mà cơ thể sản xuất, từ đó khiến phân có màu bất thường. Hiện tượng này khá bình thường và sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần mẹ nhé.

Xem thêm: Phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý

  • Ruột bị kích thích: Phân nhầy màu xanh lá cho thấy ruột của bé đang bị kích thích. Nếu tình trạng này được cải thiện trong 1 – 2 ngày, thì đó có thể là do nhiễm virus hoặc do phản ứng nhẹ của hệ tiêu hóa với thực phẩm mà mẹ đã ăn.
  • Mọc răng: Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh đi kèm với chất nhầy thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
  • Một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm ký sinh trùng, virus, vi khuẩn đường ruột… cũng có thể dẫn đến tình trạng phân có màu xanh.

Mẹ nên làm gì khi phân trẻ sơ sinh màu xanh?

Để cải thiện tình trạng bé yêu đi ngoài có màu phân xanh, mẹ có thể tham khảo một số cách như sau:

  • Thừa dinh dưỡng đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Cho bé bú ở 1 bên trong 1 lần ăn hoặc vắt bớt một chút sữa ra trước khi cho bé bú. Bé nên được bú cạn 1 bên bầu ngực của mẹ trước khi chuyển sang bầu ngực còn lại để nhận được đầy đủ sữa đầu và sữa cuối.

Nếu lượng sữa của mẹ hiện tại quá dồi dào và lo lắng bé bú vào sẽ thải phân màu xanh, mẹ hãy thử nghĩ đến bắp cải nhé. Bắp cải được biết đến với công dụng có thể làm giảm nguồn cung cấp sữa. Do vậy, mẹ có thể đắp một ít bắp cải ướp lạnh lên núm vú trong khoảng 30 phút, không quá ba lần một ngày để kiểm soát phần nào lượng sữa tiết ra.

  • Dị ứng đạm sữa bò đối với trẻ bú sữa công thức: với trường hợp này, mẹ nên nhờ chuyên gia tư vấn để thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn.
  • Tránh không ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh.
  • Xác định bé bị dị ứng thực phẩm và thành phần nào của thuốc để tránh không tiêu thụ chúng.
  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Đảm bảo bé uống đủ nước.
  • Đặc biệt giữ gìn vệ sinh trong chế độ ăn uống của bé.
  • Bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé.

Có nên đưa bé đến bệnh viện khi bé đi ngoài phân xanh

Bé đi phân ngoài màu xanh là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại, tuy nhiên, nếu bé đi ngoài phân xanh kèm theo triệu chứng tiêu chảy hoặc nhiễm trùng, ba mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe cũng như có những cách điều trị kịp thời nhé.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

Tiêu phân xanh khá thường gặp ở trẻ nhũ nhi (trẻ ở giai đoạn bú mẹ), đây có thể là dấu hiệu bình thường hoặc bệnh lý. Để phân biệt được là bình thường hay không mẹ sẽ chú ý các dấu hiệu bất thường đi kèm như sốt, ói, chướng bụng, tiêu lỏng, đàm máu, thay đổi tính chất khác của phân... nếu trẻ chỉ đi tiêu phân xanh, bú ngoan, ngủ giỏi, tăng cân đều thì nhiều khả năng là bình thường nhé!

Xem thêm: Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để cập nhật kiến thức khi theo dõi tình trạng đi ngoài của bé.

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời trong khoảng 1 - 2 ngày đầu sẽ thải ra một loại phân có màu đen hoặc màu xanh lá cây, đặc biệt kết dính. Đây được gọi là phân su. Phân su bao gồm các chất dịch nhầy, dịch màng ối và những chất em bé hấp thụ trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Thải ra phân su chứng tỏ hệ tiêu hóa của trẻ đang hoạt động tốt.

Sau khi thải ra hết phân su, trẻ sẽ thải ra phân bình thường. Phân của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào những gì mà trẻ hấp thụ.

2. Vậy tại sao trẻ đi ngoài phân lại có màu xanh?  

Thông thường, phân có màu vàng sáng hoặc vàng nâu. Song, một số trường hợp xảy ra tình trạng bất thường, ví dụ như trẻ đi ngoài phân xanh, có 2 trường hợp phân xanh có thể xảy ra ở các bé mà các mẹ cần biết như:

  • Phân nhầy, màu xanh: thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hoặc cũng có thể do bé đang bị sổ mũi, viêm đường hô hấp trên. Với trường hợp này, các mẹ nên theo dõi sát sao và đưa tới viện kiểm tra.
  • Phân màu xanh cỏ úa hoặc màu vàng nhạt, hơi lỏng và lợn cợn thức ăn, có mùi thối: có thể là do trẻ ăn quá nhiều.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh. Tuy nhiên, các mẹ có thể không cần quá lo lắng nếu thấy bé vẫn tăng cân đều đặn cũng như khỏe mạnh.

2.1. Thừa dinh dưỡng              

Nếu phân của trẻ chuyển sang màu xanh lá chứng tỏ trẻ đang hấp thụ quá nhiều đường lactose. Đường lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa. Trẻ bú mẹ có thể gặp hiện tượng này nếu trẻ chỉ bú lượng sữa đầu mà không bú lượng sữa cuối. Mẹ nên cho bé bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại.

2.2. Phản ứng với một số loại thức ăn hoặc thuốc

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ đi ngoài phân xanh hoặc có chất nhầy, mặc dù không xảy ra nhiều.

Trong những trường hợp này, phân xanh và nhầy thường đi kèm với các triệu chứng khác về đường tiêu hóa, về da hoặc các vấn đề về hô hấp. Tuy nhiên, dị ứng thức ăn thường xảy ra ở những gia đình có người mắc bệnh này. Khi xác định đây là nguyên nhân, bé có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như vấn đề về da (chàm, phát ban, mảng da khô), đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc các vấn đề về hô hấp (nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè, ho).

Tình trạng đi ngoài phân xanh cũng có thể xảy ra ở những bé lớn hơn được cho tiếp xúc với một loại thức ăn mới, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm.

Ngoài ra còn do tác dụng phụ của thuốc, thường gặp nhất là do sắt mà phân của trẻ cũng sẽ có màu xanh.

2.3. Dạ dày của trẻ có vấn đề

Khi bé bị ốm có thể gây ra sự thay đổi màu sắc trong phân và kéo dài hàng tuần. Do vậy, đặc biệt với những em bé bị đau bụng và nhiễm virus đường tiêu hóa thì tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất phân của bé, đặc biệt là nếu bé cũng bị tiêu chảy. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những bé đang bú sữa công thức, do đó các mẹ đang không nuôi con bằng sữa mẹ tự nhiên vẫn cần phải thật sự chú ý.

Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị, không nên tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định bác sĩ.

2.4 Mọc răng

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân xanh có thể sẽ đi kèm với chất nhầy. Điều này thường xảy ra trong khi bé đang mọc răng và chảy nước dãi quá mức. Đây cũng là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa đang theo dõi sức khỏe của bé nếu tình trạng này không biến mất và đi kèm với các triệu chứng bệnh khác.

​​​​​​​2.5 Do mẹ ăn nhiều đồ màu xanh

Nếu mẹ ăn nhiều rau xanh hoặc một loại thức ăn có màu xanh lá cây thì cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân xanh. Song, đây sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng trừ khi bé có hiện tượng mệt mỏi và khó chịu hoặc có vẻ bị đau bụng.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài phân xanh

3.1. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mẹ

Mẹ nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đủ sữa cho bé bú và tiếp tục theo dõi tính chất phân, số lần bé đi tiêu trong ngày và cân nặng mỗi tháng. Kèm theo đó mẹ nên bổ sung chế độ giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng. Nhằm để trẻ có thể hấp thụ đủ chất, nhu hòa đường ruột cho trẻ.

3.2. Cho trẻ uống thuốc nếu bác sĩ yêu cầu

Cho trẻ uống thêm men tiêu hóa vi sinh như: Enterogermina, lactominplus… Mỗi ngày 1 – 2 ống (gói) cũng có thể cải thiện được tình trạng phân xanh của trẻ.​​​​​​​

3.3. Chăm sóc trẻ cẩn thận

Với trẻ sơ sinh trong những tháng đầu thường đi tiêu phân xanh và đây là hiện tượng bình thường ở trẻ. Nên mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ cẩn thận trong thời gian này thì sẽ giúp trẻ hết tình trạng đi ngoài phân màu xanh.​​​​​​​

3.4. Chế độ dinh dưỡng, bữa ăn cho trẻ

Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ dễ tiêu hóa cũng như cho trẻ ăn đủ no. Không nên cho trẻ ăn quá no, nhất là đối với sữa công thức.

Nếu bạn cho bé uống sữa công thức, bé của bạn có thể phản ứng đi ngoài phân xanh do các loại sữa bạn đang dùng. Tuy nhiên bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi chuyển qua loại sữa khác phòng trường hợp có nguyên nhân khác.

​​​​​​​3.5. Giữ vệ sinh cho trẻ

Nuôi trẻ nhỏ, bạn phải đặc biệt chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tất cả đồ dùng cho trẻ đều phải thật sạch, được hấp, sấy, tiệt trùng.

Video liên quan

Chủ đề