Tại sao bị ngất

Tại sao bạn lại bị ngất?

Ngất là tình trạng mất ý thức xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn do thiếu máu não.

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngất bao gồm các vấn đề về tim mạch như nhịp tim không đều, động kinh, hạ đường huyết, thiếu máu (giảm cung cấp oxy đến các tế bào) và những vấn đề của hệ thống thần kinh. Một số loại ngất có thể di truyền.

Ngất có thể chỉ ra một bệnh lí đặc biệt nào đó nhưng đôi khi nó có thể xảy ra ở những cá nhân khỏe mạnh. Ngất có thể gây nguy hiểm vì những người già có thể bị chấn thương nghiêm trọng do té ngã khi họ bị ngất. Hầu hết những cơn ngất chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và bạn có thể hoàn toàn tỉnh táo trở lại chỉ trong vòng vài phút.

Ngất là một vấn đề phổ biến, gặp ở 3% số bệnh nhân đến cấp cứu và 6% những người phải nhập viện. Nó có thể xảy ra ở người khỏe mạnh. Bạn có thể cảm thấy choáng váng và chóng mặt (tiền ngất) hoặc mất ý thức (ngất).

Nguyên nhân

Ngất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một cơn ngất đơn giản được gọi là ngất phản xạ hoặc ngất qua trung gian thần kinh là loại ngất phổ biến nhất. Nó thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi. Ngất phản xạ xảy ra do hạ huyết áp, giảm tưới máu não và dẫn đến mất ý thức. Cơn ngất thường xảy ra khi đứng và có dấu hiệu báo trước là cảm giác nóng ở mặt, buồn nôn, chóng mặt và nhìn trông “xám xịt”. Nếu ngất kéo dài có thể là dấu hiệu của động kinh.

Bạn có thể bị ngất phản xạ do lo lắng, hoảng sợ, đau hoặc căng thẳng mạnh, đói hoặc sử dụng rượu, ma túy. Hầu hết những người bị ngất phản xạ không có bệnh lí tim mạch hoặc các vấn đề của hệ thần kinh (các dây thần kinh và não bộ).

Một số người có vấn đề về điều chỉnh huyết áp của cơ thể, đặc biệt là khi di chuyển quá nhanh từ nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Hiện tượng này gọi là hạ huyết áp tư thế và có thể dẫn đến ngất. Loại ngất này thường gặp ở người già, những người bị bệnh trong một thời gian dài phải nằm lâu và trương lực cơ yếu.

Những nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây ra ngất:

Những bệnh của hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực vật): Hệ thần kinh tự chủ của bạn là một phần của hệ thống thần kinh điều khiển các hoạt động chức năng thiết yếu, không có chủ ý, ví dụ như nhịp đập của tim và nhịp thở. Những vấn đề của hệ thần kinh tự chủ bao gồm rối loạn thần kinh tự chủ cấp hoặc bán cấp, suy các sợi trước hạch tự chủ mạn tính. Nếu bạn có một trong những rối loạn này, bạn có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như rối loạn cương dương (không thể hoặc không duy trì được cương dương), mất kiểm soát bàng quang và ruột, mất phản xạ đồng tử bình thường, giảm tiết mồ hôi, nước mắt và nước bọt.

Những vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh điều hòa huyết áp và nhịp tim, ví dụ như tiểu đường, nghiện rượu, suy dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng liều cao một số thuốc cao huyết áp, nó lưu hành trong mạch máu và có thể gây ra ngất. Nếu bạn mất nước, có thể ảnh hưởng đến lượng máu lưu hành trong cơ thể và huyết áp, khiến bạn có thể bị ngất.

Các bệnh lí tim mạch có ảnh hưởng đến tưới máu não như tắc nghẽn dẫn truyền tim (một vấn đề với các xung điện kiểm soát cơ tim), các vấn đề với nút xoang (một khu vực đặc biệt có chức năng phát nhịp), rối loạn nhịp tim, cục máu đông trong phổi, hẹp van động mạch chủ và một số bất thường khác về cấu trúc tim.

Các vấn đề gây ra những kích thích thần kinh bất thường, bao gồm ngất trong hoặc sau khi đi tiểu, đau thần kinh thiệt hầu (ngất xỉu do viêm và đau dây thần kinh đến miệng), ngất sau khi ho dữ dội và ngất sau khi kéo căng cổ và cánh tay.

Hiện tượng tăng thông khí: nếu bạn bị lo lắng quá mức hoặc có cơn hoảng sợ và thở quá nhanh, bạn có thể cảm thấy choáng váng, ngất do tăng thông khí (lấy quá nhiều oxy và thải CO2 quá nhanh).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu người bị ngất

Xét nghiệm thường được tiến hành.

  • Đôi khi cần tiến hành siêu âm tim

  • Đôi khi cần tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng

  • Chỉ tiến hành xét nghiệm máu khi có chỉ định trên lâm sàng

  • Hiếm khi chỉ định chụp hệ thần kinh trung ương

Nhìn chung, nếu ngất gây chấn thương hoặc tái phát (đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn), cần phải đánh giá sâu hơn.

Bệnh nhân nghi ngờ loạn nhịp tim, viêm cơ tim, hoặc thiếu máu cục bộ nên được nhập viện để đánh giá kỹ hơn. Những bệnh nhân khác có thể chỉ cần đánh giá ngoại trú

Nên làm điện tâm đồ ở tất cả các bệnh nhân. Điện tâm đồ có thể giúp phát hiện các rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền, phí đại tâm thất, QT kéo dài, rối loạn chức năng máy tạo nhịp, thiếu máu hoặc nhồi máu cơ tim. Ở các bệnh nhân cao tuổi, nếu lâm sàng không có nhiều gợi ý, có thể xét nghiệm máu các chỉ số chỉ dấu tim mạch và làm điện tâm đồ nhiều lần, đồng thời theo dõi điện tâm đồ trong vòng 24 giờ nhằm loại trừ nhồi máu cơ tim. Nếu phát hiện rối loạn nhịp, thời điểm rối loạn nhịp phải có sự liên quan với thời điểm thay đổi tri giác nhằm chẩn đoán chắc chắn nguyên nhân gây ngất liên quan tới rối loạn nhịp, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân không có biểu hiện ngất trong quá trình theo dõi. Mặt khác, trong quá trình theo dõi nếu vẫn có biểu hiện của các triệu chứng trong khi không có rối loạn nhịp nào cũng giúp góp phần loại trừ nguyên nhân tim mạch. Máy theo dõi và ghi điện tâm đồ di động có thể hữu ích trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng cảnh báo xuất hiện trước khi ngất. Điện tâm đồ tín hiệu trung bình có thể giúp xác định các rối loạn nhịp có xu hướng tiến triển thành rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoặc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Nếu ngất xuất hiện không thường xuyên (<1>

Đo độ bão hòa oxy qua da nên được tiến hành trong hoặc ngay sau khi ngất để xác định tình trạng hạ oxy máu (gợi ý chẩn đoán tắc mạch phổi). Nếu có tình trạng hạ oxy máu, cần chỉ định chụp CT phổi để loại trừ tắc mạch phổi.

Xét nghiệm được thực hiện dựa trên chẩn đoán lâm sàng; không nên sử dụng các bộ xét nghiệm mặc định sẵn. Tuy nhiên, nên tiến hành thử thai cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nếu nghi ngờ thiếu máu, tiến hành xét nghiệm Hematocrit. Chỉ làm điện giải đồ nếu có bất thường trên lâm sàng (có triệu chứng hoặc đang sử dụng thuốc gây rối loạn điện giải). Xét nghiệm Troponin nếu nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp.

Cần tiến hành làm điện não đồ nếu nghi ngờ động kinh.

Chụp CTMRI sọ não chỉ khi có các triệu chứng cơ năng và thực thể gợi ý bệnh lý thần kinh trung ương khu trú.

Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Xử trí ngất rất đơn giản nhưng điều quan trọng là cần chẩn đoán nguyên nhân của ngất xỉu.

Triệu chứng ngất xỉu

Trước khi ngất, bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất: Cảm thấy tối sầm lại, mọi thứ như phim đen trắng; Choáng váng, chóng mặt, hoa mắt; Có cảm giác như đang rơi; Cảm thấy buồn ngủ hay đi đứng không vững, lảo đảo; Đau đầu…

Trong trường hợp ngất xỉu do kích thích dây thần kinh phế vị, người bệnh có thể bị chuột rút hoặc buồn đi tiêu ngay trước khi bất tỉnh.

Biểu hiện: Trong thực tế, khi não thiếu máu tạm thời, nó sẽ ngừng gửi tín hiệu đến các tế bào cơ. Các cơ bị mất điều khiển và cơ thể sụp đổ do trọng lực kéo xuống. Người bị ngất có thể có chút run rẩy, co giật, đôi khi giống như một cơn động kinh (mặc dù rất ngắn).

Sau khi ngất: Chính tư thế ngã ngất khiến cơ thể nằm ngang hay hạ thấp đầu và máu bắt đầu chảy ngược vào não giúp người ngất tỉnh lại. Một số triệu chứng phổ biến có thể xảy ra sau khi ngất xỉu: Toát mồ hôi, mạch đập nhanh, có thể tiêu tiểu không tự chủ...

Bấm huyệt nhân trung để sơ cứu người ngất.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ngất. Nhiều người có những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hoặc tim mạch, huyết áp. Kết quả là lượng máu cung cấp cho não bộ bị giảm đột ngột, các tế bào não không nhận đủ lượng oxy cần thiết dẫn đến ngất.

Những tình huống có khả năng gây ngất là: Đứng lên quá nhanh khiến hạ huyết áp tư thế; Quá đói; Trời quá nóng; Mất nước; Tâm trạng thay đổi (quá buồn hay tức giận); Tăng thông khí (hít quá nhiều oxy hay thải ra quá nhiều carbonic trong thời gian ngắn); Ho mạnh, xoay cổ mạnh hoặc mặc áo có cổ quá chật (mẫn cảm xoang động mạch cảnh); Ngất trong hay sau khi tiểu tiện; Uống quá nhiều rượu; Tác dụng phụ của một số thuốc...

Ngoài ra, ngất có thể xuất hiện do liên quan đến vấn đề ở tim hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu lên não bị ảnh hưởng, bao gồm rối loạn nhịp tim, cấu trúc tim có vấn đề làm cho dòng máu bị tắc nghẽn, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, hẹp động mạch chủ, cục máu đông hay suy tim. Cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Một số vấn đề thần kinh như co giật, động kinh, đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) cũng có thể gây ra ngất xỉu. Đôi khi đau nửa đầu cũng gây ngất.

Khoảng 1/3 trường hợp ngất xỉu là không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khả năng bị ngất có thể tăng lên do tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị.

Đặt người ngất nằm ngửa kê chân cao.

Cách xử trí khi một người bị ngất xỉu

Nếu bạn thấy một người bị ngất xỉu, hãy giữ bình tĩnh. Kiểm tra để chắc chắn người đó còn thở, nếu không, hãy gọi cấp cứu và bắt đầu hô hấp nhân tạo hoặc tiến hành thủ thuật “Hồi sinh tim phổi” (CPR).

Để người bệnh nằm ngửa và nâng cao phần chân lên, nới lỏng cổ áo hay thắt lưng giúp lưu lượng máu quay trở lại não. Bấm vào huyệt nhân trung và huyệt dũng tuyền. Huyệt nhân trung nằm ngay dưới gốc mũi, ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung. Huyệt dũng tuyền nằm dưới lòng bàn chân, ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2. Cần bấm huyệt ngay sau khi người bệnh có biểu hiện ngất nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt. Thông thường, người bị ngất sẽ tỉnh lại nhanh chóng.

Hãy gọi ngay cấp cứu 115 nếu thấy người bị ngất: Không có dấu hiệu tỉnh lại sau 1-2 phút; Người ngất bị chấn thương nặng do té ngã; Lên cơn co giật.

Phòng ngừa

Nếu bạn bỗng dưng cảm thấy dấu hiệu tiền ngất xỉu nói trên như đỏ bừng mặt, nóng đột ngột hoặc buồn nôn hoặc toát mồ hôi lạnh... đừng đứng dậy. Nếu đang đứng hãy từ từ tìm chỗ nằm ngay xuống. Hãy nằm nghỉ, gác chân cao hơn đầu chờcác triệu chứng qua đi trong vài phút. Nếu không đỡ hoặc bạn bắt đầu thấy đau ngực hoặc khó thở, hãy gọi cấp cứu.

Để phòng ngừa ngất xỉu, hiểu biết về nguyên nhân gây ra ngất xỉu là một nửa chiến thắng. Nếu đã trải qua ngất xỉu, người bệnh có thể ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng ngất xỉu và có thể tránh nó bằng cách loại bỏ nguyên nhân. Bệnh nhân bị ngất nhiều lần nên đi khám bác sĩ và xác định nguyên nhân gây ngất (nếu có).


BS. Lê Hoàng Bách

Video liên quan

Chủ đề