Tại sao chó bị dại

Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh thường gặp nhưng lại nguy hiểm bậc nhất lên đến hơn 90% tỷ lệ tử vong ở các loài động vật có vú như chó, mèo và thậm chí cả con người.

Vậy vì sao chó bị dại, biểu hiện của chó dại, triệu chứng bệnh dại ở chó là như thế nào, chúng ta nên phòng ngừa ra sao?

Tại sao chó bị dại

Bệnh dại được gây ra bởi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae được tìm thấy trên toàn thế giới bao gồm các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, khu vực Trung Đông và một phần ở Châu Âu.

Chúng có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương của tất cả các loài động vật có vú đặc biệt là bệnh dại ở chó, mèo và kể cả con người.

Tuy nhiên, số ca mắc bệnh dại ở chó theo báo cáo là chiếm tỉ lệ cao nhất với 97%, 3% đối với mèo và các loài động vật khác. Chính vì vậy, đó luôn là nỗi ác mộng của những người nuôi thú cưng.

Tại sao chó bị dại

Bệnh dại ở chó được lan truyền theo những con đường nào, vì sao chó bị dại? Virus dại chủ yếu đi vào cơ thể vật nuôi qua các vết thương hở qua 2 con đường: trực tiếp và gián tiếp.

  • Trực tiếp: Bệnh dại ở chó được lây nhiễm khi chó cưng của bạn bị cắn, hay bị thương bởi các loài động vật bị bệnh dại khác.
  • Gián tiếp: Người và chó cũng có thể bị virus này xâm nhập qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.

Virus sau khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường lây truyền, chúng sẽ cố gắng đi về hệ thần kinh trung ương như não và tủy sống để gây tê liệt, viêm não cấp tính khiến cho vật chủ của chúng không thể kiểm soát được thần kinh của mình.

Nước bọt của các loài động vật bị bệnh dại còn có thể truyền bệnh dại nếu tiếp xúc với giác mạc, mắt của vật thể chưa nhiễm bệnh.

Tại sao chó bị dại

Thời gian ủ bệnh dại ở chó khá dài, từ 50-80 ngày tùy vào vị trí và thời gian di chuyển của virus từ các dây thần kinh ngoại biên về hệ thần kinh trung ương gây ra những biểu hiện lâm sàng.

Trong khoảng thời gian đầu, dại không biểu hiện hoàn toàn ra các triệu chứng cụ thể, đôi khi bạn sẽ lầm tưởng nó với một số chứng bệnh thông thường khác.

Tuy nhiên, các biểu hiện của chó dại sẽ dần rõ ràng hơn khi virus dại đã vào được trung ương thần kinh, thao túng vật chủ.

Bệnh dại hiện nay chưa có cách chữa trị cụ thể nào kể từ khi được phát hiện, bạn chỉ có thể phòng ngừa cho thú cưng mình bằng các tiêm phòng.

Việc tìm hiểu các dấu hiệu chó bị dại còn có thể bảo vệ được bản thân và người thân của mình phòng tránh bệnh lây lan sang cơ thể mình.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chó bị dại

Chó dại và thể dại cuồng:

Tại sao chó bị dại

Triệu chứng ở thời kỳ ủ bệnh:

  • Những biểu hiện chó dại ở thời kỳ này thường không rõ ràng. Điều này làm chúng ta khó phát hiện dấu hiệu chó bị dại.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường. Khác với ngày không mắc bệnh. Chó sẽ khó chịu hoặc trở nên vui vẻ hơn.
  • Có thể ăn nhiều hơn mức bình thường. Sốt cũng là một triệu chứng.
  • Hay trốn vào chỗ tối. Chó dại tru lên như chó sói hoặc đớp không khí.
  • Những triệu chứng này khó phát hiện ra nên dễ bị nhầm với bệnh khác. Vì vậy, khi bị cắn ở giai đoạn này rất khó nhận ra. Tuy nhiên, virus dại đã xuất hiện.

Tại sao chó bị dại

Chó dại ở thời kì phát tác bệnh:

  • Luôn hoạt động với vẻ kích động. Hay nhảy cắn và xua đuổi kẻ thù tưởng tượng. Những triệu chứng này xuất hiện khá thường xuyên và dễ nhận ra.
  • Bọt mép sùi nhiều hơn bình thường và chảy rất dữ dội. Chỉ cần chúng hé miệng cũng sẽ có một đám trắng trào ra. Mắt đỏ ngầu.
  • Hầu như không nuốt được thức ăn. Tiếng kêu khàn như bị nghẹn. Sau đó là một tràng sủa dài và kết thúc bằng tiếng tru ghê rợn. Những chú chó thường bị kích động hơn vào buổi đêm.
  • Khi bị kích thích mạnh dễ nổi điên và cắn xé lung tung. Các vết cắn thường rất mạnh và sâu, tạo điều kiện cho virus dại xâm nhập. Trước khi bị kích động thường sẽ cắn hoặc cào vết thương cũ gây chảy máu nhiều.
  • Những con chó dại thường bỏ nhà đi bụi. Chúng rúc vào các bãi cỏ, bụi cây hoặc chạy rông ngoài đường. Thời điểm này là thời điểm nguy hiểm nhất. Những con chó dại rất hung tợn.

Thời kỳ liệt:

  • Chó dại không nuốt được bất cứ thứ gì. Lưỡi thè, bọt mép vẫn chảy. Chân sẽ bị liệt dần.

Sau từ 3 ngày đến 1 tuần kể từ ngày phát bệnh, chúng sẽ chết do không ăn uống được gì.

Thể dại câm của chó

Tại sao chó bị dại

Với thể dại này, chó hầu như không có biểu hiện rõ rệt. Chúng chỉ buồn rầu hơn thường ngày. Nó có thể bị liệt một phần cơ thể (một chân trước hoặc cả hai chân trước,…) hay cả người. Thể dại này cũng làm cho chó sùi bọt mép và thè lưỡi. Chúng sẽ không cắn, tuy nhiên tiếng sủa sẽ chỉ thều thào trong họng.

Thể dại câm phát tác rất nhanh. Chú chó sẽ ra đi sau 2 đến 3 ngày kể từ ngày nhiễm dại. Thể dại này hầu như không nguy hiểm. Tuy nhiên trong những thời gian đầu, chúng có thể bất ngờ cắn chủ. Vì vậy, việc để tâm thường xuyên dấu hiệu của bệnh dại để đi tiêm phòng là cần thiết.

Thể ruột

Thể này là thể hiếm gặp nhất, có triệu chứng khá giống với đau dạ dày. Chó sẽ nôn mửa, đau dạ dày và ruột. Chúng không có biểu hiện của hai thể dại trên. Thể ruột phát tác nhanh như thể dại câm.

Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó cắn

Ngay sau khi bị chó cắn nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi.

Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt.

Tại sao chó bị dại

Sau đó tiến hành sơ cứu:

– Trấn an tình thần người bị chó cắn để tránh bị hoảng loạn, lo sợ mắc bệnh dại.

– Quan sát vết thương để biết được mức độ nguy hiểm của nó cỡ nào (có chảy máu không? Cắn ở đâu? Sâu hay rộng cỡ nào?).

– Rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn.

– Dùng oxy già hay nước muối để rửa vết thương, rồi dùng bông lâu nhẹ nhàng, thấm khô vết thương để sát khuẩn.

– Nâng cao vùng có vết thương để giảm tình trạng chảy máu đồng thời dùng gạc sạch bang vết thương để cầm màu.

– Đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế ngay sau đó để thao dõi trong vòng 48 tiếng (không phân biệt chó nhà hay chó lạ).

Tại sao chó bị dại

Như các báo cáo của các tổ chức y tế thú y thế giới, bệnh dại được xem như một căn bệnh nan y, một khi đã bị nhiễm thì không thể nào chữa khỏi được. Hiện nay, việc tiêm vaccine được xem như là cách phòng ngừa và chấm dứt chu kỳ lây truyền ở vật nuôi cũng như con người.

Đối với những chú chó bị bệnh dại nhưng chưa từng tiêm vaccine ngừa dại trước đó, từ những triệu chứng chó bị dại ban đầu, chúng sẽ tử vong ngay sau đó từ 7-10 ngày.

Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên cho cún cưng của mình tiêm ngừa dại định kỳ mỗi năm một lần kể từ khi chó được 3 tháng tuổi, đúng lúc, đúng thời điểm để phòng tránh những bất trắc về sau nếu chúng lỡ không may bị cắn hay dính nước bọt của những con chó dại khác.

Tại sao chó bị dại

Đối với những chú chó đã được chuẩn bị tiêm phòng trước đó, nhỡ may bị các loài khác cắn, bạn nên đưa bé đến thú y để xét nghiệm bệnh dại cũng như được tiêm phòng tăng cường và được cho cách ly trong vòng 10 ngày để theo dõi, nếu may mắn, bé có thể sống sót qua căn bệnh này.

Ngoài ra, để phòng chống bệnh dại ở chó, việc đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nơi ở cũng là một việc rất cần thiết. Nơi ở gọn gàng, sạch sẽ ngăn nắp giúp bất hoạt virus, ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của rất nhiều căn bệnh tiềm tàng.

Thường xuyên khử trùng vật dụng, đồ chơi cũng như khay ăn của chúng bằng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo sức khỏe của vật nuôi.

Tại sao chó bị dại

Thú cưng cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi người nuôi, trành việc để thú cưng chạy lung tung nơi công cộng vì điều này rất có thể sẽ khiến chúng vô tình tiếp xúc với một số cá thể mang mầm bệnh và mang bệnh về nhà.

Quan trọng hơn hết, khi bạn phát hiện ra dấu hiệu chó bị dại, hãy cách ly chúng trong lồng sắt, tránh trường hợp chúng chạy thoát gây nguy hiểm cho các sinh vật khác xung quanh và trình báo lên cơ quan địa phương gần nhất để có biện pháp khống chế, xét nghiệm cũng như tiêu hủy bệnh dại.

Đồng thời, sau khi xử lý xong, tránh các nguy cơ tiềm ẩn còn trong nhà bạn, bạn  nên đeo bao tay, vệ sinh tất cả những nơi chó dại từng tiếp xúc vì nơi đó vẫn có thể còn có nước dãi mang virus dại gây bệnh theo lời khuyên của các cơ quan chức năng để tránh liên lụy tới những thành viên khác trong gia đình.

Kết luận

Bệnh dại ở chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây hại trên cơ thể các loài động vật máu nóng, đặc biệt là chó và bao gồm cả con người.

Bệnh chủ yếu lây nhiễm bằng virus dại trong nước bọt của động vật nhiễm bệnh qua các vết thương hở. Vì vậy, khi nhận ra được các biểu hiện bệnh dại ở chó, bạn nên báo cáo đến địa phương để có đội xử lý kịp thời chứ không nên tự mình giải quyết.

Ngoài ra, hãy nhớ cho chó của mình đi tiêm phòng khi chúng vừa tròn 3 tháng tuổi và tiêm định kỳ theo lịch tiêm phòng của bác sĩ thú y để có thể ngừa dại cho thú cưng của mình, bạn nhé!