Tại sao chó ỉa ra máu

Chó bị đi ngoài ra máu tươi? Bạn có biết nguyên nhân vì sao chó bị đi ỉa ra máu? Đây là biểu hiện của một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ở chó. Đặc biệt là chó con dưới 6 tháng tuổi. Để có cách chữa trị kịp thời và phù hợp nhất với từng loại bệnh chó bị đi ngoài ra máu, bạn cần phải nắm rõ được từng loại bệnh mà chó hiện đang mắc phải. Sau đây là một số bệnh, nguyên nhân gây bệnh và cách chữa chó bị đi ngoài ra máu phổ biến nhất mà Pet Mart đã tổng hợp được.

Chó bị đi ngoài ra máu do viêm đường ruột, dạ dày

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính ở chó cũng làm chó bị đi ngoài ra máu tươi. Đây là một căn bệnh phổ biến ở chó. Đặc biệt là chó Poodle , Phốc, Pug… con trong độ tuổi dưới 6 tháng tuổi. Một bệnh khá nguy hiểm đối với chó. Nếu bạn không phát hiện kịp thời chó sẽ bị suy giảm nhanh chóng về sức khỏe, chúng sẽ bị yếu dần và chết.

Chó thường mắc bệnh này sau khi sinh ra 10 – 15 ngày. Thậm chí còn sớm hơn. Chó bị tiêu chảy phân lỏng có mùi chua, tanh nhưng vẫn bú và đi lại được. Sau vài ngày chó con biểu hiện rõ triệu chứng toàn thân như sốt cao, giảm ăn thích nằm. Phân lỏng có mùi tanh, bụng chướng to, thở nông và nhanh, tim đập nhanh và yếu. Trường hợp nặng chó con có thể bị hôn mê, nhiệt độ hạ dần rồi chết.

Cách chữa trị khi chó bị đi ngoài ra máu

Cần ngăn chặn các nguyên nhân gây ra bệnh. Trước hết phải cho chó tạm nhịn, sau đó rửa dạ dày, ruột cho chó hết sạch những thức ăn đã ăn vào. Muốn rửa dạ dày và ruột cho chó thì lấy một nửa cốc dung dịch nước muối ăn. Khoảng 1 thìa cà phê muối pha với 1 cốc nước và rửa ruột cho chó. Cho 2 đến 3 thìa ăn cơm dầu đu đủ, tháo thụt bằng nước ấm.

  1. Trong 2 – 3 ngày đầu phải cho chó nhịn đói. Cho chó uống nhiều nước sạch, mát. Tốt nhất là cho chó uống nước chè đặc.
  2. Sang ngày thứ 3 có thể cho chó ăn chè bột kiều mạch có cho thêm sữa. Nếu chó bị nôn thì cho chó uống nước muối khoáng lạnh.
  3. Bắt đầu sang ngày thứ 4 cho chó ăn thịt nước hầm. Khối lượng khẩu phần ít đi, súp kiều mạch hoặc cháo lỏng.
  4. Còn sau đó, từ ngày thứ 6 cho chó ăn thịt băm hoặc thịt xay nhỏ. Bên trong cho 1 gam thuốc Xintomixin hoặc Talazon vào buổi sáng và buổi chiều. Hoặc cứ 3 tiếng 1 lần cho chó ăn 10 đến 15 gam tinh bột khoai tây bằng cách hoà lẫn với nửa cốc nước.

Phải giải phóng cho chó khỏi công việc. Cho nó được nghỉ ngơi yên tĩnh và nuôi nó ở nơi khô ráo và ấm áp. Nếu chó bị đi tháo dạ thì phải quấn quanh bụng cho chó bằng chăn ấm. Cho chó ăn và uống 2 lần 1 ngày. Thức ăn, nước uống phải đun nóng. Trước khi bác sĩ thú y xác định nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày, ruột của chó, cần phải cách ly nó khỏi các con chó khác. Nếu chó biểu hiện các dấu hiệu bệnh nặng thì phải nhanh chóng đưa chó đến bệnh viện thú y.

Phòng ngừa bệnh khi chó bị đi ngoài

Không được cho chó ăn thịt đã bị ôi thiu hay thức ăn đóng hộp ôi thiu. Không cho ăn gạo, ngô, đậu… đã bị mốc. Không đươc cho chó ăn thức ăn quá nóng, quá chua, quá lạnh hoặc nhiều mỡ. Thịt muối phải ngâm ngập muối. Không được cho chó ăn quá nhiều.

Chó bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh Care và Pravovirus

Bệnh Care ở chó và Bệnh Parvovirus ở chó chẳng khác nào căn bệnh ung thư ở người. Chó mắc bệnh và chết một cách nhanh chóng. Nếu bạn may mắn phát hiện sớm ra bệnh thì còn cơ hội. Nhưng nếu để muộn thì có lẽ 90% là chó sẽ bị chết. Một biểu hiện kinh điển nhất đó là chó bị đi ngoài ra máu tươi. Đây có thể biểu hiện rõ rệt nhất ở 2 căn bệnh này.

Bạn hãy là một người nuôi chó có tâm. Hãy tiêm phòng cho chó 2 mũi 7 bệnh hay một số loại vaccine để phòng ngừa 2 bệnh này. Đó có thể là một cách nuôi chó an toàn nhất. Chúc các bạn may mắn.

Chó xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu khiến nhiều người nuôi phải lo lắng, đặc biệt với những ai chưa từng có kinh nghiệm chăm sóc chó bị bệnh. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chữa chó bị đi ngoài ra máu một cách đơn giản nhất.

3 bước chăm sóc chó tiêu chảy người nuôi thú cưng nên biết
Xác định nguyên nhân bệnh giúp chúng ta có cách điều trị nhanh chóng nhất

Chó bị đi ngoài ra máu sẽ là biểu hiện của một số căn bệnh:

Bệnh đường ruột cấp tính do các vi khuẩn trong thức ăn gây nên làm đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi trùng. Biểu hiện rõ rệt như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi, phân lỏng nhiều máu và rất hôi tanh.

Chó đi ngoài ra máu thường kèm với những biểu hiện như bỏ ăn, hạn chế đi lại, không linh hoạt, nôn mửa và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong vòng 3 tới 5 ngày và sau đó chó có triệu chứng sốt cao, cơ thể sẽ yếu dần, tim đập nhanh, thở gấp, đi ngoài ra máu kèm theo phân lỏng, hôi tanh.

Thường liên quan đến việc chó ăn phải dị vật không tiêu hoá được, hoặc nhiễm ký sinh trùng nặng, gây tổn thương đường ruột, dạ dày và xuất huyết nội.

Các nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường ruột bao gồm tăng trưởng khối u, viêm nhiễm do nhiễm trùng, ký sinh trùng và thoát vị. Lồng xoắn đường ruột có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn, hoặc thậm chí hoại tử đường ruột. Biểu hiện chó nôn mửa và đau bụng dữ dội, khó đi vệ sinh hoặc đi ngoài ra máu.

Giun quá nhiều 

Trường hợp chó bị nhiễm ký sinh trùng nặng, bị bội giun khiến đường ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra một số loại giun nguy hiểm như giun móc, sán dây cũng gây nên tình trạng chó bị tiêu chảy ra máu. Biểu hiện tiêu biểu là phân chó nhão, có màu xanh, đặc biệt kèm theo cả trứng giun hoặc có khi cún quá nhiều giun đến mức nôn ra giun và sán.

Việc điều trị khi chó bị đi ngoài ra máu cần được đặc biệt quan tâm

Tình trạng tiêu chảy ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm, sau khi xác định nguyên nhân cách điều trị tốt nhất là mang chó đến cơ sở thú y để được kiểm tra và chữa trị đúng bệnh.

Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện mang chó ra thú ý ngay lập tức, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tạm ngừng ăn 12-24h, sau đó có thể nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn.
  • Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa.
  • Chó tiêu chảy ra máu cực kỳ mất nước, pha Oresol bù nước cho chó.
  • Tìm cây Nhọ Nồi (cỏ mực) hoặc cây Lược Vàng
  • Giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần
  • Lưu ý cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy những ngọn, lá già, còn cây Lược Vàng thì chỉ lấy lá
  • Mua 2 loại Tylocin và Colistin pha hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể chó

Tuy nhiên trong trường hợp thử 1 trong 2 cách trên và tình trạng của chó vẫn không suy giảm, cần nhanh chóng mang chó tới phòng khám thú y để khám chữa kịp thời.

Nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ giúp nâng cao khả năng chữa lành bệnh cho chó
  • Đảm bảo sạch sẽ thoáng đãng.
  • Khay nước và thức ăn của chó cũng cần vệ sinh liên tục, tránh thức ăn ôi thiu hoặc nước quá bẩn.
  • Nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn.
  • Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa lúc này vì đường ruột của chó lúc này rất kém.
  • Bổ xung thêm các loại vitamin để hỗ trợ
  • Khi chó có dấu hiệu hồi phục, cho chó ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh
  • Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước.
  • Dùng đèn sưởi hoặc thắp bóng đèn tỏa nhiệt để giữ ấm. Nếu có gió rét thốc vào chuồng dùng tấm phên hoặc khăn che lại
  • Dùng khăn sạch lót chỗ nằm cho chó, tránh để cún đi vệ sinh tràn lan trong chuồng

Tuy nhiên trong mọi trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu không hề thuyên giảm trong 2-3 ngày thì cần ngay lập tức đưa chó ra thú y để được chữa trị kịp thời. 

Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau, tuy nhiên đều mang tính chất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. 

Chó bị tiêu chảy ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm

Đặc biệt cần chú ý 2 căn bệnh phổ biến gây nên tỷ lệ tử vong cao ở chó là bệnh Care hoặc bệnh Parvo, 2 căn bệnh đều có triệu chứng khiến chó đi ngoài ra máu. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hoặc không hiểu thể xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để xác định đúng bệnh và điều trị sớm

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa trị khi chó bị tiêu chảy ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:

Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0916228115

Email:

Website: lifepet.vn

Video liên quan

Chủ đề