Tại sao chụp ct cản quang phải nhịn ăn

Chụp CT là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán tốt và chính xác, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm,

Tại sao chụp ct cản quang phải nhịn ăn

Trước khi chụp CT:

  • Bệnh nhân cần được tháo bỏ tất cả các vật bằng kim loại trên cơ thể như: trang sức, kẹp tóc, kính, đồng hồ, áo nịt ngực có gọng kim loại, thiết bị trợ thính và răng giả vì chúng sẽ gây nhiễu ảnh khi chụp.
  • Bệnh nhân có thai hoặc nghi ngờ có thai phải thông báo cho nhân viên y tế biết để đưa ra phương án lựa chọn phù hợp.
  • Bệnh nhân phải thông báo cho y bác sĩ nếu đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, tĩnh mạch, hen suyễn, thận và dị ứng thuốc.
  • Bệnh nhân và người thân cần ký vào bản cam kết tiêm thuốc cản quangnếu cần tiêm thuốc cản quang.
  • Người bệnh cần nhịn ăn trước 4 - 6 giờ tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân có thể uống nước với lượng vừa phải trước khi chụp cắt lớp vi tính2 giờ.
  • Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi được yêu cầu chụp CT, bác sĩ có thể cho trẻ ngủ để chụp các bộ phận không tiêm thuốc, nếu phải tiêm thuốc cản quang thì cần cho trẻ dùng an thần để tránh trẻ cử động khi tiêm thuốc cản quang. Trẻ cử động có thể làm mờ hình ảnh, khiến kết quả chẩn đoán không chính xác.
  • Tùy vào vị trí cơ thể cần chụp CT, người bệnh có thể được yêu cầu cởi quần, áo và mặc áo do bệnh viện cung cấp.

Trong khi chụp CT:

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn trong phòng chụp hoặc nằm theo một số tư thế đặc biệt theo yêu cầu của chẩn đoán.
  • Thời gian chụp cắt lớp vi tínhthường kéo dài 3 - 5 phút, một số trường hợp kéo dài hơn (lên tới 15 - 45 phút) sẽ được nhân viên y tế giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân.
  • Khi chụp CT bệnh nhân cần nằm yên. Nếu chụp ngực và bụng, người bệnh nên nín thở theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang thường có cảm giác nóng dọc theo vùng mặt, cổ, ngực và có thể lan tới vùng bẹn trong vòng vài giây, người bệnh vẫn cần nằm yên khi chụp để có kết quả tốt nhất.
  • Trong một số trường hợp chụp CT đường tiêu hóa, y bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống thuốc cản quang hoặc nước để tăng độ tương phản cấu trúc ống tiêu hóa, hỗ trợ chẩn đoán tốt hơn…

Sau khi chụp CT

  • Bệnh nhân không tiêm thuốc cản quang có thể hoạt động bình thường, ăn uống thêm nếu không phải làm thêm các xét nghiệm khác.
  • Bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp vẫn giữ đường truyền ở tĩnh mạch và được theo dõi trong phòng theo dõi khoảng 30 phút, nếu không có diễn biến bất thường thì nhân viên y tế sẽ tháo kim ra nếu không có chỉ định sử dụng đường truyền tĩnh mạch). Sau tháo kim người bệnh cần đè tay vào vị trí tiêm thuốc trong khoảng 5 - 10 phút để tránh chảy máu. Trong vòng 24 giờ sau tiêm thuốc cản quang, người bệnh cần uống nhiều nước để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.
  • Nếu có biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, ngứa, đỏ da, khó thở, sốt,... sau khi chụp cắt lớp vi tính thì bệnh nhân nên thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, phát hiện bệnh.

-----------------------------------------

Chụp CT là phương pháp mang lại nhiều lợi ích và được các bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, để có kết quả chẩn đoán tốt và chính xác, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời trang thiết bị, máy móc phải hiện đại.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội Đồng Văn  được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến cùng đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, là địa chỉ uy tín để nhiều bệnh nhân lựa chọn thăm khám. Kỹ thuật chụp CT tại đây sẽ được thực hiện theo quy trình chuẩn, cho kết quả chính xác nhất, đặc biệt sẽ có những cân nhắc cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Nếu chụp X-quang phổi có thể bỏ sót 30% tổn thương thì chụp CT phổi lại giúp phát hiện hầu như tất cả những vấn đề đang phát sinh (nếu có) ở phổi. Vì vậy, với các dấu hiệu liên quan đến phổi hay những tác động ở bộ phận này thì chụp CT phổi chính là phương pháp tối ưu giúp nhanh chóng tìm ra các tổn thương hay bệnh lý ở phổi.

Tư vấn chuyên môn bài viết ThS.BS HỒ HOÀNG PHƯƠNG – Giám đốc Trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – TP.HCM

Chụp CT phổi là gì?

Chụp CT phổi là một kĩ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn, sử dụng tia X liều thấp để tầm soát ung thư phổi. Chụp CT phổi cho phép bác sĩ chẩn đoán hình ảnh (CDHA) xem xét các mức độ hoặc các lát cắt khác nhau của phổi bằng cách sử dụng chùm tia X. Kĩ thuật được thực hiện trên máy CT xoắn ốc đa lát cắt và giúp phát hiện các nốt nhỏ hoặc dấu hiệu ung thư so với chụp X-quang tiêu chuẩn.

Tại sao chụp ct cản quang phải nhịn ăn

So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác thì chụp CT phổi là kỹ thuật hiệu quả trong phát hiện nhanh chóng những bệnh lý về phổi, trong đó có cả ung thư phổi

Tại sao cần phải chụp CT phổi?

Khối u hoặc nốt nhỏ là một khối tế bào phát triển trên phổi, có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Do đó, chụp CT phổi giúp phát hiện các khối u ác tính ở giai đoạn sớm, quá trình điều trị diễn ra kịp thời sẽ mang đến cơ hội sống cao cho người không may mắc ung thư phổi.

Số liệu thống kê tại nước ta cho thấy, ung thư phổi đang đứng thứ hai sau ung thư gan với tỷ lệ mắc 14,4%, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của nam giới, hơn tổng số ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng cộng lại. (1)

Còn tại Hoa Kỳ, nguy cơ phát triển ung thư phổi xâm lấn suốt đời là 1/17 đối với nam và 1/18 đối với nữ.
Người ta ước tính, có hơn 80% ung thư phổi có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu khi nó vẫn còn khu trú ở phổi là điều cần thiết. Cơ hội sống sót của một người giảm khi khối u phát triển từ 3cm trở lên. Nếu ung thư lan đến các khu vực khác của cơ thể ngoài phổi, tỷ lệ sống sót chỉ là 5%, so với 70% nếu ung thư được phát hiện sớm. Chụp cắt lớp phổi có khả năng phát hiện các nốt phổi nhỏ cỡ 2 hoặc 3mm. Phẫu thuật cắt bỏ các khối u ác tính khi chúng còn nhỏ trước khi kịp phát tán sang các vùng khác của cơ thể sẽ giúp cơ hội sống của người mắc ung thư tăng cao.

Ưu và nhược điểm

1. Ưu điểm chụp cắt lớp phổi

Các nghiên cứu gần đây cho thấy chụp CT phổi nhạy hơn các phương pháp sàng lọc phổi tiêu chuẩn (X-quang phổi, tế bào học đờm) trong việc phát hiện ung thư phổi.

Không giống như chụp X-quang ngực tiêu chuẩn, chụp cắt lớp vi tính phổi cho hình ảnh phổi trên đa mặt phẳng. Điều này cho phép bác sĩ CĐHA nhìn thấy phổi từ nhiều hướng. Chụp X-quang ngực chỉ cho thấy hình ảnh của phổi từ phía trước và hai bên, bị chồng lấp bởi các cơ quan khác trong lồng ngực. (2)

Tại sao chụp ct cản quang phải nhịn ăn

Nhờ áp dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong kỹ thuật chụp CT phổi, những tổn thương tại phổi hiển thị rõ ràng giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và đưa phương pháp điều trị

Với hình ảnh 3D, chụp CT phổi có thể đo sự phát triển của khối u theo mọi hướng trong khi tia X tiêu chuẩn chỉ có thể đo khối u ở điểm rộng nhất, gây khó khăn khi theo dõi những thay đổi về thể tích của khối u.

2. Nhược điểm chụp CT phổi

Có thể nói, những lợi ích của phương pháp này mang đến vượt xa những yếu tố nguy cơ. Vì thế, những hạn chế của phương pháp này cũng nằm trong giới hạn cho phép. Điều này bao gồm:

• Người bệnh phải chịu một lượng bức xạ nhất định, đối diện với nguy cơ bị nhiễm xạ nhưng mức độ này nằm trong ngưỡng cho phép.
• Người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc cản quang vốn được tiêm vào tĩnh mạch để đánh giá tính chất tổn thương.

Vì vậy, kĩ thuật này chỉ được thực hiện khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những đối tượng nào cần chụp CT phổi?

Nhóm người nằm trong những đối tượng dưới đây cần thiết phải chụp CT phổi, bao gồm:

• Tiền sử ung thư phổi
• Lịch sử hút thuốc từ 30 gói trở lên (khoảng 1 bao thuốc mỗi ngày trong 30 năm, 2 bao thuốc mỗi ngày trong 15 năm…)
• Quá khứ hút thuốc trong 30 năm (ít hơn 15 năm trước)
• Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác (như amiăng, radon…)
• Kiểm tra theo dõi được khuyến cáo mỗi năm 1 lần cho những bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao. Người bệnh nhân cần lưu ý, kết quả âm tính (không có nốt hoặc ung thư) không có nghĩa là ung thư phổi sẽ không phát triển trong tương lai nếu họ vẫn nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh cao.

Quy trình chụp CT phổi

Không cần chuẩn bị quá nhiều khi thực hiện kĩ thuật này, bạn sẽ tuân theo những bước đơn giản sau:

• Người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, cánh tay để phía trên đầu
• Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở trong giây lát khi chụp
• Cơ thể người bệnh được bao phủ bởi máy quét
• Kĩ thuật viên sẽ nhìn và nghe thấy yêu cầu của bạn trong suốt quá trình

Các thắc mắc về chụp cắt lớp phổi

1. Chụp CT phổi có phải nhịn ăn không?

Trường hợp bạn không dị ứng với thuốc cản quang và được bác sĩ yêu cầu tiêm thuốc thì cần phải nhịn ăn khoảng 4 tiếng trước tiến hành chụp.

2. Chụp CT phổi có hại không?

Chụp CT phổi liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ dưới dạng tia X, nhưng lợi ích của việc chẩn đoán chính xác vượt xa nguy cơ. Liều bức xạ hiệu quả từ quy trình này là khoảng 1 đến 1,5 milisieverts, thấp hơn liều lượng bức xạ nền mà người bình thường nhận được trong sáu tháng.

3. Chụp CT phổi có phát hiện ung thư không?

Đối với người bình thường, chụp cắt lớp phổi giúp phát hiện những dấu hiệu của ung thư phổi biểu hiện thông qua các nốt nhỏ, khối u… Đối với những người có nguy cơ cao nhưng chưa có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sẽ được thực hiện kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp (LDCT). Chụp cắt lớp LDCT có thể giúp tìm ra các khu vực bất thường trong phổi bao gồm cả ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phương pháp chụp cắt lớp LDCT trong sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi đã cứu được nhiều người hơn so với chụp X quang ngực. Đối với những người có nguy cơ cao hơn, thực hiện chụp LDCT hằng năm trước khi các triệu chứng bắt đầu giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi.

4. Chụp CT phổi có chống chỉ định cho những trường hợp nào?

Dù không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng những trường hợp sau nên tránh chụp CT:

• Phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu và trẻ nhỏ là nhóm khá nhạy cảm với tia X, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
• Người bị dị ứng với chất cản quang: tình trạng nổi mẩn ngứa có thể xảy ra, thậm chí gây hại đến tính mạng.

5. Chụp cắt lớp phổi ở đâu?

Tại các bệnh viện lớn đều được trang bị hệ thống máy chụp CT, chỉ khác nhau ở thế hệ máy, mức giá và chuyên môn của bác sĩ trong việc đọc kết quả hình ảnh.

Tại sao chụp ct cản quang phải nhịn ăn

Hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Việc bạn cần làm là tìm hiểu thông tin bệnh viện uy tín, kĩ thuật hiện đại và chế độ bảo hiểm của mình có thích hợp với bệnh viện đó.

Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM hiện đang trang bị hệ thống chụp CT 768 lát cắt ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Kết quả được đọc tự động, giúp gia tăng tính chính xác, tiết kiệm thời gian cho cả bác sĩ và người bệnh.

Đây là dòng máy hiện đại hàng đầu Việt Nam, hiện chỉ có bốn bệnh viện được trang bị. Ngoài ra, tại khoa Chẩn đoán Hình ảnh, bệnh viện BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn có đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao trong việc đọc kết quả hình ảnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán, hướng điều trị phù hợp với từng cá nhân người bệnh. Không chỉ CT phổi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM còn thực hiện chụp CT sọ não, và chụp CT bụng và nhiều kĩ thuật khác giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả.