Tại sao con người phải biết xấu hổ

Xấu hổ là một trong những cảm xúc khó nói nhất. Nó cũng có thể là cảm xúc khó nhận ra nhất ở bản thân chúng ta, và nó có thể khiến chúng ta cảm thấy đau đớn. Vậy cảm xúc xấu hổ là như thế nào?

Xấu hổ là gì?

Tại sao con người phải biết xấu hổ

Xấu hổ là một cảm xúc tự ý thức khó chịu thường liên quan đến đánh giá tiêu cực về bản thân, bản thân không muốn giao tiếp với người khác.

Định nghĩa của sự xấu hổ là một cảm xúc rời rạc, được mô tả như một cảm xúc đạo đức hoặc xã hội khiến mọi người che giấu hoặc phủ nhận những hành động sai trái của họ. Trọng tâm của sự xấu hổ là ở bản thân hoặc cá nhân; đó là cảm xúc duy nhất không ổn định đối với cá nhân và chức năng ở cấp độ nhóm. Xấu hổ cũng có thể được mô tả như một cảm xúc khó chịu liên quan đến đánh giá tiêu cực về bản thân.

Dấu hiệu của cảm xúc xấu hổ

Sự xấu hổ thường bị nhầm lẫn với sự bối rối hoặc cảm giác tội lỗi. Đối với cảm giác này, các triệu chứng sau đây là đặc trưng:

  • Nhầm lẫn
  • Bối rối
  • Quan tâm
  • Bảo vệ khỏi những ham muốn tục tĩu, các hình thức hành vi xã hội, các xung động vô đạo đức.

Xấu hổ là một sự thừa nhận tự trừng phạt bản thân khi làm một cái gì đó đã sai. Các nghiên cứu về sự xấu hổ cho thấy rằng khi những người xấu hổ cảm thấy rằng toàn bộ bản thân họ là vô dụng, bất lực và nhỏ bé, họ không muốn giao tiếp, tâm sự với người khác. Khi có cảm xúc xấu hổ cá nhân đó sẽ áp đặt sự xấu hổ trong nội tâm từ việc trở thành nạn nhân của môi trường, và điều tương tự được áp đặt từ bên ngoài, hoặc được chỉ định bởi những người khác bất kể kinh nghiệm hoặc nhận thức của chính cá nhân đó.

Sự xấu hổ có thể kéo dài suốt đời nếu chúng ta tự áp đặt nó vào nội tâm. Nó không gây ra bởi một sự kiện duy nhất, mà là một vết thương cho bản thân của chúng ta. Khi cảm thấy có lỗi họ thường nghĩ rằng họ đã làm điều gì đó sai trái và xấu hổ hoặc bị sỉ nhục khi phạm sai lầm ở nơi công cộng. Sự xấu hổ có thể khiến cho bản thân không thể hòa hợp.

Nguyên nhân gây xấu hổ

Sự xấu hổ thường có nguồn gốc từ thời thơ ấu. Bởi vì trẻ em không thể tách rời cảm xúc của chúng khỏi hình ảnh bản thân, khi chúng trải qua cảm giác tồi tệ và cha mẹ chúng vô hiệu hóa cảm xúc của chúng, chúng đi đến kết luận rằng chúng là kẻ xấu, có lỗi.

Tâm lý trẻ con có mức độ dễ bị tổn thương cao, bởi những lời nhận xét, trách móc, chế giễu, buộc tội trẻ. Khi đó trẻ sẽ có cảm giác tự ti.

Khi bị người khác chỉ trích, hoặc bị người khác buộc tội cá nhân bắt đầu có cảm giác xấu hổ. Trong đầu họ bắt đầu nảy sinh ra những suy nghĩ: Tại sao họ không công nhận điều mình làm, mình làm không tốt sao, họ không yêu tôi ư…

Làm thế nào để vượt qua cảm xúc xấu hổ

Có hai cách chính để đối phó với một cảm giác xấu hổ.

Cách đầu tiên để thoát khỏi sự xấu hổ là tác động đến cảm xúc: kìm nén sự xấu hổ hoặc làm quen với nó nhưng không cho phép bản thân nghĩ về nó. Sau khi làm quen với cảm giác xấu hổ của bản thân bạn sẽ thay đổi suy nghĩ của bản thân mình.

Xấu hổ không gây nguy hiểm cho con người và sự tích tụ của những cảm xúc tiêu cực sớm hay muộn họ sẽ tìm ra lối thoát, còn nếu để cảm xúc này diễn ra quá lâu có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

Cách thứ hai để thoát khỏi sự xấu hổ là tạo cơ hội cho những biểu hiện tiêu cực xuất hiện.

Phương pháp này bao gồm việc tạo ra các tình huống mà cá nhân thực hiện một số hành động nhất định có liên quan trực tiếp đến cảm giác xấu hổ.

Chẳng hạn, một người xấu hổ khi xuất hiện trước công chúng trong xã hội và nói chuyện với họ. Tình huống có thể được tạo ra là ban đầu chỉ có một số ít người tham gia sau đó số lượng đông dần và đến một thời điểm người đó nhận ra rằng không có gì đáng xấu hổ họ sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn.

Nhiều người muốn thoát khỏi sự xấu hổ phá hủy cảm xúc của họ, nhưng cách tốt nhất là học cách kiểm soát chúng.

Cảm xúc của cá nhân là bẩm sinh, vì vậy rất khó để loại bỏ những gì ban đầu được tạo ra. Cách tốt nhất để thoát khỏi những tình huống như vậy là học cách sử dụng đúng cảm xúc của bạn và tối đa hóa sự thích nghi với chúng.

Những người có cảm xúc xấu hổ có thể xuất hiện phản ứng phòng thủ hoặc tức giận khi ai đó chỉ trích hoặc cho họ phản hồi không tốt đến họ. Thừa nhận bạn cảm thấy xấu hổ, xem xét lý do tại sao, nói với người mà bạn tin tưởng và tìm thấy lòng trắc ẩn cho chính mình sẽ giúp bạn vượt qua cảm xúc xấu hổ một cách tốt nhất.

Viết bình luận
Tại sao con người phải biết xấu hổ

Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ? vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến trên.

Vì: Khi biết xấu hổ tức là biết hổ thẹn, hối hận vì những việc làm không đúng của chính mình. Khi biết xấu hổ, con người sẽ biết sửa đổi những điều không đúng đó để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số bài văn nói về sự tử tế nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về sự tử tế

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

“Sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.

Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

II. Bài văn mẫu tham khảo

Nghị luận xã hội về sự tử tế - Mẫu số 1

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.


Nghị luận xã hội về sự tử tế - Mẫu số 2

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kị người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đã là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao. Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội. Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

Nghị luận xã hội về sức mạnh của sự tử tế

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều là những trang giấy trắng giống nhau, việc vẽ gì lên trang giấy đó chính là cách mà chúng ta sống. Liệu có thể trở thành một người tử tế hay không một phần do xã hội, gia đình và quan trọng nhất chính ở bản thân mình. Có thể nói sự tử tế là vô giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến, bên cạnh đó sự tử tế còn chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn.

"Sự tử tế" nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu nhưng đã mấy ai hiểu như thế nào được coi là tử tế và tử tế thực sự là như thế nào. Nguyên văn giải nghĩa "tử" là những chuyện nhỏ bé, "tế" là những chuyện bình thường, "tử tế" là cẩn thận ngay từ những việc nhỏ bé, tầm thường. Tuy nhiên, "sự tử tế" ở đây không nói đến cách làm mà nói đến cách sống, sống tử tế có nghĩa là sống ngay thẳng, thật thà, biết sống vì mình, vì người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động luôn đứng đắn, có văn hoá đạo đức và có tình người. Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách mà con người ta đối xử với nhau trong cuộc sống, đơn giản như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, đi trên xe bus thấy người già đứng thì mình nên nhường ghế ngồi cho họ, đó cũng là việc tử tế. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước nỗi đau mất mát của người khác cũng là sự tử tế. Đấu tranh cho cái đúng, cái thiện và diệt trừ những cái xấu, cái ác cũng là việc tử tế, hay đem những cái tinh hoa, tốt đẹp đi nhân rộng và lan tỏa tới mọi người cũng là hành động tử tế... Đơn giản sống tử tế là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tử tế để phần "người" lấn át và chế ngự được phần "con". Để đánh thức sự tử tế trong con người bạn rất đơn giản, hãy một lần giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, hãy thử một lần nói lời khen ngợi, động viên người khác thật chân thành, hoặc đơn giản chỉ là biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi bằng chính tấm lòng của mình. Chương trình "Việc tử tế" của Đài truyền hình Việt Nam đang hằng ngày trở thành cầu nối lan tỏa mạnh mẽ sự tử tế trong cuộc sống, hàng loạt những hoạt động ý nghĩa được nhân rộng như: Lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã... có thể nói sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Từ những việc tử tế nhỏ nhất cũng có thể mang lại lợi ích lớn, tất cả mọi lời nói, hành động tử tế đều mang những giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người gần với nhau hơn tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, giữa con người với con người có niềm tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chắc chắn sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển đi lên ngày một vững mạnh.

Ai trong số những người chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, việc cần làm là hãy cố gắng tạo ra cơ hội để chúng nảy nở và đơm hoa kết trái, nhận lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.