Tại sao con người thích cái đẹp

Cái đẹp là một đặc tính của một người, địa điểm, đối tượng, hoặc ý tưởng đưa lại một cảm nhận về niềm vui, giá trị, hoặc sự thỏa mãn. Cái đẹp được nghiên cứu như là một phần của thẩm mỹ, xã hội học, tâm lý xã hội, và văn hóa. Với tư cách là một sáng tạo văn hóa, cái đẹp đã được thương mại hóa tối đa. Một “lý tưởng đẹp” là lý tưởng được ngưỡng mộ, hoặc sở hữu những nét đặc trưng được phổ biến rộng rãi trong một nền văn hóa.

Những kinh nghiệm “đẹp” thường liên quan đến việc đánh giá một thực thế là hài hòa và cân đối với thiên nhiên, môi trường, mà có thể dẫn đến những cảm xúc bị thu hút và hạnh phúc. Bởi vì đây là kinh nghiệm chủ quan, nó thường được biết: “là cái đẹp trong mắt của người yêu thích.” Trong ý nghĩa sâu xa của mình, cái đẹp đem lại một kinh nghiệm tích cực phản ánh về ý nghĩa của về sự tồn tại một cá nhân. cái đẹp là một cái gì đó cùng cộng hưởng với giá trị cá nhân

Cái đẹp trong tiếng Hy Lạp cổ điển đã được καλλός. Trong tiếng Kroine Hy Lạp là “ὡραῖος”, một từ xuất phát từ từ gốc “ὥρα” có nghĩa là giờ. Trong Koine Hy Lạp, cái đẹp được kết hợp với “thời điểm kết hoa”. Một đóa hoa nở rộ được coi là xinh đep. Trong khi đó các cô gái trẻ tìm cách để tỏ ra chín chắn hơn, một phụ nữ đứng tuổi tìm cách tỏ ra trẻ hơn sẽ không được coi là đẹp. Từ ὡραῖος trong Attic Hy Lạp đã có nhiều ý nghĩa, bao gồm cả cái đẹp tuổi trẻ và tuổi già.

Lịch sử cái đẹp

Lý thuyết sớm nhất của phương Tây về cái đẹp có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của triết gia Hy Lạp thời trước Socrate, chẳng hạn như Pythagoras. Các trường phái Pythagorean nhìn ra sự kết nối mạnh mẽ giữa toán học và cái đẹp. Trong đó, họ lưu ý rằng các đối tượng cân xứng theo “tỷ lệ vàng” có vẻ hấp dẫn hơn. Hy Lạp cổ, kiến trúc này được dựa trên quan điểm về tỷ lệ và cấu trúc cân đối. Hiện đại, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có nét mặt tương xứng theo “tỷ lệ vàng” được coi là hấp dẫn hơn.

Cấu trúc cân đôi cũng rất quan trọng bởi vì nó cho thấy sự vắng mặt của di truyền. Mặc dù phong cách và thời trang rất là đa dạng, qua nghiên cứu đa văn hóa đã được tìm thấy nhiều điểm chung trong nhận thức của người mọi về cái đẹp. Ví dụ mắt lớn và màu da sáng sủa được coi là đẹp ở cả nam giới và nữ giới trong tất cả các nền văn hóa. Các đưa trẻ sơ sinh vốn đã hấp dẫn và sự trẻ trung nói chung là liên kết với cái đẹp.

Có bằng chứng rằng một sở thích cho khuôn mặt xinh đẹp cùng xuất hiện với quá trình phát triển trẻ nhỏ, và rằng các tiêu chuẩn về sự quyến rũ là tương tự như trên giới tính và các nền văn hóa khác nhau.

Các nền móng được đặt bời các nghệ sĩ Hy Lạp và La Mã đồng thời cung cấp các tiêu chuẩn cho vẻ đẹp nam giới trong nền văn minh phương Tây. Một người đàn ông lý tưởng thời La Mã là một người đàn ông cao, cơ bắp, chân dài, tóc rậm, trán cao và rộng – một dấu hiệu của sự thông minh – đôi mắt mở rộng, một đường chỉ lông mày mạnh mẽ mạnh mẽ, một thế mũi mạnh mẽ và hoàn hảo, miệng nhỏ hơn, một đường quai hàm có khí thế. Sự kết hợp giữa các yếu tố này, cũng giống như ngày nay, tạo ra một hình tượng đẹp đầy nam tính.

Những ý tưởng về vẻ đẹp lý tưởng có thể góp phần vào việc đàn áp chủng tộc. Ví dụ, ý tưởng đang thịnh hành trong văn hóa Mỹ cho rằng các nét màu đen là ít lôi cuốn và được ưa thích hơn màu đen . Những ý tưởng cho rằng màu đen là xấu đã gây tổn hại lớn đến tinh thần của người Mỹ gốc Châu Phi, bao gồm trong đó ý nghĩa phân biệt chủng tộc. Xu hướng văn hóa màu đen là đẹp đang tìm cách xu tan tư tưởng này. Ngược lại, vẻ đẹp lý tưởng cũng có thể thúc đẩy chủng tộc đoàn kết. Các trẻ em lai thường được thấy là hấp dẫn hơn cha mẹ vì tính đa dạng di truyền của họ giúp họ tránh việc thừa hưởng lỗi gen di chuyền từ cha mẹ.

Vẻ đẹp của con người

Đặc tính của của một người như là “đẹp”, cho dù đó là quan niệm của một cá nhân hay cộng đồng, thường dựa trên một số kết hợp của vẻ đẹp nội tâm, trong đó bao gồm các yếu tố tâm lý như là cá tính, thông minh, duyên, quyến rũ, trung thủy, thanh nhã, sang trọng, tương đồng và vẻ đẹp bên ngoài, trong đó bao gồm các yếu tố thể chất, chẳng hạn như sức khỏe, tuổi trẻ, gợi tình, cân đối, tiêu chuẩn thân hình và nước da.

Một cách phổ biến để đo vẻ đẹp bên ngoài, tiêu chuẩn xã hội, hoặc tổng hợp ý kiến, là tổ chức những cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn vũ. Tuy vậy vẻ đẹp nội tâm là khó đo lường hơn, mặc dù các cuộc thi sắc đẹp thường cho rằng đã xem xét đến yếu tố này.

Vẻ đẹp thân thể được thường được chỉ định bằng tiêu chuẩn chung, hoặc “koinophilia”. Khi hình ảnh của các khuôn mặt được kết hợp với nhau để tạo thành một hình ánh phối hợp, chúng trở nên tiến gần hơn một hình ảnh lý tưởng và được coi là hấp dẫn hơn. Điều này lần đầu tiên nhận thấy trong năm 1883, khi Francis Galton, em họ của Charles Darwin, kết hợp hình ành các khuôn mặt của người ăn chay và bọn tội phạm để xem có thể tạo ra khuôn mặt điển hình cho từng loại hay không. Khi làm điều này, ông nhận thấy rằng các hình ảnh kết hợp hấp dẫn hơn so với bất kỳ hình ảnh cá nhân nào. Các nhà nghiên cứu tái nghiên cứu trong một môi trường đươc kiếm soát chặt chẽ hơn thì thấy rằng các hình ảnh kết hợp do máy tính tạo ra từ phương pháp toán học lấy trung bình của một loạt các khuôn mặt được đánh giá cao hơn so với khuôn mặt riêng rẽ. Điếu này hợp với thuyết tiến hóa tạo các sinh vật có tính dục thường bị lôi cuốn bởi các sinh vật khác giới thừa hưởng các đặc tính tiêu chuận

Một tính năng đẹp của phụ nữ đã được khám phá của các nhà nghiên cứu là tỉ lệ eo hông vào khoảng 0.70 cho phụ nữ. Khái niệm về tỉ lệ eo-hông được phát triển bởi nhà tâm lý học Devendra Singh của Đại học Texas tại Austin. Các nhà sinh ly học đã chỉ ra rằng lệ này cho biết một cách chính xác nhất về khả năng sinh sản của phụ nữ. Theo truyền thống, thời trước cận đại khi thực phẩm khan hiếm, những người mảnh khảnh được coi là hấp dẫn hơn. Vẻ đẹp không phải là chỉ giới hạn đối với nữ giới tính. Thường đươc định nghĩa là ‘bishōnen,’ khái niệm về vẻ đẹp ở nam giới đã được thành lập xuyên suốt lịch sử, đặc biệt ở Đông Nam Á, và nổi trội nhất là tại Nhật Bản. Điều này là khác biệt từ các ý tưởng về nam giới đồng tính luyến ái, trong đó tập trung chủ yếu vào các hành vi ứng xử của người đàn ông giống như nữ giới. Bishōnen đề cập đến nam giới với những đặc tính nữ nhân, với các tính năng, đặc điểm vật lý xây dựng lên tiêu chuẩn của vẻ đẹp ở Nhật Bản. Nguồn gốc của một sở thích đó là bất định, nhưng rõ ràng nó tồn tại, ngay cả ngày hôm nay.

Vẻ đẹp nội tâm

Vẻ đẹp nội tâm là một khái niệm được sử dụng để mô tả những khía cạnh tích cực của cái gì đó mà không thể dùng các giác quan để nhận biết đươc.

Trong khi hầu hết các loài vật sử dụng nét đẹp thân thể và hóc môn để thu hút giới khác phái , một số người cho rằng họ đánh giá cái đẹp dựa theo vẻ đẹp nội tâm. Các phẩm chất cúa cái đẹp bao gồm lòng tốt, sự nhạy cảm, sự dịu dàng, lòng trắc ẩn, trí tuệ, sáng tạo được dùng làm các tiêu chuẩn đánh giá từ thời xưa. Tuy nhiên nghiên cứu mới so sánh và tìm kiếm những nguyên nhân lôi cuốn của một con người với người khác phái cho rằng loài người vẫn chủ yếu dựa vào sự thu hút của thân thể và các tố chất hóc môn, vẻ đẹp “nội tâm” chỉ là một yếu tố nhọ

Hiệu ứng xã hội

Cái đẹp đưa ra một tiêu chuẩn so sánh, và nó có thể gây ra không hài lòng và phẫn uất khi không đạt được. Những người không phù hợp với những “vẻ đẹp lý tưởng” có thể được bị tẩy chay trong cộng đồng. Truyền hình sitcom Ugly Betty đưa ra tài liệu cuộc đời của một cô gái phải đối mặt với khó khăn gian khổ do thái độ của xã hội đối với những người mà họ cho là hấp dẫn. Tuy nhiên, một người cũng có thể trở thành một mục tiêu bị quấy rối, vì vẻ đẹp của mình. Trong Malèna, một phụ nữ Ý nổi tiếng là xinh đẹp bị ép buộc phải sống một cuộc sống nghèo khổ vì những người phụ nữ trong cộng đồng không muốn nhận cô làm việc vì lo sợ rằng cô ấy có thể tán tỉnh chồng của mình.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng học sinh dễ nhìn thường được điểm cao hơn từ giáo viên so với một học sinh có diện mạo bình thường. Hơn nữa, các bệnh nhân hấp dẫn được nhận chăm sóc cá nhân từ các bác sĩ nhiều hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy, ngay cả bọn tội phạm có diện mạo tốt bị lãnh án nhẹ hơn. Thậm chí là vẻ đẹp bề ngoài cũng ảnh hưởng tới việc một người có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Một nghiên cứu cho thấy những người kém hấp dẫn kiếm từ 5 đến 10 phần trăm ít hơn người có nhan sắc trung bình, những người này lại kiếm từ 3 đến 8 phần trăm ít hơn những người được coi là có nhan sắc tốt. Phân biệt đối xử đối với những người khác trên vẻ bề ngoài của họ được biết đến như lookism.

Theo CAYCANHTHANGLONG.VN

Tags: Mỹ học

“Sắc đẹp tùy thuộc đôi mắt của người nhìn” (beauty is in the eyes of the beholder). Câu nói đó cho thấy quan niệm về cái đẹp và sự đánh giá sắc đẹp phức tạp chừng nào. Thế mà sắc đẹp lại là mục đích tối thượng của giải phẫu thẫm mỹ. Vì vậy, trước khi tìm hiểu về giải phẫu thẩm mỹ, ta hãy luận bàn thống nhất với nhau một số quan niệm và tiêu chí về cái đẹp nói chung và sắc đẹp nói riêng.

Cái đẹp thuộc phạm trù Mỹ học (Aesthetic, Esthétique) và là đối tượng của mỹ học, một ngành khoa học nghiên cứu về cái đẹp, về sự phản ánh và sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp là vẽ đẹp của sự cân đối hài hòa của mọi sự vật trong thế giới chúng ta đang sống, mang lại cho chúng ta những xúc cảm thẫm mỹ, sự thích thú khi nhìn ngắm và chiêm nghiệm về sự vật. Như vậy cái đẹp không chỉ bao gồm vẻ đẹp hình thức của những sự vật quanh ta, mà còn là vẻ đẹp thẩm mỹ trong đời sống tinh thần, tâm linh như là vẻ đẹp trong hành vi, phong tục tập quán của các nền văn hóa, là vẻ đẹp trong các lĩnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội như trong văn chương nghệ thuật…

Cái đẹp là một khái niệm rộng lớn, nó rộng lớn như là toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của con người, như là chính con người và thế giới mà trong đó con người đang sống, và hơn thế nữa nó tồn tại khách quan trong cái mênh mông vô biên của vũ trụ và trong chiều dài vô cùng vô tận của thời gian. Trong phạm vi đời sống con người, cái đẹp tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, cùng với những mặt đối lập khác của sự vật, như là những mặt cắt khác nhau của một khối kim cương.

Cái đẹp vừa là mục đích vừa là cứu cánh của con người trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển. Con người đã tự nâng mình lên, làm phong phú đời sống tinh thần bằng cách sáng tạo ra những phương tiện nghệ thuật với đối tượng chính là cái đẹp, lấy cảm hứng từ cái đẹp, ngợi ca cái đẹp của thế giới, của đời sống và của chính con người.

1/ KHÁI NIỆM VỀ SẮC ĐẸP:

Trong sự rộng lớn của phạm trù cái đẹp, ta hãy tự giới hạn việc bàn luận trong phạm vi sắc đẹp, cụ thể là nhan sắc của con người, là vẻ đẹp nhìn thấy được, vẻ đẹp ngoại hình… Phạm vi sắc đẹp này chính là đối tượng, mục tiêu của giải phẫu thẫm mỹ. Vậy, sắc đẹp là từ dùng để chỉ chung vẻ đẹp của cả phụ nữ và đàn ông.

Muốn được sinh ra là đẹp và ngày càng đẹp hơn, là khát vọng chính đáng và hết sức nhân bản của mỗi con người trên thế gian này. Con người luôn luôn hướng tới cái đẹp và tranh thủ mọi lúc, mọi nơi dể làm cho mình đẹp hơn lên trong mắt những người xung quanh.

Khái niệm về cái đẹp nói chung và sắc đẹp nói riêng hết sức đa dạng và không phải là bất biến mà luôn luôn thay đổi. Nhận thức của mỗi người về cái đẹp nói chung cũng như sắc đẹp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Nòi giống di truyền

- Nguồn gốc dân tộc

- Vùng lãnh thổ địa lý

- Nền văn hóa

- Môi trường xã hội

- Hoàn cảnh gia đình

- Trình độ học vấn

- Tuổi tác

- Thời đại đang sống

- Sự giao lưu văn hóa xã hội của cá nhân với xã hội và với thế giới.

- Những tố chất bẩm sinh…v.v…

Chính vì vậy, quan niệm sắc đẹp của mỗi vùng đất, mỗi dân tộc khác nhau. Từ đó, dẫn đén sự khác nhau về trang phục, đồ trang sức, cách trang điểm.v.v…

Những đồ trang sức với lỉnh kỉnh vòng khoen trên cổ, trên tai, xuyên môi, xuyên lưỡi của những người đẹp thổ dân Phi Châu chưa chắc sẽ được các cô gái Âu Châu bắt chước sử dụng. Vóc dáng, dung nhan của những cô gái được coi là biểu tượng tình dục (sex symbol) với những bộ ngực “vĩ đại” từng hớp hồn cánh đàn ông phương Tây cũng chưa chắc đã có ép-phê (effet) với các đấng nam nhi Châu Á. Ngay cả những ngôi sao Hollywood, thậm chí từng được giới truyền thông Mỹ suy tôn là người đẹp nhất thế giới ở các thời kỳ khác nhau, cũng chỉ là vẻ đẹp được nhìn nhận theo sở thích Mỹ, văn hóa Mỹ mà thôi.

Tất nhiên trong thực tế mọi chuyện vẫn bị chi phối bởi một qui luật lịch sử: những nền văn hóa lớn hơn luôn có sức mạnh chi phối, thậm chí áp đặt những quan niệm, những tiêu chuẩn của mình lên những nền văn hóa khác. Tuy nhiên “dĩ hòa vi quí” là một khả năng đáng quí của con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển. Sự lấn lướt bề trên ấy nếu ở những mức độ chấp nhận được thì không đưa đến sự phản kháng mà là dung hòa thậm chí được tiếp nhận trên tinh thần xây dựng một thế giới đa dạng về văn hóa. Chẳng hạn việc người Mỹ cứ tự nhiên tung hô những mẫu cô đào Hollywood của họ là những người đẹp nhất thế giới mà cũng chẳng có ai phản đối chính là biểu hiện tinh thần “dĩ hòa vi quí” của các cộng đồng văn hóa khác, như đã nói ở trên.

Sắc đẹp không chỉ phụ thuộc vào không gian địa lý và môi trường văn hóa truyền thống mà còn thay đổi theo thời gian, theo đặc điểm lịch sử của từng thời đại. Ngay ở đất nước chúng ta, vẻ đẹp của người phụ nữ những năm đầu thế kỷ có lẽ không phải là hình mẫu cho các người đẹp bây giờ noi theo. Với những người yêu thích thời trang, chạy theo “mode” thì mọi sự lại còn xoay như chong chóng, thay đổi theo từng năm, từng mùa, từng tháng…

Khi sáng tạo ra vẻ đẹp của con người, tạo hóa kỳ diệu ở chỗ, đã làm cho tất cả con người được sinh ra trên thế gian này không bao giờ có hai cá thể người hoàn toàn giống nhau, kể cả những người sinh đôi, sinh ba… Họ bao giờ cũng có sự khác nhau, cũng có một cái gì đó để phân biệt người này với người khác. Tuy thế giữa những nhóm người lại có những đặc điểm chung nào đó cho phép người ta nhận ra được những người cùng cha mẹ, cùng gia đình, cùng dòng họ, cùng dân tộc, cùng lãnh thổ, cùng nề văn hóa, cùng những điều kiện xã hội và cùng thời đại với nhau v.v… Đó là phép nhiệm màu của tự nhiên, làm cho xã hội loài người trở nên phong phú đa dạng, đáng yêu và đáng sống biết bao nhiêu. Sự đa dạng đó tạo ra nhiều điều kỳ diệu của lịch sử và xã hội loài người nhưng cũng gây ra những phức tạp khó khăn khi muốn tìm tiếng nói chung cho nhân loại về một vấn đè nào đó.

Thé thì liệu có thể có một khái niệm nào, tiêu chí nào về cái đẹp, về sắc đẹp, mà các cộng đồng dân tộc khác nhau trên thế giới có thể hiểu chung, có thể chia sẻ và đồng cảm với nhau hay không.

Chắc chắn là có thể được, dù chỉ là ở mức độ tương đối,do sự nhường nhịn mang tính cộng sinh, tính “dĩ hòa vi quí” của con người trên thế gian như ta đã nói ở trên. Chính nhờ vậy mà trên thế giới hàng năm đã diễn ra rất nhiều những cuộc thi sắc đẹp, để nhân loại có thể tìm ra mẫu số chung của sắc đẹp, nhằm tôn vinh sắc đẹp của con người.

II/ NHỮNG TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ SẮC ĐẸP:

Như đã trình bày ở trên, việc đánh giá sắc đẹp của con người là hết sức khó khăn phức tạp do nhiều lý do. Tuy nhiên người ta đã cố gắng tìm ra những nguyên tắc chung, những tiêu chí, những thang điểm… làm thước đo chung.

Trước hết phải thống nhất rằng sắc đẹp của một người được đánh giá dựa trên hai phương diện: những yếu tố không đo được (chỉ đánh giá thông qua sự cảm nhận) và những yếu tố đo được bằng sự cân đong đo đếm.

1/ Những yếu tố mô tả, không đo được (somattoscopie):

Đây là vẻ đẹp hình thể của con người mà chỉ có thể nhận biết được bằng trực giác, bằng sự trải nghiệm tinh tế của mỗi cá nhân người nhìn. Đây chính là những yếu tố quan trọng của sắc đẹp. Nhất là đối với người phương Đông như người Việt Nam chúng ta, sắc đẹp của một người nào đó được đánh giá tùy thuộc rất nhiều vào những gì khó tả như cái duyên, dáng yêu kiều, vẻ mặn mà ưa nhìn v.v… Đây cũng là những yếu tố dễ gây tranh cãi vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào những cảm nhận riêng của bản thân người đánh giá. Người ta chỉ có thể tìm được tiếng nói chung tạm thời nhờ vào sự dung hòa những quan điểm chung nhất mà các cộng đồng dân tộc trên thế giới có thể chấp nhận, và đặc biệt lưu ý nhấn mạnh những đặc điểm riêng theo quan niệm của người Việt Nam chúng ta.

a/ Dáng người: Đây là nét chung, tổng quát chung về một người nào đó, đập vào mắt người nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên… Dáng người là ấn tượng đầu tiên của một hình thể. Người Việt Nam vẫn quan niệm nhất dáng nhì da. Như vậy đủ biết dáng người có tầm quan trọng hết sức lớn lao, thậm chí là quan trọng số một trong toàn bộ các vẻ đẹp của con người. Dáng người bao hàm nhiều yếu tố khi đánh giá. Đó là: Người đó cao hay thấp, béo mập hay gầy ốm, tay chân thẳng hay cong và dài hay ngắn so với có thể, người có thon thả hay không? V.v… Một điểm quan trọng là dáng người có cân đối, có thắt đáy lưng ong không? (Những người thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chuộng lại khéo nuôi con). Dáng người được coi là đẹp khi có thể mô tả bằng cách hình dung từ: khi đứng thì cao ráo, thon thả, sang trọng, khi đi thì mềm mại, uyể chuyển, nhẹ nhàng, bước chân quí phái, kiêu sa v.v…

b/ Làn da: Đây là yếu tố sắc đẹp đứng hàng thứ hai. Đây cũng là quan niệm có cơ sở có khoa học. Da không chỉ là cơ quan che phủ bảo vệ cơ thể, mà còn có nhiều chức năng sinh lý khác, như là tấm gương phản ánh hoạt động sinh lý bên trong cơ thể, phản chiếu tình trạng sức khỏe toàn thân. Một người trẻ trung khỏe mạnh thì da mịn màng hồng hào, một người ốm yếu bệnh tật thì da nhợt nhạt xanh xao… Khi nói về cái đẹp của làn da người ta không chú trọng nhiều tới màu da, vì màu da của mỗi chủng tộc thì khác nhau và có những người thuộc chủng tộc này lại thích có được màu da mà mình không có (người da đen, da vàng thích có da trắng, nhưng người da trắng lại thích có da nâu cháy nắng mặt trời…). Nói chung, một làn da đẹp phải là làn da tươi trẻ, màng đầy mịn màng, hồng hào sắc diện, không có những biểu hiện bệnh lý hay lão hóa, không nhăn nheo xanh xao, nhợt nhạt (trắng thì phải trắng hồng, mà đen thì phải đen giòn, căng tràn nhựa sống…)

c/ Khuôn mặt: Theo luật xa gần như trong điện ảnh và hội họa, sau tổng thể dáng người và nước da là khuôn mặt. Trong cách nhìn nhận về sắc đẹp, khuôn mặt đối với người phương Đông quan trọng hơn với người phương Tây, điều quan trọng là khuôn mặt phải gây ấn tượng và thể hiện sự mạnh mẽ về cá tính và thể chất. Còn với người phương Đông thì theo quan niệm chung một khuôn mặt phụ nữ đẹp là khuôn mặt cân đối, đầy đặn mà thanh tú với mắt đen láy, lông mày cong lá liễu, mũi thẳng dọc dừa, miệng nhỏ, môi cắn chỉ, camwfcher, má lúm đồng tiền… Nhưng điều quan trọng hơn là khuôn mặt phải tạo được ấn tượng về một vẻ đẹp không chỉ là lôi cuốn về thể chất, nghiêng về sự gợi cảm tính dục như kiểu phương Tây, mà là nét đẹp đầy nữ tính, thuần khiết kiểu Á Đông: đẹp thùy mị đoan trang, như vẻ đẹp của chị em nàng Kiều của Nguyễn Du: khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, hoa cười ngọc thốt đoan trang.

d/ Nét duyên: Nét duyên, cái duyên của người con gái, nguoif phụ nữ là một cái gì rất khó mô tả, rất khó gọi tên, nhưng ai cũng có thể nhận biết sự hiện diện của nó. Cái duyên vô cùng quan trọng đối với người Á Đông, người Việt Nam khi đânhs giá nhan sắc của một người, nhất là phụ nữ. Cái duyên quan trọng đến mức, một người phụ nữ dù có một dáng vẻ hình thức đệp đến đâumà thiếu cái duyên thì cũng sẽ bị coi là… vô duyên. Chữ vô duyên hàm một ý nghĩa chê bai nặng nề với nguoiwfphuj nữ. Một người có ngoại hình dù kém đệp mà có duyên vẫn được mọi người dành cho nhiều cảm tình hơn một người đẹp mà ít duyên. Nét duyên của một người được tạo nên bởi nhiều yếu tố như dáng người, khuôn mặt, giọng nói, tiến cười, dáng đi, tướng đứng v.v… Những yếu tố này không thể tách rời nhau và cũng khó mà tách bạch cái nào la quan trọng hơn. Nó là một tổng thể hài hòa trong một con người, tạo nên ấn tượn đẹp với người xung quanh, lưu giữ được cảm tình của mọi người. Mặt khác, nét duyên của một người có thể dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có người có nét duyên kín đáo mà thoạt nhìn khó thấy nhưng càng tiếp xúc lâu càng làm cho người khác yêu mến và ngưỡng mộ. Khi một người phụ nữ được mọi người chung quanh nhận xét là có duyên thì đó là lời khên tặng hết sức quý giá, ngắn gọn mà đủ nghĩa, hàm chứa những gì đẹp đẽ, dễ thương nhất cho nhan sắc của một người.

2/ Những yếu tố đo được (Somatométric):

Đây là những yếu tố về mặt thể chất của sắc đẹp con người, có thể xác định bằng cách đo khám cụ thể. Nó là những dữ liệu mang tính khoa học, chính xác khách quan và giúp cho việc thống nhất nhận định về đặc điểm kích thước sinh học củ cơ thể một người. Những số đo này thể hiện hình dáng khối lượng cơ thể, cho thấy sự phát triển sinh lý của cơ thể với tất cả những ưu điểm cũng như những khuyết điểm, giúp ta có thể nhận định đánh giá sắc đẹp tổng thể một cách chính xác. Mọi người cũng cần có những hiểu biết nhất định về những số đo này để có thể tự đánh giá bản thân, để tự điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi nhất cho sắc đẹp của mình, đống thời có thể nhận xét vẻ đẹp của người khác một cách xác đáng. Đặc biệt là với những người hành nghề săn sóc thẫm mỹ, nhất là với các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ càng đòi hỏi sự hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm, tiêu chí sinh học và giải phẫu của cơ thể, và phải có năng lực thẫm mỹ cao để có thể cảm thụ tinh tế vẻ đẹp của con người, từ đó mới có thể đánh giá chính xác những gì cần làm và những gì có thể làm đặng giúp cho khách hàng có được vể đẹp hoàn mỹ hơn. Thiếu khả năng thiên phú đó thì người hành nghề dịch vụ thẫm mỹ không thẻ thành công trong nghề nghiệp.

a) Nguyên tắc chung:

Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đo các chỉ số kích thước cơ thể. Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi đánh giá kết quả đo đạc để đưa ra những kết luận về thẫm mỹ, mỗi tác giả cũng có những lý lẽ riêng, đôi khi tùy thuộc vào chủng tộc và hệ thống văn hóa của đối tượng được đo và hệ thống vặn hóa của đối tượng được đo và cả của người làm nhiệm vụ… đo.

Các phương pháp đo đều nhằm xác định kích thước, độ dài, độ lớn, khối lượng của các bộ phận cơ thể như độ dài xương, độ lớn của cơ bắp, đường cong, thể trọng v.v…

Ở đây xin giới thiệu một phương pháp đo phổ biến hiện nay trên trhees giới là phương pháp Rudolfmatric và các nguyên tắc đo đạc dựa theo qui định của Hội quốc tế về khảo cổ học và Nhân trác học.

b) Nội dung đo:

Các điểm mốc: Việc đo đạc thường dựa vào các điểm mốc là các điểm lồi của đầu xương, các khớp xương, các nếp làn da, các điểm tiếp giáp các đường cong v.v…

- Tư thế đo: Thường phải đo ở tư thế đứng thẳng. Ngoài ra khi xác định chiều cao từng phần cơ thể còn phải đo ở tư thế ngồi và đo gián tiếp giảm trừ lẫn nhau giữa các phần cơ thể. Cũng phải đo đối xứng cả 2 bên thân người để đánh giá sự phát triển bình thường và sự cân đối của cơ thể.

Đo vùng - đầu - mặt - cổ:

Trong nghiên cứu về nhân trác học, hình thái hoc người ta đo đạc rất chi tiết kích thước từng cơ quan bộ phận của cơ thể và khoảng cách chi tiết giữa các bộ phận.

Nhưng ở đây chúng ta chỉ cần biết đến những số đo chính, có ý nghĩa quan trọng về mặt thẩm mỹ trong việc đánh giá sắc đẹp.

  1. Khoảng cách 2 điểm đầu trong chân mày
  2. Khoảng cách 2 điểm đầu ngoài chân mày
  3. Khoảng cách 2 tai
  4. Khoảng cách 2 góc mắt trong
  5. Chiều dài của 2 mắt
  6. Khoảng cách 2 góc hàm
  7. Khoảng cách 2 khóe miệng (độ rộng của miệng)
  8. Chiều dài của sống mũi
  9. Chiều cao của đầu mũi
  10. Khoảng cách 2 chân cánh mũi
  11. Bề dày của môi
  12. Độ dài của càm tính từ điểm dưới miệng
  13. Chiều dài vành tai
  14. Đo góc giữa chân sống mũi và trán
  15. Đo góc giữa mũi và môi trên
  16. Đo chiều dài của đầu từ đỉnh đầu đến đỉnh cằm
  17. Đo chiều dài từ mặt từ chân tóc đến đỉnh cằm
  18. Đo vòng tròn của đầu ở điểm đi qua chân mày và điểm đi qua tai.
  19. Đo khoảng cách 2 gò má
  20. Đo và so sánh kích thước và khoảng cách các cơ quan bộ phận trên khuôn mặt.

Đo thân người:

  1. Chiều cao đứng: Là chiều cao thân người từ đỉnh đầu đến gót chân (sát mặt đất). Khi đo phải đứng thẳng người, 2 tay buông xuôi, sao cho 3 điểm gáy – mông – gót chân phải nằm trên một đường thẳng.
  2. Chiều cao ngồi: Đo ở tư thế ngồi thoải mái, lưng thẳng.
  3. Độ dài cánh tay: Đo từ điểm nhô đầu vai tới điểm mút ngón tay giữa.
  4. Chiều dài của cánh tay trên: Từ mỏm đầu vai đến mỏm khuỷu tay (cùi chỏ)
  5. Chiều dài cánh tay dưới (cẳng tay): Từ lằn khuỷu tay đến mắt cá tay.
  6. Chiều dài chân: từ mỏm gai xương chậu tới mắt cá chân.
  7. Vòng cổ: Chiều dài vòng cổ ngang qua yết hầu.
  8. Chiều rộng vai: là khoảng cách 2 mỏm cùng vai 2 bên.
  9. Vòng ngực 1: Đo vòng tròn ngực đi qua nền nách.
  10. Vòng ngực 2:đường vòng tròn ngực đi qua điểm nhô cao nhất của ngực (ở phụ nữ có thể là điểm đi qua 2 đỉnh vú – núm vú – với điều kiện vú dứng gọn, không bị chảy xệ).
  11. Vòng ngực 3: Đường vòng ngực đi qua nếp lằn dưới vú.
  12. Khoảng cách 2 núm vú.
  13. Vòng eo: Vòng tròn bụng nơi bụng nhỏ nhất, thường nằm trong khoảng giữa rốn và gai xương chậu.
  14. Vòng mông: Vòng tròn đi qua điểm nhô cao nhất của 2 mông.
  15. Chiều ngang xương chậu: Đi qua nơi rộng nhất của xương chậu.
  16. Chiều dày mông: Đường thẳng đối chiếu từ đỉnh mông phía sau với điểm trước bụng dưới.
  17. Chiều dày ngực: Đường thẳng đối chiếu từ điểm cao nhất của ngực ( ở phụ nữ là điểm đầu núm vú nếu vú chưa bị chảy xệ), đến điểm tương ứng sau lưng.
  18. Vòng đùi: đo vòng đùi nơi đùi lớn nhất.
  19. Vòng cẳng chân: Đo nơi to nhất của bắp chân.
  20. Độ cao của vú: Đo từ điểm nền ngực chân vú tới đỉnh núm vú trong tư thế vú đứng, không chảy xệ.
  21. Cân nặng: Cân lúc đói, chỉ mặc quần áo lót mỏng nhẹ và cân 3 lần với sai số các lần không quá 50g.

(Còn tiếp)

BS CAO NGỌC BÍCH

Video liên quan

Chủ đề