Tại sao dùng shopify mà khong tự làm

Khi bắt đầu kinh doanh online, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là chọn một nền tảng (platform) thương mại điện tử để xây dựng Store của mình. Việc lựa chọn chưa bao giờ là dễ dàng vì các platform luôn nỗ lực phát triển rất nhanh để thu hút người dùng mới. Chính vì vậy, trong bài viết này, Global Link Asia Consulting sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về các nền tảng thương mại điện tử và so sánh chi tiết những platform phổ biến nhất hiện nay.

1. Tổng quan các nền tảng thương mại điện tử quốc tế

1.1 Nền tảng thương mại điện tử quốc tế là gì?

Nền tảng thương mại điện tử là một hệ thống cho phép doanh nghiệp tạo website bán hàng online (Store) với tính năng mua hàng trực tuyến và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing tự động, v.v. Tất cả tính năng được tích hợp trong cùng 1 hệ thống duy nhất để giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách thuận tiện nhất.

1.2 Nền tảng thương mại điện tử quốc tế khác gì với sàn thương mại điện tử quốc tế?

Các sàn thương mại điện tử như Shoppee, Lazada, Amazon, v.v. cho phép người bán hàng (Merchant) nhanh chóng mở Store trên sàn để bán sản phẩm. Tuy nhiên, người bán hàng không có nhiều khả năng tùy chỉnh gian hàng của mình.

Khác với sàn, các platform thương mại điện tử quốc tế tập trung vào việc giúp các chủ doanh nghiệp xây dựng, tùy chỉnh và quản lý các cửa hàng trực tuyến của mình. Ngoài ra, chủ cửa hàng trên các nền tảng này hoàn toàn có thể chủ động trong các hoạt động marketing trực tuyến trên website của mình. Tuy nhiên, chủ Store (người bán) sẽ cần bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn để xây Store trên platform.

1.3 Vì sao doanh nghiệp lại cần đến các nền tảng thương mại điện tử quốc tế để bán hàng xuyên biên giới?

Khi nhu cầu mua hàng trực tuyến quốc tế tăng cao, việc kinh doanh trực tuyến ngày càng phổ biến và người mua hàng có nhiều lựa chọn hơn thì các chủ store mong muốn nhiều hơn ở store của mình chứ không dừng lại ở hoạt động đăng tải hình ảnh và bán hàng thông thường. Ví dụ, chủ store sẽ muốn tùy ý điều chỉnh và thiết kế Store của mình nhằm tạo branding và phát triển lợi thế cạnh tranh riêng so với đối thủ. Với các platform thương mại điện tử, chủ Store có thể tự vạch ra chiến lược bán hàng, Marketing riêng để tiếp cận và thu hút khách hàng, từ đó nâng cao doanh thu.

2. Shopify vs WooCommerce: Đâu là sự lựa chọn phù hợp cho các nhà kinh doanh quốc tế, Dropshipper, v.v.?

2.1 Shopify và WooCommerce có mức độ phổ biến như thế nào?

Theo Built With, WooCommerce đã vượt qua tất cả các đối thủ để giành vị trí số 1 cho nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trong số 1 triệu website thương mại điện tử hàng đầu, ngay sau đó là Shopify. Tuy nhiên, nếu nhìn vào top 10,000 website thương mại điện tử hàng đầu, chỉ có 8% sử dụng WooCommerce, trong khi 17% sử dụng Shopify. Và xét về số lượng website thực tế trong 10,000 website thương mại điện tử kể trên, có: 459 website đang sử dụng Shopify và 113 website đang sử dụng WooCommerce.

Mặc dù WooCommerce là platform đang dẫn đầu thị trường, nhưng Shopify lại có tính cạnh tranh mạnh mẽ và thậm chí dẫn đầu trong một số danh mục. Dưới đây là bảng so sánh thị phần của WooCommerce so với Shopify, được chia theo phân khúc của các websites sử dụng nền tảng thương mại điện tử.

Phạm vi thống kê tỷ lệ được sử dụng của mỗi nền tảng thương mại điện tử Shopify WooCommerce
Top 10,000 website thương mại điện tử tốt nhất 17% 8%

Top 100,000 website thương mại điện tử tốt nhất

18% 4%

Toàn bộ các website thương mại điện tử

16% 27%

Top 1,000,000 website thương mại điện tử tốt nhất

19% 29%

Toàn bộ các website thương mại điện tử tại Việt Nam

7%

68%

Ngoài ra, khi nhìn vào Google Trends trong 5 năm qua, có thể thấy được rằng sự quan tâm dành cho 2 nền tảng đều tăng, nhưng mức độ quan tâm đến Shopify đã cao vượt trội hơn so với WooCommerce.

Tại sao dùng shopify mà khong tự làm

2.2 Mở Store ở Shopify/WooCommerce có dễ dàng và nhanh chóng không?

Để đánh giá mức độ dễ dàng và nhanh chóng khi mở Store, hãy xem xét quy trình mở Store và những bước cần thực hiện khi mở Store ở cả 2 platform:

  WooComerce Shopify

Các bước cần thực hiện

  1. Cài đặt WordPress và tìm hiểu cách sử dụng WordPress (nếu chưa quen với WordPress)
  2. Cài đặt WooCommerce và chọn giao diện bán hàng phù hợp với nhu cầu.
  3. Tìm hiểu giao diện WooCommerce
  4. Cài đặt các chi tiết phức tạp như cổng thanh toán, hình thức vận chuyển, các loại phí liên quan, v.v.
  1. Tạo tài khoản Shopify
  2. Chọn và mua miền hoặc đồng bộ hóa một tên miền hiện có
  3. Chọn giao diện cho cửa hàng Shopify
  4. Cài đặt các chi tiết phức tạp như cổng thanh toán, phương thức vận chuyển, các loại phí liên quan khác, v.v.

Có thể thấy rằng, việc mở Store là khó hay dễ trên mỗi nền tảng phụ thuộc vào kinh nghiệm xây website nói riêng và mở Store nói chung của chủ Store. Ngoài ra, Shopify cũng cho phép Merchants áp dụng một số hình thức thanh toán nhất định sau khi mở Store, thay vì phải cài đặt như WooCommerce.

2.3 Merchants có quyền kiểm soát như thế nào đối với Store của mình?

Nền tảng Shopify Nền tảng WooCommerce
  • Merchants có thể tìm thấy vô vàn mẫu giao diện khác nhau tại Shopify Themes Store
  • Ứng dụng bổ sung - Merchants có thể tìm thấy nhiều ứng dụng khác nhau tại Shopify App Store
  • Shopify giới hạn 100 biến thể cho mỗi sản phẩm và tổng số 3 tùy chọn cho mỗi sản phẩm.
  • Cho phép tùy chỉnh giao diện của Store cũng như dùng themes có sẵn

  • Tùy chỉnh cài đặt hơn 50,000 plug-ins, bao gồm các plugin và tiện ích mở rộng được thiết kế đặc biệt cho WooCommerce

  • WooCommerce không giới hạn về số lượng biến thể sản phẩm mà Merchants bán trên Store.

2.4 Nền tảng nào cung cấp nhiều plug-ins hơn?

Là một platform gắn liền với mã nguồn mở Wordpress, WooCommerce phụ thuộc rất nhiều vào các plug-ins. WooCommerce cung cấp hơn 50,000 plug-ins để Merchants lựa chọn, cho phép Merchants xây dựng website riêng biệt. Trong khi đó, Shopify có vẻ khiêm tốn hơn khi có hơn 1,200 ứng dụng miễn phí và trả phí.

2.5 Shopify và WooCommerce sẽ cung cấp cho người dùng các phương thức thanh toán nào?

Bước vào cửa hàng Extensions của WooCommerce, Merchants có thể tùy chọn nhiều loại cổng thanh toán khác nhau để phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Trong khi đó, nền tảng Shopify cung cấp cổng thanh toán riêng là Shopify Payments. Tuy nhiên, nếu Merchants muốn sử dụng cổng thanh toán của bên thứ ba, Shopify cũng sẵn sàng hỗ trợ một số cổng thanh toán phổ biến như PayPal, Stripe, v.v. Đặc biệt hơn, Shopify cũng hỗ trợ Merchants với thông tin thanh toán theo quốc gia hoặc khu vực, góp phần hỗ trợ Merchants lựa chọn giải pháp thanh toán trực tuyến quốc tế chính xác hơn.

Tại sao dùng shopify mà khong tự làm

2.6 Shopify và WooComerce sẽ hỗ trợ khách hàng như thế nào?

Shopify cung cấp hỗ trợ 24/7 qua điện thoại, trò chuyện trực tiếp và email. Ngoài ra, platform thương mại điện tử này còn có thư viện hướng dẫn, các diễn đàn cộng đồng và hướng dẫn thiết lập nhằm hỗ trợ Merchants vận hành Store thuận lợi và ổn định nhất có thể.

Tại sao dùng shopify mà khong tự làm

Tương tự Shopify, WooCommerce cũng hỗ trợ Merchants qua điện thoại và trò chuyện trực tiếp 24/7, đồng thời mở một trung tâm kiến ​​thức rộng lớn chứa đầy thông tin hữu ích - WooCommerce Docs. Với WooCommerce Docs, Merchants có thể tìm đọc một loạt hướng dẫn thiết lập để xây dựng Store như ý.

Tại sao dùng shopify mà khong tự làm

2.7 Nền tảng thương mại điện tử quốc tế nào bảo mật thông tin tốt hơn?

Bảo mật thông tin luôn là mối quan tâm hàng đầu của Merchants khi mở Store vì Merchants nắm giữ thông tin cá nhân của người mua hàng.

Với Shopify, vì là platform thương mại điện tử được lưu trữ trực tiếp trên server của mình nên Shopify chịu trách nhiệm xử lý mọi vi phạm bảo mật và đảm bảo website của Merchants an toàn trước tin tặc. Ngược lại, WooCommerce hoạt động với WordPress và được lưu trữ trên máy chủ của đơn vị mà merchant đã chọn. Plug-in thực tế không đi kèm với bảo mật tích hợp, vì vậy mọi bảo mật sẽ cần được xử lý bởi chính Merchants hoặc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của Merchants.

Ngoài ra, Shopify còn tích hợp sẵn chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer - chứng chỉ bảo vệ website của Merchants khỏi nguy cơ bị giả mạo thông tin cá nhân). Một cách để nhận biết SSL bằng biểu tượng ổ khóa nhỏ xuất hiện bên cạnh URL của webisite. Các lợi ích chính của việc có chứng chỉ SSL là:

  • Bảo mật khi xử lý các khoản thanh toán và thông tin cá nhân của khách hàng
  • Hỗ trợ SEO cho Store của bạn, vì Google sẽ đánh giá cao những website có SSL
  • Khách hàng sẽ biết đây là website an toàn - điều này làm tăng uy tín cho Store của Merchants

Bên cạnh đó, Shopify hoàn toàn tuân thủ PCI-DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) - tiêu chuẩn bảo mật xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (Payment Card Industry Security Standards Council) gồm các thành viên: Visa, MasterCard, American Express, Discover Financial Services, JCB International. Điều này có nghĩa là, các Store ở platform Shopify của Merchants được thiết lập để chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng phù hợp với các quy định pháp luật. Và Merchants không cần thiết lập gì cả và có thể bắt đầu xử lý các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ từ ngày đầu tiên mở Store. Đây cũng là điều mà các Store mở ở WooCommerce không được thiết lập sẵn.

2.8 Chi phí để duy trì Store trên mỗi nền tảng là bao nhiêu?

Nếu Shopify đặt ra bảng giá cố định để Merchants quyết định, thì WooCommerce tính giá linh hoạt hơn. Giá của Shopify dao động từ 29 USD đến 299 USD mỗi tháng. Các kế hoạch định giá của Shopify giúp Merchants dễ dàng theo dõi chi tiêu của mình. Ngược lại, WooCommerce là một platform với mã nguồn mở, cho phép cài đặt nhiều plug-ins miễn phí. Tuy nhiên, Merchants sẽ cần phải thanh toán thêm các chi phí:

  • Chi phí hosting
  • Phí tên miền
  • Phí dịch vụ SSL
  • Chi phí của các loại plugins có tính phí

3. Kinh nghiệm chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp

Vậy sau khi phân tích điểm khác biệt chính giữa WooCommerce và Shopify, Merchants nên lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào?

Merchants nên sử dụng Shopify nếu: Merchants nên sử dụng WooCommerce nếu:
  • Muốn được hỗ trợ 24/7

  • Muốn được bảo mật thông tin cẩn thận

  • Muốn một website hoạt động trong thời gian ngắn, không yêu cầu nhiều kiến ​​thức kỹ thuật

  • Muốn mở một Store riêng biệt, mang đậm dấu ấn brand của mình

  • Muốn xây dựng một cửa hàng trực tuyến quy mô lớn bán ở nhiều khu vực

  • Muốn tự tùy chỉnh các cài đặt kỹ thuật và muốn kiểm soát tốt hơn thiết kế và lưu trữ Store của mình

Nhìn chung, lựa chọn platform thương mại điện tử nào còn tùy thuộc vào mô hình, phạm vi kinh doanh và lựa chọn giải pháp thanh toán quốc tế của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các platform thương mại điện tử quốc tế đều nỗ lực đa dạng hóa giải pháp thanh toán trực tuyến. Điều này vô tình làm các nhà kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi ra quyết định, và phải tìm đến các đơn vị tư vấn chiến lược.

Global Link Asia Consulting, với kinh nghiệm tư vấn phương thức thanh toán phù hợp, sẽ đồng hành cùng Quý doanh nghiệp để đưa ra những quyết định tốt nhất cho mô hình kinh doanh của mình.

Hiểu được nhu cầu chạy cổng thanh toán ổn định, Global Link Asia Consulting ra mắt các dịch vụ:

  • Hướng dẫn đăng kí tài khoản PayPal Business mới theo quy trình chuẩn. Đặc biệt cần thiết nếu Merchant đã từng bị sự cố với các tài khoản PayPal cũ, hoặc nếu Merchant muốn chạy Volume lên rất lớn.
  • Tư vấn chiến lược về quá trình mở PayPal, chạy tăng Volume, gỡ Limits, làm Thẩm định (Underwriting) để nâng cấp thành tài khoản PayPal Business VIP, đăng ký PayPal Pro, đăng ký các dịch vụ chỉ riêng cho tài khoản Business VIP, v.v.
  • Hỗ trợ quản lý và duy trì tài khoản PayPal Busines, tài khoản VIP, hướng dẫn giải quyết tranh chấp, hướng dẫn tối ưu hóa cách chuyển tiền quốc tế, v.v.

Công ty tư vấn Global Links Asia Consulting sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói, từ đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài (đặc biệt là Singapore), hướng dẫn mở tài khoản cá nhân hoặc doanh nghiệp tại ngân hàng Singapore, tư vấn thuế, kế toán doanh nghiệp, đến hỗ trợ dùng phần mềm kế toán quốc tế QuickBooks, chữ ký điện tử, đăng ký tên miền quốc tế, dùng số phone transfer quốc tế tại Singapore, Mỹ, EU, v.v. để chăm sóc khách hàng, và còn nhiều dịch vụ linh hoạt khác.

Các gói dịch vụ của Global Link Asia Consulting giúp Merchant hoạt động ổn định, tập trung vào việc kinh doanh, tăng doanh số (nếu Merchant không vi phạm những chính sách của PayPal). Global Link Asia Consulting tự hào là Đối tác làm việc trực tiếp với PayPal, Payoneer Việt Nam, Payoneer Singapore, các ngân hàng quốc tế, và nhiều đối tác khác. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đã hỗ trợ rất nhiều công ty, từ startup nhỏ đến các tập đoàn Top 500 Việt Nam, Global Link Asia Consulting tự tin mang đến những dịch vụ và tư vấn chuyên nghiệp nhất cho mọi khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ngay bây giờ:

  • Hotline: (+84) 0938 531 588
  • Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Bài viết trên được Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. biên soạn và đăng trực tiếp vào website www.globallinkconsulting.sg/vi/ lần đầu vào ngày 07 tháng 06 năm 2021. Bản quyền thuộc Global Link Asia Consulting Pte. Ltd. Vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức trừ trường hợp được đồng ý bằng văn bản từ phía Global Link Asia Consulting Pte. Ltd.