Tại sao không mở lòng

Bạn tìm thấy tình yêu, nhận ra người đó là định mệnh cuộc đời mình. Tuy nhiên, đâu đó quanh bạn vẫn còn hoài nghi khi bên anh ấy.

Con gái thường rất lạ, tỏ ra nhạy cảm trong chuyện tình cảm, nhưng có lúc không hiểu được cảm xúc thật sự của mình là như thế nào?

Bạn nhận ra mình đang dành mọi thời gian, tình cảm cho cuộc tình này, bạn tự nhận mình đã mở lòng tuyệt đối cho mối quan hệ với anh ấy. Bạn không hề có chút hoang mang, lo lắng gì?

Nếu bạn dám khẳng định điều trên là tuyệt đối thì tình yêu của bạn đang rất đẹp đấy.

Nhưng nếu bạn còn tỏ ra băn khoăn, có chút hoài nghi trong mối quan hệ với người đàn ông đó thì chắc chắn một điều, bạn chưa toàn tâm toàn ý, mở lòng cho mối quan hệ này. Làm sao để biết được nhỉ?

Bạn luôn nghi ngờ hạnh phúc vợ chồng

Có thể do tiếp xúc với sách báo, phim truyện, rồi đọc từ thực tế các câu chuyện gia đình khiến bạn có cảm giác bất an, thiếu tin tưởng ai đó, nên trong thâm tâm luôn hoài nghi về cái gọi là hạnh phúc gia đình.

Chính sự thiếu tin tưởng đã vô tình tạo rào cản giữa bạn và anh ấy. Điều đó biến bạn thành người không thực sự toàn tâm toàn ý , mở lòng cho tình yêu.

Con gái à, đừng suy nghĩ quá nhiều, khi bạn cảm thấy người đàn ông của mình là tình yêu đích thực của cuộc đời thì đừng nghi ngờ gì hết, hạnh phúc là do chúng ta chứ không thể yếu tố bên ngoài tác động được.

Chỉ khi bạn tin tưởng hạnh phúc thì mới hạnh phúc.

Hết thời kỳ lãng mạn

Bạn tỏ ra hoài nghi về độ lãng mạn cuộc sống vợ chồng sau này. Trong đầu bạn luôn có hàng tá câu hỏi dạng: Liệu rằng, sau này khi lấy nhau, anh ấy còn lãng mạn như bây giờ không? Anh ấy còn yêu và chiều mình như trước?...

Không chỉ nghi ngờ hạnh phúc gia đình, bạn tỏ ra già trước tuổi khi nghĩ đến việc sẽ chẳng còn lãng mạn nếu như bước vào hôn nhân.

Thật sự, nếu cứ sợ như vậy thì đâu phải là yêu.

Bạn chìm đắm trong quá khứ

Mặc dù có người mới nhưng bạn vẫn chưa nguôi ngoai tình cũ. Bằng chứng, khi bên người mới bạn luôn nghĩ về người cũ, từ cử chỉ, lời nói, ...Phải chăng với bạn, người mới chỉ là vật thế chỗ?

Nếu thực sự như vậy, thì không gọi là yêu đâu con gái.

Chỉ khi nào bạn gạt bỏ quá khứ không vui, bắt đầu cuộc sống mới, tin tưởng hoàn toàn vào chàng thì khi đó bạn mới thật sự hạnh phúc.

Bạn hững hờ tình cảm chàng

Chàng rất tốt, theo đuổi bạn nhưng bạn cứ lấp lửng, chẳng quyết định rõ ràng là yêu hay không yêu khiến người ta và bạn cùng mệt mỏi.

Lúc này, lời khuyên cho bạn, nên làm theo mách bảo của trái tim nhé. Hãy nghĩ về tình cảm mà anh ấy dành cho mình để kiểm điểm bản thân xem mình hành động như vậy đã đúng chưa?

Lòng tự trọng

Bạn thường phản ứng thái quá, hoặc tỏ ra tự ái mỗi khi anh ấy nói điều không hay về mình hay người ấy?

Bạn tự động cắt liên lạc, im lặng không hề nói chuyện gì với người ấy chỉ vì động đến lòng tự trọng cao hơn mâm cỗ của mình.

Con gái ơi, khi bước vào một mối quan hệ, điều này là khó tránh khỏi. Chỉ có điều bạn giải quyết nó thế nào thôi. Chính sự giận dỗi thái quá, vô lý của bạn đã khiến mối quan hệ của hai bạn trở nên xấu đi, càng ngày càng không hiểu nhau hơn đấy.

Bạn sợ cô đơn

Đang trong mối quan hệ với anh ấy nhưng bạn luôn mang cảm giác lo sợ. Sợ một ngày anh ấy sẽ bỏ mình đi mà không nói một lời nào.

Cảm giác sợ cô đơn khiến bạn yêu trong trạng thái hoài nghi, không thoải mái. Đây là điều tuyệt đối không hề tốt cho tình yêu đâu con gái ơi. Khi yêu ai, bạn phải thật lòng, toàn tâm và tim tưởng người ta chứ.

Có nỗi sợ nào là không thể vượt qua, chỉ sợ bạn chưa thử mà thôi.

Bạn có quá nhiều vệ tinh

Quá nhiều vệ tinh quay quanh bạn cũng là lý do khiến bạn không quyết đoán, thành thật và mở lòng thực sự cho chàng.

Chính vì có quá nhiều sự quan tâm của nhiều người nên bạn rơi vào trạng thái  tự thỏa mãn, điều này vô tình khiến mối quan hệ của hai bạn khó bền chặt.

Câu hỏi: Làm thế nào để con có thể thực sự mở lòng ra ?

Thầy: Những hiểu lầm, những tri giác sai lầm là một phần của cuộc sống, cũng giống như bùn. Hiểu lầm, tri giác sai lầm chính là nền tảng của những cuộc chiến tranh xung đột, chết chóc, đau khổ. Đó là bùn. Sự thực tập giúp chúng ta giải tỏa được những hiểu lầm, lấy đi những tri giác sai lầm để phục hồi lại truyền thông và mang lại hòa giải. Chuyển hóa bùn thành sen, đó là một điều có thể làm.

Giáo lý của Bụt có thể giúp chúng ta làm được điều đó với tư cách một cá nhân hay một nhóm người. Và khi làm được điều đó với một nhóm người thì chúng ta có thể thay đổi được tình trạng xã hội. Đó là lý do tại sao thực tập với tư cách một cá nhân là không đủ. Chúng ta cần thực tập với một nhóm người dưới hình thức một tăng thân. Có những người trong chúng ta rất sợ phải yêu, chúng ta không dám mở lòng mình ra. Chúng ta sợ bởi vì chúng ta đã đau khổ và chúng ta nghĩ rằng yêu là khổ. Như vậy rất đáng tiếc, bởi vì tình yêu thương chân thật có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui và sự trị liệu.

Có những lúc mùa xuân đến, tất cả những bông hoa đều nở rộ nhưng tại sao chúng ta lại từ chối mở lòng ra ? Bởi vì có một sự sợ hãi, sợ rằng ta sẽ đau khổ thêm một lần nữa. Đó là do chúng ta đã không được học nghệ thuật để thương yêu. Cố nhiên là người kia đã không khéo léo, nhưng chúng ta cũng không khéo léo nốt, chúng ta chưa biết cách để thương. Chúng ta đã để cho những hiểu lầm và tri giác sai lầm sai sử, người kia đã làm cho ta đau khổ và ta cũng làm cho người đó đau khổ. Vì vậy, chúng ta cần phải học giáo lý mà Bụt dạy về nghệ thuật thương yêu.

Yếu tố thứ nhất của tình thương đích thực là Từ (Maitri). Tình thương đích thực là phải có khả năng mang lại hạnh phúc. Lòng Từ là một năng lượng có thể mang lại hạnh phúc cho ta và cho người kia. Nếu một tình yêu mà không thể mang lại hạnh phúc thì đó không phải là tình yêu. Đó là một cái gì đó khác. Đam mê, thèm khát, thú vui dục tình, mong muốn chiếm hữu… tất cả đều không phải là tình yêu. Vì vậy, Từ là một loại năng lượng mà chúng ta phải vun trồng, tưới tẩm. Nếu đó là một tình yêu đích thực thì nó phải mang lại sự lành mạnh, hạnh phúc cho mình và cho người kia. Và cách để vun trồng, nuôi dưỡng lòng từ là phải có thời gian để nhìn và để hiểu. Hiểu được những đau khổ, khó khăn và nhu cầu của người kia, cũng như là những đau khổ, khó khăn và nhu cầu của chính mình. Chúng ta cần thời gian để nhìn vào chính mình. Chúng ta cần phải hiểu được những đau khổ, khó khăn cũng như những ước vọng sâu xa của chúng ta. Và chúng ta phải có khả năng chấp nhận được mình như mình đang là, do vậy hiểu biết chính là nền tảng của lòng Từ. Chúng ta phải nên tự hỏi xem mình có hiểu được chính mình chưa, mình có hiểu được những đau khổ, khó khăn của mình chưa. Nếu chúng ta có thể hiểu được những khó khăn, đau khổ của mình, chúng ta sẽ cảm thấy yên ổn hơn nhiều, chúng ta chấp nhận được chính mình. Kế đó, khi chúng ta nhìn vào người kia, chúng ta sẽ hiểu những đau khổ và khó khăn của người đó một cách dễ dàng hơn nhiều. Do đó, bước thứ nhất là phải hiểu mình và chấp nhận chính mình. Bước thứ hai là hiểu người kia và chấp nhận người đó. Không có sự hiểu biết và chấp nhận này thì cũng khó mà có được hạnh phúc và nuôi dưỡng được tình yêu đích thực.

Yếu tố thứ hai của tình yêu đích thực là Bi. Bi là một năng lượng có thể giúp trị liệu. Khi chúng ta có sự bi mẫn trong lòng thì chúng ta sẽ bớt khổ đi nhiều và có thể mở lòng ra một cách dễ dàng hơn. Hãy nhìn sâu vào người kia, chúng ta sẽ thấy những nỗi khổ niềm đau trong người đó. Người đó là nạn nhân của những khổ đau của chính họ. Và người đó không biết cách ôm ấp những đau khổ của mình nên cứ tiếp tục đau khổ và làm chúng ta đau khổ dù không phải người đó muốn như vậy. Vì vậy, hiểu được nỗi khổ trong người đó, chúng ta không còn giận họ nữa mà ngược lại, muốn làm một cái gì đó, nói một điều gì đó để giúp người đó bớt khổ. Như vậy có nghĩa là chúng ta đã có được lòng từ bi trong lòng mình. Khi chúng ta muốn làm một điều gì đó hoặc nói một điều gì đó làm cho người khác bớt khổ thì cũng có nghĩa là lòng từ bi đang có trong trái tim ta. Và khi lòng từ bi có trong ta thì ta sẽ không khổ nữa vì ta đã mở lòng ra với chính mình và giờ đây ta có thể mở lòng ra với người khác. Đó là năng lượng thứ hai của tình thương đích thực, Karuna.

Khi chúng ta có rất nhiều năng lượng của Bi, gọi là Đại Bi, thì chúng ta cũng là một vị Bồ Tát. Chúng ta là một vị Bồ Tát vì tình thương trong ta rất lớn, trái tim ta có thể ôm hết, không những người thương của ta mà bao trùm lên tất cả. Đại Từ, năng lượng từ phải được vun trồng. Và nếu không tiếp xúc với khổ đau, không có sự hiểu biết về khổ đau, chúng ta không thể chế tác được lòng Từ. Khi lòng Từ được sinh ra thì cũng bắt đầu có sự trị liệu, trị liệu cho chúng ta và trị liệu cho thế giới. Với sự thực tập Từ quán và Bi quán, chúng ta sẽ ít khổ hơn, chúng ta bắt đầu nếm được cam lộ của tình thương và chúng ta dễ dàng mở lòng ra hơn với cuộc đời.

Yếu tố thứ ba của tình thương đích thực là Hỷ (niềm vui). Nếu tình yêu của ta không mang lại cho ta niềm vui và làm cho người kia khóc suốt ngày thì đó không phải là tình yêu đích thực. Vì vậy, dấu ấn của tình thương đích thực là niềm vui và niềm vui cũng là sự trị liệu.

Yếu tố thứ tư là Xả, nghĩa là sự mở lòng, không loại trừ, không kỳ thị. Xả có nghĩa là chúng ta mở lòng mình ra và để cho người kia đi vào trong trái tim của mình. Bởi vì nếu không mở lòng thì làm sao mà chúng ta có thể ôm lấy người kia được. Nếu cứ tiếp tục như vậy, trái tim ta sẽ càng ngày càng lớn và lớn thêm ra. Và chẳng bao lâu sau, chúng ta sẽ ôm hết mọi người vì chúng ta không còn sự kỳ thị với ai nữa. Trái tim của chúng ta sẽ rộng lớn vô cùng nếu chúng ta có thể ôm hết tất cả mọi người trong trái tim mình. Đó là tình thương của Bụt, tình thương không loại trừ bất cứ một ai, không chỉ đối với loài người mà còn cả với các loài động vật, cỏ cây, đất đá. Tất cả được ôm trọn trong tình thương đó. Đó là sự bình đẳng, không phân biệt.

Như vậy, giáo lý của Bụt về tình thương rất rõ ràng và cụ thể. Nếu chúng ta thực tập, chúng ta tưới tẩm bốn yếu tố này thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta ngay lập tức. Chúng ta không cần phải mất nhiều năm, nhiều tháng. Khi chúng ta thực tập Từ, Bi, Hỷ, Xả, hạnh phúc sẽ bắt đầu có mặt trong trái tim ta. Ngay khi đó, chúng ta sẽ mở lòng ra được với chính mình và với những người xung quanh ta.

Video liên quan

Chủ đề