Tại sao máu lại đông

Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm đông máu:

  • Một số loại protein nhạy cảm với nhiệt độ, nồng độ các mẫu xét nghiệm sẽ giảm nếu giữ ở nhiệt độ phòng;
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có sử dụng thuốc tránh thai khiến cho nồng độ các yếu tố đông máu tăng, đặc biệt là yếu tố chống hemophilia A (VIII) và yếu tố chống hemophilia B (IX);
  • Khi bị căng thẳng hoặc bị viêm nhiễm, các yếu tố đông máu có thể sẽ tăng dẫn tới kết quả xét nghiệm bị sai lệch.

Để theo dõi và chẩn đoán chính xác tình trạng đông máu cần phải thực hiện xét nghiệm đông máu. Đồng thời kết quả xét nghiệm đông máu giúp bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, chính xác cho từng bệnh nhân cũng như tình trạng bất thường trong quá trình đông máu mà bạn có thể gặp phải, điều này không thể đưa ra phán đoán bằng các dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh.

Để được biết thêm thông tin bổ ích hãy liên hệ với Trung tâm xét nghiệm Y khoa Dr.Labo.


Dr.Labo là Trung tâm chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tận nơi, có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Xét nghiệm. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Bạn chỉ cần gọi điện đặt hẹn lấy máu xét nghiệm tận nơi qua số điện thoại: 083.7755.383 hoặc 024.73.088.288.
Dịch vụ xét nghiệm tận nơi giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, xoá tan những lo lắng, hoang mang không cần thiết, làm cho cuộc sống chất lượng hơn.

Sự hình thành của các cục máu đông (huyết khối) trong cơ thể sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành cũng như các dấu hiệu nhận biết có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh máu đông.

Bạn đã bao giờ bị đứt tay chưa? Vết thương sẽ chảy máu rồi sau đó đông lại thành các huyết khối giúp cầm máu. Khi vết thương đã lành, chúng sẽ vỡ và rơi ra. Trường hợp các huyết khối không rơi ra, chúng có thể đi vào các mạch máu của các cơ quan cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vậy nguyên nhân nào hình thành cục máu đông? Làm sao để nhận biết vị trí cục máu đông trong cơ thể? Hãy để HelloBacsi giúp bạn giải đáp những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu nhận biết vị trí hình thành cục máu đông

Cục máu đông ở chân, tay

Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch nơi cánh tay, chân hoặc nằm bên dưới bề mặt da được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Huyết khối xuất hiện ở các vị trí này rất nguy hiểm vì chúng có thể di chuyển đến phổi hoặc tim.

Bạn có nhiều khả năng bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao nếu không vận động trong một thời gian dài như sau phẫu thuật hoặc ngồi tàu, xe quá lâu. Tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sưng: Có thể xảy ra ở tại vị trí cục máu đông được hình thành hoặc ở toàn bộ chân, cánh tay.
  • Thay đổi màu sắc: Cánh tay hoặc chân bắt đầu xuất hiện các vết đỏ hoặc xanh.
  • Đau đớn: Khi cục máu đông trở nên tồi tệ, bạn có thể bị đau. Cảm giác có thể từ đau âm ỉ đến đau dữ dội.
  • Khó thở: Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là huyết khối đã di chuyển từ cánh tay hoặc chân đến phổi. Bạn cũng có thể bị ho nặng và thậm chí có thể ho ra máu, đau ở ngực và cảm thấy chóng mặt. Lúc này, bạn cần tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Chuột rút ở chân: Nếu cục máu đông nằm ở bắp chân hoặc bàn chân, bạn sẽ có cảm giác như mình bị chuột rút.

Huyết khối ở tim

Khi cục máu đông hình thành trong hoặc xung quanh tim, nó có thể gây ra cơn đau tim. Lúc này, bạn hãy để ý các triệu chứng như sau:

  • Đau ở ngực và cánh tay
  • Đổ mồ hôi
  • Khó thở

Huyết khối di chuyển đến phổi

Cục máu đông trong các tĩnh mạch ở tay và chân có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến một tình trạng cực kỳ nguy hiểm là tắc mạch phổi.

Tìm đến trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn:

  • Cảm thấy khó thở
  • Bị đau ở ngực
  • Bắt đầu ho
  • Bắt đầu đổ mồ hôi
  • Cảm thấy choáng váng

Cục máu đông ở não

Các cục máu đông xuất hiện trong não là do sự tích tụ của các chất béo trong thành mao mạch và mang nó đến não. Nó cũng có thể xuất hiện trong não do bị chấn thương ở vùng đầu gây nên. Ngoài ra, có trường hợp các huyết khối hình thành ở ngực hoặc cổ, sau đó theo máu và đi lên não. Cục máu đông trong não dễ gây ra đột quỵ dẫn đến liệt hoặc tử vong.

Cảnh giác với những triệu chứng sau đây:

  • Gặp vấn đề với tầm nhìn hoặc giọng nói
  • Động kinh
  • Yếu ớt, mệt mỏi

Huyết khối ở ruột

Các cục máu đông xuất hiện trong các tĩnh mạch ở ruột và gây ra các tình trạng như viêm ruột thừa hoặc bệnh gan.

Hãy đến bác sĩ để kiểm tra nếu bạn gặp các vấn đề như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng dữ dội và đau nặng hơn sau khi ăn
  • Tiêu chảy
  • Phân có máu
  • Đầy hơi

Huyết khối ở thận

Sự hiện diện của huyết khối trong thận thường gây ra huyết áp cao và suy thận. Điều này rất nguy hiểm, vì vậy hãy chú ý đến các triệu chứng sau:

  • Đau một bên bụng, chân hoặc đùi
  • Có máu trong nước tiểu
  • Sốt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Huyết áp cao
  • Đột ngột sưng chân nghiêm trọng
  • Khó thở

Nguyên nhân hình thành cục máu đông

Nguyên nhân hình thành cục máu đông thường đến từ lối sống ít vận động. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này nếu:

  • Đã làm phẫu thuật gần đây
  • Từ 65 tuổi trở lên
  • Uống các thuốc tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp tránh thai liên quan đến hormone
  • Bị ung thư
  • Bị gãy xương (xương hông, xương chậu hoặc chân)
  • Béo phì
  • Bị đột quỵ hoặc liệt
  • Bị bệnh giãn tĩnh mạch
  • Có vấn đề về tim
  • Tiền sử bản thân trước đó đã từng bị cục máu đông
  • Tiền sử gia đình có người bị huyết khối
  • Đi tàu, xe, máy bay hơn 1 giờ

Làm thế nào để ngăn ngừa huyết khối hình thành?

Bạn hoàn toàn ngăn ngừa sự hình thành của huyết khối trong mao mạch nếu thực hiện những việc đơn giản sau đây:

  • Mặc quần áo rộng rãi
  • Thỉnh thoảng nâng chân lên cao hơn tim khoảng 15 cm
  • Mang vớ y khoa
  • Thực hiện các bài tập do bác sĩ hướng dẫn
  • Thay đổi vị trí thường xuyên, đặc biệt là trong những chuyến đi dài
  • Không đứng hoặc ngồi liên tục quá 1 giờ
  • Ăn ít muối
  • Cố gắng không va đập hoặc làm tổn thương chân của mình
  • Điều chỉnh phần cuối giường của bạn cao lên khoảng 10–15 cm.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Các yếu tố đông máu tương tác trên bề mặt tiểu cầu và tế bào nội mô để tạo ra thrombin, chất này chuyển fibrinogen thành fibrin. Fibrin bao lấy làm bền vững cục đông.

Trong con đường nội sinh, yếu tố XII, kininogen trọng lượng phân tử cao, prekallikrein hoạt hóa yêu tố XI, yếu tố XI hoạt hóa (XIa) tiếp tục hoạt hóa yếu tố IX thành IX hoạt hóa (IXa). Yếu tố IXa sau đó kết hợp với yếu tố VIIIa và phospholipid của tiểu cầu (hiện diện trên bề mặt của tiểu cầu hoạt hóa, tế bào nội mô và mô bào) để tạo thành một phức hợp kích hoạt yếu tố X.

Nhiều (hoặc hầu hết) các protein đông máu được sản xuất trong các tế bào nội mô mạch máu, bao gồm các tế bào nội mô lót các xoang gan. Một số protein đông máu cũng có thể được sản xuất bởi các loại tế bào khác (ví dụ, các yếu tố mô bởi nguyên bào sợi).

Kích hoạt con đường nội sinh, ngoại sinh và con đường chung dẫn đến sự hình thành các cục máu đông fibrin. Ba bước liên quan đến việc kích hoạt con đường chung:

  • Prothrombinase được tạo ra trên bề mặt của các tiểu cầu, tế bào nội mô và mô đã hoạt hóa. Prothrombinase là một phức hợp của một enzym, yếu tố Xa, và một đồng yếu tố, yếu tố Va, trên bề mặt procoagulant phospholipid.

  • Phức hợp này cắt prothrombin thành thrombin và một mảnh khác.Phức hợp này cắt prothrombin thành thrombin và một mảnh khác.

  • Thrombin chuyển fibrinogen thành fibrin. Thrombin hoạt hóa yếu tố XIII, một enzyme xúc tác tạo thành cầu nối mạnh hơn giữa các sợi fibrin dạng monomer, cũng hoạt hóa cả VIII và yếu tố XI.

Các ion calci cần thiết trong hầu hết các phản ứng tạo trombin (các chất chelat canxi (ví dụ citrate, ethylenediaminetetraacetic acid) được sử dụng trong thực nghiệm như chất chống đông máu). Các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K (yếu tố II, VII, IX và X) thường liên kết với bề mặt phospholipid thông qua cầu canxi để hoạt động trong quá trình đông máu Phản ứng đông máu không xảy ra đúng khi không có vitamin K. Các protein điều hòa đông máu phụ thuộc vitamin K bao gồm protein C, protein S và protein Z.

Mặc dù các con đường đông máu hữu ích trong việc hiểu cơ chế và đánh giá trong phòng thí nghiệm về các rối loạn đông máu, đông máu in vivo không bao gồm yếu tố XII, prekallikrein, hoặc kininogen trọng lượng phân tử cao. Những người có thiếu yếu tố XII di truyền, kininogen trọng lượng phân tử cao, hoặc prekallikrein sẽ không bị chảy máu bất thường. Người bị giảm yếu tố XI có rối loạn chảy máu nhẹ đến trung bình. Trong ống nghiệm, yếu tố hòa tan XI có thể được kích hoạt bởi thrombin. Tuy nhiên, không có mối quan hệ nhất quán giữa nồng độ yếu tố XI và khả năng chảy máu. Yếu tố IX có thể được hoạt hóa bởi cả yếu tố XIa và phức hợp yếu tố VIIa/các yếu tố tổ chức.

Trong cơ thể, sự khởi đầu của con đường ngoại sinh xảy ra khi tổn thương các mạch máu làm máu chảy ra tiếp xúc với yếu tố tổ chức tren màng các tế bào trong và quanh thành mạch. Sự tiếp xúc với các yếu tố tổ chức tạo ra phức hợp yếu tố VIIa/các yếu tố tổ chức có vai trò hoạt hóa yếu tố X và yếu tố IX. Yếu tố IXa, kết hợp với đồng yếu tố của nó, yếu tố VIIIa, trên bề mặt màng phospholipid tạo thêm yếu tố Xa. Sự hoạt hóa yếu tố X nhờ cả 2 phức hợp yếu tố VIIa/yếu tố tổ chức và phức hợp yếu tố IXa/VIIIa cần thiết cho sự cầm máu bình thường. Cơ chế này giải thích lý do tại sao bệnh hemophilia Hemophilia Hemophilia là những rối loạn chảy máu di truyền thông thường gây ra do thiếu hụt yếu tố đông máu VIII hoặc IX. Mức độ thiếu hụt yếu tó xác định khả năng và mức độ nghiêm trọng của chảy máu.... đọc thêm loại A (thiếu yếu tố VIII) hoặc loại B (thiếu hụt yếu tố IX) dẫn đến xuất huyết mặc dù trong cơ thể có con đường đông máu ngoại sinh nguyên vẹn khởi phát từ phức hợp yếu VIIa/yếu tố tổ chức. Yếu tố X hoạt hóa bởi phức hợp yếu tố VIIa/mô ở đường đông máu bên ngoài không tạo ra đủ lượng thrombin (và fibrin) để ngăn ngừa chảy máu ở bệnh nhân hemophilia A hoặc B.

Video liên quan

Chủ đề