Tại sao mèo kêu grừ grừ

Bên cạnh là người bầu bạn, người bạn mèo còn có khả năng giúp mọi người xung quanh mình tự phục hồi và chữa lành bằng tiếng kêu của mình. Cùng tìm hiểu sức mạnh chữa lành của tiếng mèo kêu gư gừ qua bài viết bên dưới.

Đặc điểm của tiếng kêu của mèo

Loài mèo có rất nhiều tiếng kêu dao động trong nhiều tần số khác nhau, nhưng đặc biệt là tiếng kêu ‘gừ gừ’ của chúng tớ dao động từ 25Hz đến 150Hz. Theo các nhà khoa học, đó là tiếng kêu riêng biệt của giống loài và kể cả trong họ nhà mèo, chỉ có báo mới có tiếng kêu ‘gừ gừ’. Tiếng kêu này là sự kết hợp của dây thanh quản dưới cổ họng và sự dao động liên tục của cơ hoành từ 20 đến 30 lần mỗi giây, điều này diễn ra ngay cả khi chúng đang thở. 

Tại sao mèo lại gừ gừ?

Nhiều thí nghiệm cho thấy, tiếng ‘gừ gừ’ của mèo là cơ chế giúp giảm tiêu hao năng lượng ở khung xương khớp, cho nên mèo phát ra tiếng ‘gừ gừ’ trước khi bắt đầu leo trèo, nhảy cao, chạy nhanh… để đảm bảo cho các khớp xương được an toàn. Sức mạnh chữa lành của tiếng mèo gừ gừ trước tiên hết được chứng minh hiệu quả trên chính cơ thể mèo. Theo nghiên cứu của Hiệp hội thú y Hoa Kỳ, đã thử nghiệm trên 132 chú mèo nhảy từ lầu 5 xuống và có hơn 90% đã tự phục hồi khỏe mạnh những chấn thương lâm sàng bằng cách phát ra tiếng ‘gừ gừ’ giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng và nhanh chóng tự phục hồi.  

Tiếng gừ gừ giúp mèo xoa dịu cơn đau và nhanh chóng tự phục hồi

Sức mạnh chữa lành từ tiếng gừ gừ của mèo

Giảm Stress

Bạn đã từng trải qua một ngày dài mệt mỏi và chỉ sau 5 phút ngồi vút ve bên mèo cưng mọi lo âu biến mất? Không chỉ là người giúp bạn trút bầu tâm sự, lắng nghe tiếng gừ gừ của của mèo tác động rất nhiều lên vùng não bộ phần nào giúp giải tỏa tâm lý, giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu âm học đã chỉ ra, với những tiếng kêu có tần số dao động từ 20Hz đến 140Hz sẽ giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi. 

Cải thiện khả năng hô hấp

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những người nuôi mèo có thể cải thiện khả năng hô hấp và giảm được hơn 40% nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến suy tim và đột quỵ. Chính vì vậy hãy thường xuyên chơi đùa và dành thời gian bên cạnh mèo cưng để tăng cường sức khỏe. 

Chữa lành xương 

Từ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu âm học đăng trên tạp chí National Geographic (2009) , tiếng kêu ‘gừ gừ’ của mèo dao động từ 25Hz đến 50Hz hoặc từ 100Hz trở lên giúp tăng mật độ xương và thúc đẩy quá trình tự chữa lành các vết thương do gãy xương gây ra. Ngoài ra với tần số này, các khối cơ và tế bào cơ được thúc đẩy phát triển nhanh hơn và vết thương tự liền nhanh hơn bình thường. Đây là lợi ích đặt biệt của tiếng kêu gừ gừ mà rất ít người biết đến. Nên hãy luôn giữ mèo cưng bên cạnh dù lúc khỏe mạnh hay đang đau đớn, vì bạn sẽ không biết những món quà bất ngờ mà người  bạn bé nhỏ này mang đến cho bạn. 

Ngoài những lợi ích đã được kiểm định bằng nghiên cứu ở trên, tiếng kêu gừ gừ của mèo còn được biết đến với nhiều lợi ích bất ngờ khác. 

Một số người cho rằng tiếng kêu gừ gừ của mèo khiến các vết xước mau lành và tránh viêm nhiễm.  Không chỉ vậy, tiếng kêu kỳ diệu của mèo còn có thể giúp giảm đau cơ bắp gân và các chấn thương dây chằng. 

Bạn có ngạc nhiên với những lợi ích bất ngờ với lợi ích tiếng gừ gừ của bạn mèo của mình? Không chỉ là người bầu bạn, giúp bạn cảm thấy thư giãn, vui vẻ mỗi khi quấn quanh chân bạn, mà bạn mèo của bạn còn là một vị “thầy thuốc” chữa được kha khá bệnh cho bạn nhé. Vậy nên sau khi đọc bài này hãy ôm người bạn của mình một cái thật chặt để cảm ơn những điều thầm lặng mà bạn ấy làm cho bạn mỗi ngày. Đừng quên chăm sóc tốt cho bạn mèo và đưa bạn đến khám sức khỏe định kỳ ở thú y vì bạn mèo cũng để kịp thời phát hiện những mối nguy hiểm về sức khỏe. 

Nếu bạn cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng cho mèo, gọi ngay cho The Animal Doctors International tại Hotline 1900 633 093 để được tư vấn miễn phí!

abc

Những con mèo có thể ở gần và quấn quýt bên cạnh chúng ta suốt ngày nhưng có nhiều điều tưởng chừng rất đơn giản từ chúng mà con người thật sự không thể giải thích được.

Mèo là động vật nuôi phổ biến nhất hiện nay trong mỗi gia đình, chúng rất thông minh, nhanh nhẹn và luôn biết thể hiện thái độ riêng biệt. Mỗi khi bạn vuốt ve hoặc ôm ấp những chú mèo, chúng thường hay kêu rừ rừ, gừ gừ hay grừ grừ như tiếng động cơ khi lên dốc hoặc tiếng ngáy ngủ.

(Ảnh: 123inspiration.com)

Đây là một trong những tiếng kêu phổ biến nhất của loài mèo, chỉ sau tiếng kêu meo meo mà mèo thường hay kêu. Cũng giống như con người, loài mèo cũng có những biểu hiện riêng biệt trên cơ thể và tiếng kêu gừ gừ là một trong số đó.

Vậy tiếng kêu này của loài mèo là gì? Chúng muốn thể hiện điều gì?

Hiện nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến trái chiều nhau về vấn đề này, một số thì cho rằng những chú mèo hay kêu gừ gừ vì chúng cảm thấy thoải mái khi được vuốt ve, ôm ấp, là một cách biểu hiện niềm vui và niềm hạnh phúc của mèo. Nhưng một số khác không nghĩ vậy, họ cho rằng tiếng gừ gừ là khi những chú mèo thấy khó chịu nhất như đi phòng khám thú y hoặc sơ cứu chấn thương…

Các nhà khoa học khi nghiên cứu phát hiện racơ chế mèo phát ra tiếng kêu bằng cách sử dụng cơ thanh quản và cơ hoành. Tần số của âm thanh khi mèo kêu gừ gừ nằm trong khoảng 25-150 Hz, theo các nhà khoa học thìcác tần số âm thanh trong dải này có thể cải thiện mật độ xương và thúc đẩy quá trình lành bệnh.

(Ảnh: dogshowpictures.net)

Tại sao chúng lại làm như vậy? Đó là một hình thức giao tiếp, nó có ý nghĩa đối với những loài vật thích được ở gần như mèo vì tiếng kêu gừ có tần số và âm lượng quá thấp để có thể truyền đi xa. Tiếng gừ gừ cũng giống như các hoạt động gần gũi ở con người nhưchăm sóc, chải chuốt, thư giãn, hoặc tỏ ra thân thiện. Loài mèo thường biểu hiện như khi mới 2 ngày tuổi và theo như giải thích của các chuyên gia điều này muốn nói với mèo mẹ rằng: “Con ổn mà mẹ!”.

Cũng theo giải thích của các nhà khoa học, tiếng kêu gừ gừ là một cơ chế kích thích cơxương hao tốn ít năng lượng. Sự kích thích này giúp tăng tuổi thọ cho loài mèo, vì thế chúng ta thường thấy rằngmèo thường ít gặp những triệu chứng bất thường về xương khớp và cơ hơn loài chó vì những kích thích này góp phần làm giảmnguy cơ về loãng xương ở mèo, dù chúng suốt ngày leo trèo hoặc chạy nhảy nhiều đến mức nào.

Đặc biệt hơn, những âm thanh này cũng có tác động tích cực đôi chút đến con người chúng ta, đặc biệt là não bộ. Những âm thanh có tần số từ 20 – 140 Hz là một phương pháp trị liệu hiệu quả đối với các triệu chứngcăng thẳng mệt mỏi, khó thở, cân bằng huyết áp; còn tần số 40 – 50 Hz giúp cải thiện xương khớp và thúc đẩy các khối cơ phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những người nuôi mèo giảm được 40% các triệu chứng liên quan đến suy tim hay đột quỵ.

(Ảnh: Google Plus)

Như vậy, có thể kết luận rằng mèo hay kêu gừ gừ giống như một cách biểu hiện cảm xúc ở con người như nói, cười, tức giận,… Chính vì vậy đây không phải là biểu hiện cho sự thoải mái hay không ưng ý như mọi người thường hay phán xét mà nó thực là cách thức biểu đạt cảm xúc giống như con người vẫn làm thường ngày.

Có thể bạn quan tâm:

  • Điều gì đã giúp báo Gê pa trở thành sinh vật chạy nhanh nhất hành tinh?
  • Sự phức tạp và mãnh liệt cảm xúc của những đứa trẻ thiên tài

Từ Khóa:cảm xúc gừ gừ hành động mèo kêu

Video liên quan

Chủ đề