Tại sao người bị tiểu đường lại đi tiểu nhiều

Đối với người tiểu đường, tiểu đêm không chỉ là nỗi thống khổ mà còn là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm đang cận kề - suy thận. Vậy làm thế nào để đẩy lùi biến chứng đáng sợ này?

Nguy cơ chức năng thận suy giảm ở người tiểu đường

Theo các chuyên gia, thận đóng vai trò như hệ thống lọc tự động của cơ thể. Mỗi ngày có khoảng 180 lít huyết tương đi qua cầu thận thể lọc những chất độc hại có kích thước rất nhỏ như urê, acid uric,… đi ra ngoài theo đường nước tiểu. Đồng thời giữ lại những chất hữu ích như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn…

Do đó, các cầu thận tái hấp thu lại khoảng 99% lượng huyết tương đi qua nên chỉ có khoảng 1,5 lít đến 2 lít dịch lọc được thải ra ngoài thành nước tiểu hàng ngày. Ở người bình thường, một ngày trung bình sẽ đi tiểu khoảng 4-8 lần và đi nhiều nhất 1 lần về đêm, thời gian đi tiểu gần về sáng.

Tuy nhiên, khi đường huyết tăng cao, độ nhớt trong máu tăng khiến thận phải làm việc quá tải, các mao mạch ở thận sẽ bị tổn thương, dày lên, làm cản trở khả năng lọc máu và kéo theo rối loạn tái hấp thu nước ở ống thận. Đường huyết tăng làm thận phải kéo nước từ cơ thể để pha loãng nước tiểu, làm cho khối lượng nước tiểu được tạo ra nhiều hơn, dẫn đến tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.

Do đó, tiểu đêm từ 2 lần trở lên cảnh báo nguy cơ chức năng thận của người tiểu đường bị suy giảm.


Tiểu đêm từ 2 lần trở lên cảnh báo chức năng thận đang suy giảm

Cũng theo chuyên gia, khi chức năng thận bị suy giảm, các chất độc hại trong cơ thể như ure, creatinin,… không đào thải được ra ngoài sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Nếu không thay thận hoặc chạy thận nhân tạo thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài, người bệnh sẽ không thể duy trì sự sống. Một số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do suy thận giai đoạn cuối lên đến 90%, việc thay thận hay điều trị đều vô cùng tốn kém.

Đó là chưa kể tiểu đêm sẽ khiến người bệnh bị stress và làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Giải pháp cứu nguy cho chứng tiểu đêm ở người tiểu đường

Theo các chuyên gia, suy thận đái tháo đường là một biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Vì vậy cách tốt nhất là phòng ngừa suy thận ngay khi phát hiện đái tháo đường. Cách phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn là kiểm soát chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn qua chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc hợp lý.

Về chế độ dinh dưỡng: Để kiểm soát tốt đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn tinh bột, không ăn đường tinh luyện như đường kính, bánh kẹo ngọt, hạn chế đồ cay nóng, kích thích, không sử dụng rượu bia, hạn chế ăn phủ tạng động vật, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ… Tăng cường ăn nhiều chất xơ và nên ăn rau trước khi ăn thức ăn chứa tinh bột. Bữa phụ cần xa bữa chính khoảng 2 tiếng. Nên ăn hoa quả nguyên miếng và nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (chỉ số GI) vừa và thấp. Xem chỉ số đường huyết của thực phẩm tại: //caulacbotieuduong.com/bang-tra-cuu-chi-so-duong-huyet-va-tai-trong-duong-huyet-cua-thuc-pham.html

Về luyện tập: người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, dưỡng sinh…

Dùng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược để giúp tránh tổn thương cho gan, thận.

Cuối cùng, cần duy trì uống thuốc đúng và đủ liều. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc tây có thể gây tổn thương cho gan, thận.

Do đó, để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia khuyên người bệnh nên dùng đông tây y kết hợp để tránh tăng gánh nặng cho gan, thận.

Theo thầy thuốc ưu tú, Ths. Doãn Thị Tường Vy: “Trong đông y, thảo dược có tác dụng vượt trội giúp hạ và ổn định đường huyết là dây thìa canh chuẩn hóa đạt tiêu chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới trong sản phẩm hỗ trợ và điều trị tiểu đường của công ty Nam Dược sản xuất”.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường do công ty Nam Dược sản xuất

Ths. Doãn Thị Tường Vy cũng cho biết: “Hoạt chất trong Dây thìa canh chuẩn hóa GACP-WHO giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giảm tân sinh đường từ gan, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường tại các mô và cơ bắp. đồng thời giảm cholesterol, giảm triglicerid, giảm LDL-c. Nhờ đó, sử dụng hàng ngày giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c về ngưỡng an toàn, giảm mỡ máu xấu, phòng ngừa biến chứng tiểu đường, đặc biệt là biến chứng về thận.”

Được biết, Tháng 4/2018, loại dược liệu này chính thức được đưa vào Dược điển Việt Nam - “văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong ngành Dược”.

Thông tin cho bạn đọc:

TPBVSK Diabetna có bán ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tra cứu nơi bán: //caulacbotieuduong.com/diem-ban/

Tổng đài tư vấn về bệnh tiểu đường miễn phí: 1800.6316

Vĩnh Phú

Đái tháo đường là bệnh lý chuyển hóa có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ở tim mạch, mắt, thận và thần kinh. Chính vì vậy, việc nhận biết và chẩn đoán sớm bệnh Đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Nước tiểu có kiến bu có phải là dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm? Nhận biết sớm Đái tháo đường như thế nào và phòng ngừa bệnh lý này ra sao? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

>> Những điều cần biết về biến chứng thần kinh ngoại biên ở người bệnh Đái tháo đường

>> Những ai nên đi kiểm tra Đái tháo đường?

Đi tiểu bị kiến bu có phải bạn đã mắc bệnh Đái tháo đường

1. Nguyên nhân khiến nước tiểu có kiến bu

Rất nhiều người hốt hoảng cho rằng: “Nước tiểu của tôi có kiến bu nghĩa là tôi bị Đái tháo đường. Không nghi ngờ gì nữa tôi cần phải điều trị ngay”

Quan niệm này đúng sai như thế nào?

Kiến bu vào nước tiểu có thể do Đái tháo đường

Thực chất, nước tiểu bị kiến bu có nhiều nguyên nhân:

a. Đái tháo đường

Đường trong nước tiểu chỉ xuất hiện khi đường trong máu lớn hơn hoặc bằng 180mg% (1). Nghĩa là, đối với bệnh nhân Đái tháo đường, đường huyết sẽ ở mức cao hơn khả năng tái hấp thu của thận. Khi đó, lượng đường vượt ngưỡng sẽ bị bài tiết cùng với nước tiểu. Đường trong nước tiểu chính là nguyên nhân thu hút kiến. Trường hợp này được chẩn đoán là mắc bệnh Đái tháo đường.

b. Chức năng thận bị tổn thương

Đường huyết không cao, tuy nhiên do thận bị tổn thương nên không đủ khả năng tái hấp thu hết toàn bộ lượng đường trong máu. Chính vì vậy, đường vẫn bị bài tiết qua nước tiểu. Điều này khiến kiến có thể bâu quanh nước tiểu nhưng nguyên nhân không phải là do Đái tháo đường. Một số trường hợp rối loạn chức năng ống thận có thể kể đến như bệnh toan hóa ống thận, có thai, trẻ đẻ non.

c. Các chất tiết khác trong nước tiểu

Không phải chỉ có mỗi đường làm kiến bị thu hút. Có rất nhiều chất tiết khác cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu có kiến bu. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục hoặc các chất tiết đường sinh dục làm nước tiểu có bạch cầu, hồng cầu, chất đạm. Chính vì vậy, hiện nay, y học không sử dụng đường niệu làm tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường.

2. Dấu hiệu cảnh báo Đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lý tại Tụy cần được chẩn đoán sớm

Đa số triệu chứng của Đái tháo đường đều xuất phát từ việc đường máu tăng cao. Trong đó, 4 dấu hiệu điển hình quan trọng nhất được tóm tắt bằng triệu chứng “4 nhiều” như sau:

a. Tiểu nhiều

Một người trung bình thường phải đi tiểu từ 4 đến 7 lần một ngày. Tuy vậy, bệnh nhân Đái tháo đường lại đi tiểu nhiều hơn hẳn. Thông thường, cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó được vận chuyển qua thận. Nhưng khi mắc bệnh Đái tháo đường, lượng đường huyết của bạn bị đẩy lên quá cao, khi đó thận không thể tái hấp thu hoàn toàn. Hệ quả là bệnh nhân sẽ tiểu nhiều và nước tiểu dễ bị kiến bu.

b. Uống nhiều

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy khát ngay sau khi mới uống nước xong. Điều này là do cơ thể bài tiết nước tiểu nhiều nên sẽ liên tục kích thích cảm giác khát nước. Đái tháo đường cũng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến bạn uống nhiều nước hơn để bù lượng nước đã mất.

Uống nhiều và tiểu nhiều là dấu hiệu cảnh báo cúa Đái tháo đường

c. Ăn nhiều, mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Một trong những dấu hiệu cảnh báo Đái tháo đường rõ ràng nhất chính là bạn luôn có cảm giác đói. Những cơn đói dữ dội và kéo dài khiến bạn thèm ăn liên tục. Mặc dù ăn nhiều nhưng bạn lại cảm giác thiếu sức sống, không đủ năng lượng để học tập, làm việc.

Thực tế, cơ thể của bạn sẽ chuyển hóa thực phẩm mà bạn ăn thành glucose và các tế bào trong cơ thể sẽ sử dụng lượng glucose này để tạo ra năng lượng. Để làm được việc đó, cơ thể cần insulin. Đối với ngườimắc bệnh Đái tháo đường, insulin trong cơ thể bị thiếu hụt hoặc hoạt động không hiệu quả. Điều này làm glucose không thể đi vào tế bào, tế bào bị đói còn bạn thì không đủ năng lượng để duy trì hoạt động. Hệ quả là bạn sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn nhiều so với bình thường.

d. Gầy nhiều, sụt cân nhanh

Người mắc bệnh Đái tháo đường ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân nhanh là do các mô trong cơ thể không nhận được năng lượng từ nguồn thức ăn mà lấy năng lượng dự trữ từ mô mỡ, mô cơ.

Các dấu hiệu điển hình này khá thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường type I. Đối với Đái tháo đường type II, những dấu hiệu cảnh báo có thể rất nhẹ nên bạn có thể chủ quan và không để ý tới. Một số người thậm chí không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi họ bị những tổn thương do Đái tháo đường lâu ngày gây ra, biểu hiện bằng các triệu chứng của biến chứng: (2)

  • Hay nổi mụn nhọt
  • Tê chân tay
  • Viêm lợi
  • Viêm âm đạo dai dẳng
  • Mờ mắt sớm trước 50 tuổi

3. Cách phòng ngừa Đái tháo đường

  • Nếu bạn bị béo phì, hãy giảm cân bằng chế độ ăn giảm calo
  • Nên ăn nhiều rau, quả và ngũ cốc nguyên hạt, giảm bớt tinh bột, các thức ăn có nguồn gốc động vật và thay thế bằng các thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc…
  • Hạn chế thức uống có đường (3)
  • Tăng cường tập luyện thể lực (đi bộ, chạy, bơi). Tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, tránh dùng xe máy khi không thật cần thiết…
  • Hạn chế uống rượu
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Tầm soát Đái tháo đường mỗi 1 – 3 năm với đối tượng từ 45 tuổi không có dấu hiệu cảnh báo (4)
Tập luyện thể dục và xây dựng dinh dưỡng phòng ngừa Đái tháo đường

Bên cạnh những thắc mắc về việc đi tiểu kiến bu, bệnh nhân Đái tháo đường vẫn còn rất nhiều những thắc mắc khác cần được giải đáp. Cùng xem những thắc mắc trong video dưới đây, biết đâu bạn lại tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình.

7 thắc mắc phổ biến của bệnh nhân Đái tháo đường

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác Đái tháo đường bạn nhé. Bên cạnh đó, việc thực hiện lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm này.

Nguồn tham khảo:

  1. Harrison’s Principles of Internal Medicine, Braunward, Fauci, et al, 15th ed, 2007.
  2. Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng, “Quản lý bệnh đái tháo đường”
  3. Bộ Y tế – Cục Y tế dự phòng, “Ăn giảm muối và giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm”
  4. Cục Y Tế Dự Phòng, “Giảm muối và giảm đường để phòng bệnh không lây nhiễm”

Video liên quan

Chủ đề