Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Người Nhật có thói quen nói “Itadakimasu” trước bữa ăn. Điều này được xem như là một nét văn hóa, phép lịch sự tối thiểu khi dùng bữa của người dân “xứ anh đào”. Vậy Itadakimasu có nghĩa là gì? Tại sao người Nhật lại nói Itadakimasu trước bữa ăn? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Itadakimasu là gì? Vì sao người Nhật thường nói câu này trước bữa ăn?

Về cơ bản, Itadakimasu có nghĩa là "nhận", "chấp nhận" hay "lấy". Sử dụng cụm từ này trước bữa ăn vì đó là lúc bạn nhận lấy thức ăn.

Itadakimasu có nguồn gốc từ Phật giáo, thể hiện sự tôn trọng với tất cả các sinh vật sống. Quan niệm này được đưa vào ẩm thực dưới hình thức lời cảm ơn đến với thực vật, động vật, người nông dân, đầu bếp, thợ săn…những người đem đến bữa ăn đó.

Trong quan niệm của người dân xứ anh đào, việc nói Itadakimasu trước bữa ăn thể hiện lòng biết ơn. Bắt đầu bằng câu nói Itadakimasu cũng có nghĩa là cam kết không bỏ phí thức ăn, vì rất nhiều sinh mạng đã phải từ bỏ cuộc sống để đem đến bữa ăn cho bạn.

Thực tế, trong văn hóa của người Nhật, việc bỏ thừa thức ăn được xem là hành động thiếu tôn trọng. Người Nhật cũng thường có một câu để nhấn mạnh tầm quan trọng của thức ăn, đó là: Có 7 vị thần sống trong mỗi hạt gạo. Lần tới, khi nhìn thấy một hạt cơm trong bát mình, đừng ngại dành thời gian ăn nốt nó đi.

Chính vì thế, nói Itadakimasu trước bữa ăn là một phần quan trọng trong nghi thức văn hóa Nhật Bản. Thông thường, mọi người trên bàn ăn sẽ cùng nhau nói Itadakimasu như một dấu hiệu bắt đầu dùng bữa.

Không dừng lại ở việc nói, trình tự thực hiện Itadakimasu cũng được người Nhật rất xem trọng. Đầu tiên, bạn cần chắp hai tay vào nhau, nói Itadakimasu và cúi đầu nhẹ nhàng để cảm ơn, sau đó mới nhấc đũa lên và bắt đầu dùng bữa. Đây được xem là nghi thức đầy đủ trong những bữa ăn cần sự sang trọng. Còn thông thường, bạn có thể không cần cúi đầu mà có thể ăn luôn. Khi đi ăn với bạn bè và người thân thì bạn chỉ cần nói Itadakimasu mà không cần bước chắp tay hay cúi đầu.

Những bạn du học sinh, thực tập sinh Nhật Bản cần lưu ý vấn đề này. Việc tìm hiểu nét văn hóa ăn uống của người Nhật giúp bạn “ghi điểm” khi dùng bữa cùng họ. Tùy vào từng đối tượng, hãy sử dụng cách nói Itadakimasu phù hợp.

Itadakimasu – nét đẹp văn hóa Nhật có từ bao giờ?

Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Về nguồn gốc của cách nói Itadakimasu

Nhiều người thường nghĩ nghi thức nói Itadakimasu trước bữa ăn của người Nhật có từ lâu đời. Tuy nhiên, phong tục này xuất hiện vào thời Meiji – năm 1913 và chỉ lưu truyền trong giới quý tộc, được xem là có học và sự sang trọng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thấy ý nghĩa tốt đẹp của Itadakimasu, người Nhật bắt đầu phổ biến.

Cùng với sự phát triển của phim truyền hình Nhật sau chiến tranh thế giới thứ 2, Itadakimasu ngày càng được phổ biến với mọi tầng lớp nhân dân và được lưu giữ đến ngày nay. Itadakimasu trở thành phong tục không thể thiếu trước bữa ăn, và là một trong những chuẩn mực đánh giá đạo đức của con người trong quan niệm của người Nhật.

Ngày nay, hầu hết các trường tiểu học của Nhật Bản đều tổ chức bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng cho các em học sinh. Bữa ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn hướng đến giáo dục nhân cách cho học sinh. Các giáo viên dạy cho các em biết cảm tại thiên nhiên, trời đất và đấng sinh thành bằng cách nói Itadakimasu trước bữa ăn. Đây là một trong những bài học quan trọng của bữa ăn.

Đối tượng nào được nhắc đến trong Itadakimasu?

Khi đứng trước một bàn ăn, đĩa thức ăn hay món ăn, người Nhật sẽ nhớ đến ý nghĩa triết học của sự cho – nhận của Itadakimasu và hướng sự kính cẩn tới vạn vật trên đời, từ tự nhiên cho đến con người. Vậy đối tượng nào được nhắc đến trong Itadakimasu?

Những nguyên liệu tự nhiên

Itadakimasu thể hiện sự biết ăn đến những sinh vật, thực vật đã hi sinh để tạo ra bữa ăn cho bạn. Đó có thể là những hạt gạo trong bát cơm, thịt cá hay hạt đậu nành trong nước tương hay thậm chí chỉ là một hạt muối mè. Mọi vật xuất hiện trên trái đất này đều có sự sống và cần được tôn trọng, biết ơn khi sử dụng.

Khi nói Itadakimasu, người Nhật cũng tự nhắc nhở mình phải ăn hết và ăn thật ngon. Việc bỏ thừa thức ăn được xem là sự xúc phạm tới tự nhiên và những sinh mệnh kia.

Cảm ơn người làm ra món ăn

Nói Itadakimasu cũng là cách cảm ơn với người làm ra món ăn đó. Thịt cá hay rau củ chỉ là nguyên liệu, và chúng không thể trở thành món ăn nếu không có bàn tay người nấu. Hãy thử tưởng tượng, từ một chú cá đến với món ăn trên bàn ăn của bạn cần nhiều công đoạn như thế nào. Từ lòng biển đến tàu đánh cá, rồi ra chợ và đến với bàn ăn của nhà hàng, gia đình. Quá trình này chính là thành quả lao động của rất nhiều con người.

Người thiết đãi bữa ăn

Itadakimasu cũng là lời cảm ơn đến người đã thiết đãi bạn. Đừng bao giờ quên những điều tốt đẹp ngay trước mặt. Khi bạn tới nhà ai và được thiết đãi, câu đầu tiên bạn cần phải nói là Itadakimasu với ý nghĩa đơn giản và thực tế ; Cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon.

Itadakimasu “vượt ra” ngoài giới hạn của bàn ăn

Khi học tiếng Nhật cũng như tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, Itadakimasu chỉ giới hạn tại bàn ăn của người Nhật như một cách nói cảm ơn về bữa ăn. Tuy nhiên thực tế, lòng biết ơn từ câu nói Itadakimasu đã vượt ra ngoài giới hạn này và được phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật.

Với nghĩa gốc là nhận lấy, bạn có thể sử dụng cụm từ này khi nhận một đồ vật cụ thể. Nó cũng đồng nghĩa với cách nói “Cho tôi xin ạ” trong tiếng Việt.

Itadakimasu cũng được sử dụng để thể hiện sự biết ơn đối với những thứ bạn được trao tặng như lời khuyên, món quà, công việc hay một cơ hội…

Hiểu thêm về ẩm thực Nhật qua một số văn hóa trên bàn ăn

Cùng với việc nói Itadakimasu trước bữa ăn thì trong quá trình dùng bữa, người Nhật cũng có những “quy tắc’ riêng. Điều này góp phần tạo nên văn hóa ẩm thực tinh tế của người dân xứ anh đào. Dưới đây là một số nét văn hóa trên bàn ăn của người Nhật:

Cách cầm đũa chuẩn người Nhật

Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Thực tế hiện nay, có rất nhiều người không biết cách cầm và sử dụng đũa. Nguyên nhân là do thói quen dùng những món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng cách, bạn tách hai cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ và dưới ngón cái.

Bạn cần đặt phần giữa của cây đũa lên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Sử dụng ngón giữa và phần móng ngón đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Sử dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng.

Món ăn yêu thích nhất của người Nhật?

Thực tế, ẩm thực Nhật rất đa dạng và phong phú, thêm đó, khẩu vị của mỗi người là khác nhau, vì thế, khó có thể nói là người Nhật thích ăn món nào nhất.

Trong mắt những người nước ngoài thì Sushi (cơm nắm cá sống), Tempura (tôm, rau tẩm bột rồi đem rán), và Sukiyaki (món lẩu thịt bò với nước tương và rau) là các món ăn truyền thống được người Nhật yêu thích.

Tuy nhiên, người Nhật lại không thường xuyên sử dụng những món ăn này hàng ngày. Theo khảo sát tại những nhà hàng bình dân thì các món được gọi nhiều nhất lại là xúc xích, mỳ ống hay cari.

Bữa ăn cũng có món cơm như Việt Nam

Từ được sử dụng để diễn ra bữa ăn ở Nhật là gohan. Theo nghĩa đen, từ này được sử dụng để chị gạo được hấp hay đồ chín. Một bữa ăn truyền thống của Nhật thường có cơm và một món chính là thịt hay cá và một món ăn thêm, thường là rau được nấu chín. Họ sẽ ăn kèm những món ăn này với súp miso và rau muối.

Xứ Phù Tang và những món ăn theo mùa

Đặc trưng độc đáo của ẩm thực Nhật là những món ăn theo mùa. Tùy vào đặc trưng thời tiết của từng mùa, người dân “xứ anh đào” sẽ thưởng thức những món ăn khác nhau.

Chẳng hạn, vào mùa xuân, món ăn được dùng phổ biến là cá shiroi và đón hoa anh đào bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. Mùa hè thời tiết nóng sẽ phù hợp với những món có tính mát như món lươn, đậu edamame hay cà tím. Các món mỳ lạnh như mì sợi somen hay mỳ tô m lạnh, các món đậu hũ cũng được sử dụng nhiều.

Khi mùa thu đến, người Nhật sẽ ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và các loại bánh nama-gashi. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng cũng được yêu thích như bào ngư, măng hay dưa chuột. Mùa đông đến, thời tiết rất lạnh, người Nhật sẽ ăn các món lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ. Thêm đó, người Nhật còn chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và sử dụng để làm quà cho năm mới.

Món ăn ngày lễ và ngày chúc mừng

Người Nhật cũng có món ăn riêng cho ngày Tết nguyên đán, được gọi là osechi và món bánh không thể thiếu là bánh dầy ozoni. Bên cạnh đó, người Nhật cũng có nhiều món ăn tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp đầu năm mới như rượu sake để kéo dài tuổi thọ và trừ tà khí, trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông con cháu, món đậu phụ chúc sức khỏe, tempura là món ăn của sự trường thọ, hay sushi cá tráp biển tượng trưng cho sự sung túc và thịnh vượng…

Phép lịch sự trên bàn ăn của người Nhật

Khi dùng bữa, các món ăn thường được sắp xếp theo món khai vị với sashimi gồm mực, sò, cá, tôm, cá hồi, cá ngừ sống…được thái lát mỏng và bày lên những khay gỗ đẹp mắt, nhiều màu sắc. Tiếp theo là món chiên nướng và sushi.

Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Trong khi ăn, họ cũng không phát ra tiếng động. Bên cạnh đó, việc cắm bát đũa thẳng đứng vào giữa bát cơm sẽ bị xem là hành động thô lỗ.

Khi rót rượu sake, bạn cũng phải rót cho người khác trước và chỉ có khi dốc cạn chai mới được rót cho chính mình.

Nếu muốn sử dụng xì dầu, đừng đổ trực tiếp lên đồ ăn, nhất là gạo trắng. Thay vào đó, hãy đổ thêm một chút xì dầu vào bát nhỏ và nhúng vào đồ ăn. Bạn có thể thêm xì dầu nếu cần nhưng đừng để thừa.

Sau khi ăn xong, hãy cảm ơn bằng cách nói ‘Gochiso Sama-deshita’ (trang trọng) hoặc ‘Gochisosama’ (thân mật).

Trên đây là tìm hiểu về Itadakimasu –nét đẹp trong văn hóa Nhật Bản. Đây cũng là quy tắc ứng xử tối thiểu mà những bạn khi đi du học Nhật Bản, thực tập sinh Nhật cần nắm được khi dùng bữa với người Nhật. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Tại sao người Nhật luôn nói cảm on

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

Bài viết cùng chủ đề Học tiếng Nhật

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn