Tại sao nhiều loài côn trùng lại trở nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX và nhanh chóng lan rộng và trở thành “vũ khí” lợi hại đưa nền nông nghiệp phát triển. Sở dĩ thuốc BVTV phổ biến và mang đến thành công như vậy do mang lại hiệu quả cao, tác dụng nhanh, phổ tác dụng rộng, kéo dài có thể lên đến 3 tháng (thuốc trừ cỏ), dễ sử dụng và dễ mua bán.

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV giống như người sản xuất đang dùng con dao hai lưỡi. Nếu không sử dụng tốt không chỉ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra sản phẩm không an toàn. Theo góc độ phát triển lâu dài, lạm dụng thuốc BVTV còn làm cho dịch hại kháng thuốc và điều này kéo theo nhiều hệ lụy khó lường trước khi mà tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp ở Việt Nam.

Tại sao nhiều loài côn trùng lại trở nên nhanh chóng kháng thuốc trừ sâu

1/ Tình trạng kháng thuốc là gì?

Kháng thuốc là khả năng của sâu bệnh chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng thời gian đầu, do thuốc được sử dụng liên tục. Đặc tính này có thể di truyền cho thế hệ sau dù có tiếp xúc qua thuốc hay không.

Trên thế giới đã ghi nhận trường hợp sử dụng Methyl Parathion 3-4 lần liên tục trong 1 vụ và ở lần phun sau cùng lượng thuốc sử dụng đã gấp 10-11 lần đợt phun đầu tiên.

Và tính đến nay đã có hơn 300 loài sâu và nhện hại kháng thuốc BVTV qua nhiều cơ thế khác nhau. Tính kháng hóa chất chịu tác động của các yếu tố như độ tuổi, mùa vụ, thời tiết, tần số tiếp xúc hóa chất, mật độ quần thể, độ độc và cách gây độc của hóa chất

2/ Cơ chế tạo ra tính kháng thuốc của dịch hại

Cơ chế chuyển hóa: đây là cơ chế phổ biến nhất và thường xuất hiện nhất ở dịch hại. Khi hóa chất tiến vào cơ thể côn trùng, dưới tác động của enzym khác nhau và tiến hành liên kết protein, phân hủy, thủy phân, hydro hóa, clo hóa, ankyl hóa,… trở thành chất vô hại đối với côn trùng. Khi lượng hóa chất càng nhiều có thể gây bất hoạt cơ chế chuyển hóa nhưng cũng làm côn trùng quen dần và tạo ra nhiều enzym hơn.

Cơ chế giảm thẩm thấu: tác động chủ yếu trên biểu bì côn trùng. Dịch hại sẽ thay đổi cấu trúc biểu bì, đóng lỗ thở làm giảm tính thẩm thấu, từ đó giảm lượng hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Đây là cơ chế tạo tính kháng thấp nhưng nếu kết hợp với các cơ chế tạo ra tính kháng cực cao, do luôn giữ lượng hóa chất trong cơ thể côn trùng ở mức thấp.

Cơ chế hành vi: đây là sự thay đổi tập tính hành động của côn trùng như bay thấp hay cao hơn, nhạy cảm với ẩm độ, vị trí đậu trên mặt lá,… Cơ chế này thường xuất hiện ở các loài có cánh.

Cơ chế biến đổi vị trí đích: sự thay đổi vị trí đích tác động của hóa chất đối với côn trùng làm giảm hiệu lực thuốc. Có 3 cách tạo ra cơ chế này là kháng liên quan kênh Na+, thay đổi men Acetylcholinesterase, Kháng do thay đổi thụ thể GABA.

Cơ chế đa kháng: hiện tượng côn trùng đồng loạt xuất hiện 2 hay nhiều cơ chế khác nhau. Cơ chế được tạo ra khi sử dụng liên tục, không có thời gian nghỉ các lớp hóa chất khác nhau trên cùng loại côn trùng.

Với các cơ chế trên, thêm vào đó, người sản xuất không tuân thủ quy định về mức độ sử dụng, liều lượng, kỹ thuật dẫn đến tình trạng kháng thuốc diễn ra tràn lan.

Ở đồng bằng sông Cửu Long, khoảng 10-30 lần đối với rau, 10-20 lần đối với lúa trên một vụ. Còn đối với chè Thái Nguyên từ 6,2-30 lần/năm. Bên cạnh đó, liều lượng không đúng cũng là một nguyên nhân gây bùng phát dịch hại.

3/ Biện pháp hạn chế tình trạng kháng thuốc

  • Biện pháp canh tác: Vệ sinh làm cỏ ven ruộng, đặc biệt là các loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực nhằm hạn chế chỗ trú cho loài gây hại. Sử dụng giống kháng sâu bệnh, bón phân hợp lý theo độ tuổi và mùa vụ cây, tưới nước hợp lý,…
  • Biện pháp sinh học: nuôi thiên địch, sử dụng pheromone,…
  • Biện pháp hóa học: luân chuyển các loại thuốc hóa học, sử dụng đúng liều và đúng kỹ thuật phun với từng loại sâu bệnh,…
  • Dùng thuốc hợp lý và đúng kỹ thuật theo nguyên tắc “4 đúng”: để đảm bảo hiệu quả diệt sâu cao nhất và giảm bớt số lần dùng thuốc. Khi dùng thuốc cần đảm bảo đúng nồng độ và liều lượng để diệt được nhiều sâu nhất, giảm đến tối thiểu số sâu không chết sẽ trở nên quen thuốc và sau đó sẽ hình thành cả một thế hệ sâu kháng thuốc. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp phòng trừ khác để góp phần giảm số lần và lượng thuốc dùng.

  • Áp dụng chiến lược luân phiên thay thế các loại thuốc: sử dụng giữa các lần dùng thuốc, không nên liên tục sử dụng nhiều lần một loại thuốc. Chủ yếu là thay đổi các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau và cách tác động khác nhau. Có trường hợp sâu đã quen với một loại thuốc mới, khi sử dụng trở lại loại thuốc cũ lại có hiệu quả cao.
  • Chú ý sử dụng những loại thuốc ít có khả năng gây tính kháng thuốc: Phần lớn các loại thuốc hóa học tác động trực tiếp đến hệ thần kinh đều dễ gây tính kháng thuốc hơn các thuốc sinh học. Nhóm thuốc vi sinh ít gây tính kháng thuốc nhất.
  • Dùng thuốc hỗn hợp với dầu khoáng hoặc dầu thực vật: vừa làm tăng hiệu quả diệt sâu vừa làm chậm tốc độ phát sinh tính kháng thuốc. Hỗn hợp với dầu cũng giảm một phần lượng thuốc hóa học sử dụng để hạn chế ô nhiễm.

Trước tình hình dịch bệnh và khí hậu diễn ra phức tạp như hiện nay như hạn hán, lũ lụt, xói mòn, mùa đông ấm, rét đậm kéo dài,… ảnh hưởng lớn đến Nông nghiệp Việt Nam, gây thất thu năng suất và làm dịch hại phát triển hoặc thay đổi quy luật. Nếu người dùng không dừng ngay việc lạm dụng các loại thuốc BVTV, tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Có một số cách mà các quần thể côn trùng có khả kháng thuốc trừ sâu, và các loài sâu hại có thể biểu hiện nhiều cơ chế kháng trong cùng một lúc.

1) Khángtheo cơ chế chuyển hóa

Côn trùng kháng thuốc có thể giải độc hoặc tiêu diệt các độc tố nhanh hơn so với côn trùng nhạy cảm, hoặc ngăn chặn độc tố tại các vị trí tiếp cận bằng cách liên kết nó (độc tố) với các protein trong cơ thể. Kháng theo cơ chế chuyển hóa là hình thức phổ biến nhất và thường hiện diện khi có sự thay đổi lớn (khi có sự tác động từ bên ngoài). Côn trùng kháng có thể chịu được các mức độ cao hơn (các mức nồng độ thuốc trừ sâu) hoặc có nhiều hình thức kháng enzyme hiệu quả hơn bằng cách phá vỡ các hợp chất thuốc trừ sâu để chúng trở nên không độc hại.

Hình 1. Kháng theo cơ chế chuyển hóa trong tế bào côn trùng

2) Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích

Vị trí mà các độc tố thường liên kết ở côn trùng bị biến đổi để giảm tác dụng của thuốc trừ sâu.

Hình 2. Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích

Chitin là một thành phần chính của bộ xương ngoài của côn trùng. Enzyme H là cần thiết cho sản xuất chitin (2A). Để ngăn chặn lột xác, thuốc trừ sâu liên kết với các vị trí đích (2B). Ở một côn trùng kháng, vị trí đích bị thay đổi (2C) và ngăn ngừa thuốc trừ sâu bằng cách liên kết với enzyme.

3) Kháng theo cơ chế hành vi

Côn trùng kháng thuốc có thể tránh được những độc tố bởi sự thay đổi từ hoạt động bình thường của chúng như chỉ cần côn trùng dừng ăn lại hoặc di chuyển ở mặt dưới của lá khi phun. Một số muỗi truyền bệnh sốt rét truyền ở châu Phi phát triển một sở thích hay nghỉ ngơi bên ngoài nhà, điều này giúp chúng tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu phun trên các bức tường nội thất.

Hình 3. Côn trùng trốn dưới lá khi phun thuốc trừ sâu

4) Kháng theo cơ chế xâm nhập

Côn trùng kháng thuốc có thể hấp thụ các chất độc chậm hơn so với côn trùng nhạy cảm. Kháng theo cơ chế xâm nhập xảy ra khi lớp biểu bì bên ngoài của côn trùng phát triển các rào cản mà có thể làm chậm sự hấp thu của các chất hóa học vào cơ thể của chúng. Cơ chế này thường xuyên có mặt ở các loài khác.

CN. Trần Nguyên Hùng Ths. Đoàn Bình Minh

(Lược dịch Insecticide Resistance Mechanismss, http://pesticidestewardship.org/resistance/Insecticide/Pages/Insecticide-Resistance-Mechanisms.aspx)