Tại sao Nội vụ đông của Đồng bằng sông Hồng là vụ chính

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. đất phù sa màu mỡ, bồi đắp thường xuyên.

B. hệ thống sông dày đặc, nguồn nước dồi dào.

C. sinh vật thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng

Vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng đóng vai trò quan trọng.

Thời tiết vụ đông thường được diễn ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Thời tiết lúc này khá lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra.

Do vậy việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp. Vì thế việc đưa vào gieo trồng các giống bắp có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt.

Hiện nay sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi.

Ngoài ra cùng với bắp, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như súp lơ, su hào, khoai tây, cà rốt,… cũng được trồng nhiều vào vụ đông. Vừa giúp tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

4. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

a.Công nghiệp

- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

Biểu đồ cơ cấu công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,..)

Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng.

- Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng.

b.Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờcó trình độ thâm canh cao.

- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi

- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

Chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh - Vĩnh Phúc.

@77483@@77460@@77458@

c. Dịch vụ

- Đồng bằng sông Hồng là một trung tâm dịch vụ lớn cho cả nước: các hoạt động từ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải đều phát triển rất mạnh.

- Kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, lại có mạng lưới giao thông dày đặc nêndịch vụ vận tải của vùng trở nên sôi động với hai đầu mối chính là Hà Nội và Hải Phòng.

- Nhờ có nhiều địa danh du lịch hướng về cội nguồn, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng mà du lịch ở đây có điều kiện phát triển mạnh.

- Bưu chính viễn thông là ngành phát triển rất mạnh, Hà Nội là trung tâm thông tintư vấn chuyển giao công nghệ đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước.

VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG-CỰC HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.52 KB, 5 trang )

Tiết 23
Bài 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT)
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC:
HS cần:
1. Kiến thức:
-Hiểu tình hình phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng, trong cơ cấu GDP, các ngành công
nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỷ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỷ trọng
nhưng đóng vai trò quan trọng.
-Thấy vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư.
Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của Đồng bằng
sông Hồng.
2. Kĩ năng:
-Phân tích lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, xác lập mối quan hệ địa lý.
- Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng.
II-CHUẨN BỊ:
-Bản đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng.
-Biểu đồ SGK.
III-TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1-KT bài cũ: 5’
Phân tích những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng.
Kể tên một số ngành kinh tế xuất phát từ tài nguyên đó.
2. Giới thiệu:
Đặt vấn đề: Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như
những đặc điểm về dân cư, xã hội đã học. Đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế phát triển như
thế nào ? => Bài 21
3. Hoạt động dạy-học:
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung
Họat động 1: (cá nhân) 10’
IV-Tình hình phát triển kinh tế :
1-Công nghiệp:
GV: Công nghiệp vùng Đồng


bằng sông Hồng phát triển
sớm nhất Việt Nam với các
ngành thủ công truyền thống
như: gạch Bát Tràng, gốm Hải
Dương và ngày nay đang phát
triển mạnh theo hướng CNH
và HĐH.
GV: Yêu cầu học sinh quan
sát H 21.1
? Cho biết tỷ trọng công
nghiệp từng ngành qua 2 giai
đoạn: 1995 và 2002.
? Nhận xét về sự chuyển biến
về tỷ trọng khu vực công
nghiệp – xây dựng ở vùng
đồng bằng sông Hồng.
- HS nêu.
-1995: 26,6%
-2002: 30%
-> Công nghiệp tăng.
- Công nghiệp phát triển sớm
nhất Việt Nam và đang trong
thời kì đổi mới.
- Tỉ trọng khu vực công
nghiệp- xây dựng tăng.
GV: Giá trị sản xuất công
nghiệp tăng từ 18,3 nghìn tỷ
đồng (1995) lê 55,2 nghìn tỷ
đồng -> chiếm 21% GDP
công nghiệp cả nước.


? Dựa vào H21.2 cho biết
phần lớn giá trị công nghiệp
tập trung chủ yếu ở đâu ?
GV: Vĩnh Phúc có tốc độ tăng
trưởng mạnh. Nam Định tuy
còn khó khăn nhưng cũng dẫn
đầu các tỉnh phía nam Đồng
bằng sông Hồng.
? Vùng đồng bằng sông Hồng
có những ngành công nghiệp
trọng điểm nào ? Xác định
trên H 21.2 địa bàn phân bố
của các ngành công nghiệp
trọng điểm?
GV: Yêu cầu học sinh xem H
21.3. Kể tên các sản phẩm
quan trọng của vùng.
Chuyển ý: Nông nghiệp tuy
chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP
của vùng nhưng vẫn giữ vai
trò quan trọng và có sản phẩm
đa dạng. Nông nghiệp phát
triển ra sao?
-Hà Nội và Hải Phòng.
- Các ngành CN trọng điểm:
+ Chế biến lương thực thực
phẩm.
+ Sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Công nghiệp cơ khí.


- HS chỉ bảng đồ
-Máy công cụ, động cơ điện,
phương tiện giao thông, thiết
bị điện tử, hàng tiêu dùng:
Vải, sứ dân dụng, quần áo,
hàng dệt kim, giấy viết, thuốc
chữa bệnh,…
-Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng, chiếm 21% GDP công
nghiệp cả nước (2002).
-Phần lớn tập trung ở Hà Nội
và Hải Phòng.
- Hình thành các ngành công
nghiệp trọng điểm và các sản
phẩm công nghiệp quan trọng.
Hoạt động 2: (nhóm) 15’
2-Nông nghiệp:
GV: Yêu cầu học sinh dựa
vào H21.1 và B21.1 thảo luận
các câu hỏi sau:
-Sự thay đổi của ngành nông
nghiệp trong cơ cấu kinh tế ?
-Sản xuất lương thực ở đồng
bằng sông Hồng có đặc điểm
gì về diện tích, sản lượng lúa?
? Vì sao vùng có năng xuất
lúa cao hơn đồng bằng sông
Cửu Long và cao nhất cả
nước.
KẾT LUẬN: Qua đó em có


HS thảo luận 5’ và báo cáo:
-Giảm từ 30,7% -> 20,1%
-Diện tích và tổng sản lượng
sông Hồng < sông Cửu Long
-Năng xuất: sông Hồng >
sông Cửu Long.
-Vì trình độ thâm canh cao, cơ
sở hạ tầng tốt, nhu cầu dân số
đông.
-Đứng thứ 2 cả nước về sản
lượng và diện tích cây lương
thực.
nhận xét gì về sản xuất lương
thực ở Đồng bằng sông Hồng?
Hoạt động cá nhân 5’
-Ngoài cây lúa, vùng còn phát
triển những loại cây nào ?
Vì sao vùng trồng được cây
ưa lạnh ?
-Nêu lợi ích của việc đưa vụ
đông thành vụ sản xuất chính
ở đồng bằng sông Hồng ?
? Ngoài trồng trọt, vùng còn
phát triển mạnh nghề gì ? Vì
sao?
? Qua đó, hãy cho biết những
khó khăn trong nông nghiệp ở
Đồng bằng sông Hồng. Biện
pháp khắc phục?
-Ngô đông, khoai tây, su hào,


bắp cải, cà chua
=> Khí hậu cận nhiệt đới.
-Từ tháng 10 -> tháng 4 thời
tiết đồng bằng sông Hồng
thường lạnh và khô. Gió mùa
Đông Bắc mỗi lần tràn về
thường gây rét đậm hoặc rét
hại. Ngày nay, nhờ có các
giống ngô năng xuất cao lại
chịu hạn, chịu rét tốt nên ngô
là cây được trồng nhiều vào
vụ đông. Cùng với ngô và
khoai tây, vùng còn phát triển
mạnh rau quả ôn đới và cận
nhiệt. Do đó cơ cấu cây trồng
trong vụ đông trở nên đa
dạng, đem lại lợi ích kinh tế
cao.
- Nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn
nhất cả nước(27,2%) năm
2002. Nuôi bò sữa đang phát
triển.
-HS: Chăn nuôi và nuôi trồng,
khai thác thủy sản. Vì có
nguồn ngũ cốc lớn, dân đông,
nhu cầu thực phẩm cao. Có
nhiều bãi tôm cá trong vịnh
Bắc Bộ.
- Khó khăn:
+ Chuyển dịch kinh tế còn


chậm.
+ Diện tích đất canh tác thu
hẹp do mở rộng đất thổ cư và
đất chuyên dùng.
+ Số lao động nông nghiệp dư
thừa.
+ Thời tiết thất thường.
+ Vấn đề về lương thực.
+ Nguy cơ ô nhiễm môi
trường do sử dụng phân hóa
-Năng suất lúa cao nhất nước
nhờ trình độ thâm canh cao,
cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
-Vụ đông với nhiều cây ưa
lạnh đã trở thành vụ sản xuất
chính (ngô đông, khoai tây, su
hào, bắp cải, cà chua và trồng
hoa xen canh).
- Ngoài ra, Đồng bằng sông
Hồng còn phát triển chăn nuôi
lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản.
Chuyển ý: Các ngành kinh tế
phát triển đã thúc đẩy dịch vụ
phát triển sôi động và đa dạng.
học, thuốc trừ sâu không đúng
phương pháp, liều lượng…
- Biện pháp:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động theo


hướng CNH-HĐH.
+ Chuyển một phần lao động
nông nghiệp sang ngành khác
hoặc đi lập nghiệp nơi khác.
+ Thâm canh tăng vụ, khai
thác cây rau vụ đông.
+ Hạn chế dùng phân hóa học,
thuốc trừ sâu mà nên dùng
phân vi sinh…
Họat động 3: (cá nhân 5’)
3-Dịch vụ:
-Xác định trên lược đồ các
đường giao thông, cảng biển.
? Dựa trên hình 21.2 và hiểu
biết của bản thân, hãy xác
định vị trí và nêu ý nghĩa kinh
tế - xã hội của cảng Hải Phòng
và sân bay quốc tế Nội Bài.
Qua đó cho thấy hoạt động
GTVT ở Đồng bằng sông
Hồng như thế nào?
? Kể tên một số địa danh du
lịch nổi tiếng.
? Ngoài giao thông vận tải, du
lịch vùng còn phát triển ngành
dịch vụ nào?
? Qua đó cho thấy, dịch vụ
phát triển mạnh và tập trung ở
trung tâm nào?
-HS xác định.


- HS lên xác định trên bảng
đồ. Ý nghĩa: Thực hiện giao
thương với nước ngoài.
-Chùa Hương, Côn Sơn, Cúc
Phương, Đồ Sơn, Cát Bà
- Bưu chính viễn thông.
-Hà Nội và Hải Phòng là hai
đầu mối giao thông quan
trọng, hai trung tâm du lịch
lớn. Hà Nội còn là trung tâm
thông tin, tư vấn, chuyển giao
công nghệ, đồng thời là một
trong hai trung tâm tài chính,
ngân hàng lớn nhất của nước
ta.
-Giao thông vận tải sôi động
quanh năm.
-Ngành du lịch được phát triển
với nhiều địa điểm du lịch nổi
tiếng.
-Bưu chính viễn thông phát
triển mạnh.
-Hà Nội và Hải Phòng là hai
trung tâm dịch vụ lớn, quan
trọng của vùng.
Họat động 4: (cá nhân) 5’
V-Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:
? Xác định trên H21.2, hai
trung tâm kinh tế lớn nhất.
Hai trung tâm kinh tế lớn nhất


là Hà Nội và Hải Phòng
- Hai trung tâm kinh tế lớn
nhất vùng đồng bằng sông
? Xác định trên H21.2 vị trí
các tỉnh, Tp thuộc vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ.
GV cho HS thấy vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ
? Nêu vai trò của vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ.
-Hà Nội, Hưng Yên, Hải
Dương, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Diện tích: 15.3 nghìn km
2
Dân số: 13 triệu người.
Hồng là Hà Nội và Hải Phòng.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cả hai vùng: đồng
bằng sông Hồng, Trung du và
miền núi Bắc Bộ.
4-Củng cố: 4’
HS làm bài tập trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
1. Năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm bao
nhiêu % GDP công nghiệp cả nước?
a. 21% b. 22% c. 23% d. 24%
2. Trong nông nghiệp, tiêu chí nào của Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với Đồng bằng
sông Cửu Long?


a. Diện tích trồng lúa. B. Năng suất lúa (tạ/ha)
c. Sản lượng lúa. D. Bình quân lương thực theo đầu người.
3. Tuyến đường giao thông chính nối trung tâm công nghiệp Hà Nội với Hải Phòng là:
a. Quốc lộ 1A b. Quốc lộ 5 c. Quốc Lộ 10 d. Quốc lộ 18
4. Trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng
sông Hồng?
a. Hà Nội b. Hải Phòng c. Quảng Ninh d. Vĩnh Phúc
5-Chuẩn bị: 1’
-Học bài và làm bài tập 2, 3 SGK.
-Soạn bài 22.
IV. Rút kinh nghiệm:

Video liên quan

Chủ đề