Tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm có thể ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ và sự phát triển của bé. Thực tế là có rất nhiều cách để giúp bé yêu thoải mái và ngủ thẳng giấc hơn dù con đang bị nghẹt mũi đấy.

Các bé thường có hốc mũi hẹp hơn người lớn nên dễ bị nghẹt mũi về đêm khi bị viêm nhiễm hoặc mũi có quá nhiều dịch. Trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi vì chưa thể thở bằng miệng như người lớn. Hơn nữa, các bé cũng chưa biết các xì mũi để đẩy dịch ra ngoài như người lớn. Vậy nên, tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Khi nghẹt mũi, bé có thể bị ảnh hưởng thính giác hay ảnh hưởng đến giấc ngủ, yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể. Bên cạnh đó, chứng nghẹt mũi cũng có thể gây ra các tác động lâu dài khác như ảnh hưởng quá trình phát triển khả năng nói hay nhiễm trùng tai và xoang do dịch nhầy. Để bé có giấc ngủ thật ngon và phát triển toàn diện, ba mẹ cần xác định lý do khiến bé bị nghẹt mũi và áp dụng một số phương pháp chăm sóc phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm

Nhìn chung, các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm cũng tương tự như ở người lớn. Một số nguyên nhân có thể kể đến là

  • Cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm khiến mũi có nhiều dịch
  • Viêm xoang
  • Viêm mũi dị ứng hoặc các bệnh dị ứng khác
  • Viêm mũi không dị ứng
  • Trẻ bị dị ứng với bụi, thức ăn hay một số tác nhân khác

Tuy nhiên, tình trạng nghẹt mũi xảy ra đột ngột và chỉ xuất hiện ở một bên mũi cũng có thể do dị vật gây tắc nghẽn trong khoang mũi.

Cách giảm tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ

Nếu bé bị nghẹt mũi, bạn có thể áp dụng một số cách sau để tình trạng nghẹt mũi không trở nặng vào ban đêm và không ảnh hưởng giấc ngủ của bé:

  • Kê gối hoặc nâng đầu giường của con sao cho con có thể nâng cao đầu khi ngủ. Tuy nhiên, bạn cần chú ý quan sát bé để tránh bé bị ngạt khi nằm gối cao.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hay máy phun sương để không khí trong phòng ngủ không quá khô. Điều này sẽ giúp khoang mũi của bé không bị khô. Bạn cũng cần vệ sinh máy mỗi ngày để không khí luôn sạch.
  • Tiếp tục cho bé bú nhiều hơn bình thường để cung cấp dịch lỏng cho cơ thể. Lưu ý là với các bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống thêm chút nước để dịch trong mũi loãng hơn và không gây nghẹt mũi.
  • Sử dụng nước muối sinh lý dạng nhỏ hoặc xịt mũi dịu nhẹ. Bạn có thể tìm mua các loại nước muối này dễ dàng tại hiệu thuốc.
  • Dùng bình rửa mũi để vệ sinh mũi cho bé. Khi rửa mũi cho bé, bạn cần lưu ý chọn loại bình rửa mũi phù hợp với độ tuổi của con.
  • Làm ấm không khí trong phòng bằng cách đặt một chậu nước ấm để bé hít thở không khí ấm và ẩm trước khi ngủ.
  • Nếu bé bị nghẹt mũi do dị ứng, ba mẹ cần dọn dẹp phòng thường xuyên để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể chuẩn bị máy lọc không khí để giảm thiểu tác nhân gây dị ứng có trong không khí.

Những trường hợp cần đưa trẻ đi khám ngay

Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm có thể nhanh chóng biến mất và bé sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn sau khi đã hết bệnh. Tuy nhiên, bạn cần cho bé đi khám nếu chứng nghẹt mũi không giảm nhẹ sau vài ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa bé đi cấp cứu nếu con bạn có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng như:

  • Bé có biểu cảm hoảng sợ
  • Bé rên khó chịu cuối mỗi hơi thở
  • Bé thở mạnh thành tiếng
  • Bé không bú được vì thở quá khó khăn hoặc quá nhanh
  • Da bé xanh xao, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm nếu không được chú ý chăm sóc kịp thời có thể khiến bé ngủ không thẳng giấc, quấy khóc và khó phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bạn chỉ cần kiên nhẫn cho bé bú đầy đủ cũng như giữ cho không khí trong phòng luôn đủ ẩm sạch sẽ là đã có thể cải thiện tình trạng rất nhiều rồi đấy.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Với thời tiết chuyển lạnh, giao mùa hay đơn giản như những ngày mẹ để nhiệt độ máy lạnh không phù hợp…đều có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, dẫn đến sổ mũi và đặc biệt là nghẹt mũi. Lúc bị nghẹt mũi trẻ sẽ có cảm giác khó chịu – nhất là thời điểm trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ. Vậy để cho trẻ có giấc ngủ ngon, cha mẹ nên làm gì nếu trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ? Cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ hiệu quả là gì?...Cha mẹ hãy cùng Soc&Brother tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Trẻ bị ngạt mũi tình trạng một hoặc cả hai bên mũi bị nghẹt khiến trẻ hít thở khó khăn, hoặc không thở được mà phải thở bằng đường miệng. Có một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở như: Cảm cúm, viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan….

Cảm cúm có thể gây nghẹt mũi ở trẻ

Nghẹt mũi gây cho trẻ cảm giác khó chịu, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ. Vậy tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ? Với tư thế nằm, lượng mái đến đầu sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng tăng lưu lượng máu đến mũi. Nếu như khi thức trẻ ở các tư thế vận động, các chất nhầy, dịch tiết ở mũi thoát ra ngoài dễ dàng, lưu lượng máu xuống mũi giảm, thì khi đi ngủ, do tư thế nằm nên các chất tiết ứ đọng khó thoát ra ngoài, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ.

Bên cạnh đó, lý do khiến trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là vì kĩ mũi của trẻ cũng tương đối hẹp nên khi bị phù nề do cảm lạnh hay viêm mũi dị ứng cũng rất dễ bị nghẹt mũi. Thêm vào đó, trẻ cũng chưa chủ động điều chỉnh được tư thế ngủ nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ rất dễ xảy ra khi cảm cúm…

Cách nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ

Với nhiều triệu chứng ho hay sổ mũi ở trẻ thì cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra, nhưng để nhận biết trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ thì đòi hỏi cha mẹ phải quan sát kỹ hơn.

Khi mũi được thông thoáng bình thường, khi ngủ trẻ sẽ thở bằng mũi một cách đều đặn với tốc độ vừa phải và không phát ra tiếng lạ, miệng khép lại hoặc có thể hở nhưng không có luồng khí thở và lưỡi thường đặt trên hàm ếch. Còn khi trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, thì cha mẹ sẽ cảm nhận được trẻ trẻ thở ra khó khăn hơn, phát ra tiếng khò khè và nhiều trường hợp trẻ phải thở bằng đường miệng.

Khi nghẹt mũi, nhiều trẻ phải thở bằng đường miệng

Để kiểm tra tại sao trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ - là do tắc lỗ mũi bên nào? Mẹ có thể áp dụng cách dùng ngón tay bịt lần lượt từng bên mũi, đặt ngón tay khác vào sát mũi bên không bị bịt để cảm nhận luồng khí bé thở ra như thế nào

Khi nghẹt mũi khó thở, bé sẽ phải thở bằng đường miệng, lúc này, không khí không được làm ẩm, làm ấm như khi đi qua niêm mạc mũi nên sẽ khiến trẻ bị khô họng, rát họng, gây ho.

Hướng dẫn cha mẹ cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi khi bị nghẹt mũi trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, khó bú thậm chí có thể bỏ bú, để lâu cơ thể sẽ mệt mỏi…Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm và giúp trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ được điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một số cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ, cha mẹ hãy cùng tham khảo và thử áp dụng ngay nhé!

  • Vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày với nước muối sinh lý: Bé trẻ nằm ngửa và hơi dốc đầu xuống một chút sau đó nhỏ mỗi bên lỗ mũi từ 2 đến 3 giọt nước muối. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho bé (Bóng hút mũi, hút mũi tay…) hoặc có thể dùng tăm bông nhỏ, nhẹ nhàng hút chất ngày ở hai bên mũi của trẻ. Nên thực hiện trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ khoảng 15 phút

Trẻ nên được vệ sinh mũi thường ngày với nước muối sinh lý

  • Phương pháp khí dung – sử dụng máy khuếch tán theo dạng sương mù: Tác động vào hệ thống niêm mạc hô hấp của trẻ. Trong các trường hợp khác nhau mà có thể áp dụng khí dung có thuốc hoặc khí dung không thuốc, các mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ Bác sĩ chuyên khoa

  • Cho trẻ xông hơi bằng tinh dầu: Cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm – khuynh diệp để nhỏ vào bát nước nóng hoặc máy xông hơi chuyên dụng. Hơi nước nóng kết hợp với tinh dầu tràm – khuynh diệp là cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ khá hiệu quả, cha mẹ hãy áp dụng cho trẻ vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ khoảng 15 – 20 phút

Phương pháp khí dung có thể giúp trẻ chữa được tình trạng nghẹt mũi

Ngoài ra, để khắc phục cho trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ, giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ hãy áp dụng:

-          Cho trẻ nằm trên gối mềm để đầu trẻ được kê cao hơn, điều này giúp trẻ giảm bớt sự nghẹt mũi, giúp chất nhầy được chảy ra ngoài dễ dàng

-          Có thể bổ sung cho trẻ siro thảo dược giúp thông mũi họng – nên tham khảo ý kiến của dược sĩ/Bác sĩ

-          Trong những trường hợp trẻ bị nghẹt mũi có kèm theo ho sốt, nước mũi xanh…cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám với Bác sĩ Chuyên khoa để được tin ra nguyên nhân chính xác và cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ hiệu quả

Trẻ bị nghẹt mũi khi ngủ là bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa, trở lạnh. Bệnh không có tính chất nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có cách trị nghẹt mũi cho trẻ khi ngủ kịp thời, có như vậy trẻ mới có được giấc ngủ ngon, ngủ đủ, góp phần giúp trẻ được khỏe mạnh và phát triển tốt.

Video liên quan

Chủ đề