Tại sao vinamilk thoái vốn

Cổ phiếu từng được đánh giá tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam - VNM vừa rơi khỏi TOP 10 vốn hóa khiến không ít nhà đầu tư đặt câu hỏi điều gì đang xảy ra ở Vinamilk?

VNM là doanh nghiệp hiếm hoi có sự minh bạch tài chính cao trên TTCK Việt Nam
Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk

Với tinh thần 5K: “Kiên định mục tiêu – Kiểm soát rủi ro – Không ngại thay đổi – Khai thác cơ hội – Kết nối bền vững”, Công ty sẽ nỗ lực để tạo ra những đột phá mới, tạo bước đà cho giai đoạn chiến lược 5 năm tiếp theo 2022-2026.

Cổ phiếu từng được đánh giá tốt nhất sàn chứng khoán Việt Nam - VNM vừa rơi khỏi TOP 10 vốn hóa khiến không ít nhà đầu tư đặt câu hỏi điều gì đang xảy ra ở Vinamilk? Trong góc nhìn chuyên gia, nhiều ý kiến vẫn hy vọng, Vinamilk chỉ tạm thời chững lại, để tích lũy động lực tăng trưởng mới cho chặng đường dài.

Chia sẻ trong chương trình Bí mật đồng tiền ngày 23/3/2022, TS. Đỗ Thái Hưng, Nhà sáng lập, Giám đốc CTCP Đầu tư Finpros nhận định, Vinamilk đang thiếu đi động lực tăng trưởng. Cùng trong khó khăn đại dịch, nhưng có những doanh nghiệp ngành sữa như CTCP Sữa Quốc tế lại có chiến lược rất tốt để trụ vững và phát triển. Công ty này đang có kế hoạch trả cổ tức tiền mặt lên đến 90% và có thị giá cổ phiếu đạt mốc 160.000 đồng.

VNM thì sao? Trong 1 năm qua, cổ phiếu này hầu như trong xu hướng giảm và hiện có giá dưới 80.000 đồng/cổ phiếu. Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất lần đầu vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng, cụ thể đạt 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ, nhưng chỉ hoàn thành 98,2% kế hoạch năm. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp hợp nhất của Vinamilk trong năm 2021 đạt 43,1%, giảm 326 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 10.633 tỷ đồng và hoàn thành 94,6% kế hoạch năm, tương đương EPS đạt 4.517 đồng và biên lợi nhuận ròng ở mức 17,4%. Theo lý giải từ Công ty, việc doanh thu và lợi nhuận không đạt kế hoạch năm 2021 chủ yếu là do bối cảnh kinh doanh chịu tác động của đại dịch kéo dài.

Nguồn: báo cáo thường niên Vinamilk

TS. Đỗ Thái Hưng cũng đánh giá, việc đi xuống của VNM là bình thường, bởi bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có chu kỳ phát triển của nó. Ông hy vọng, năm 2021 chỉ là bước chững lại tạm thời của VNM và trong thời gian tới, Công ty sẽ tìm được động lực tăng trưởng mới để cổ phiếu trở lại vị thế dẫn đầu. Cũng theo TS. Đỗ Thái Hưng, VNM là doanh nghiệp hiếm hoi có sự minh bạch tài chính rất cao trên TTCK Việt Nam và trong TOP 30 các doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất. Đây là một điểm cộng cho VNM.

Chuyên gia Phạm Lưu Hưng, Phó giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, VNM bộc lộ vấn đề khi biên lợi nhuận quý IV/2021 khá kém. Giá nguyên vật liệu tăng lên, khiến triển vọng kinh doanh khả quan của VNM trong ngắn hạn là khó. Trong quá khứ, cổ phiếu VNM thường tăng giá khi Nhà nước có câu chuyện muốn thoái vốn tại Vinamilk. Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, các thông tin thoái vốn Vinamilk hầu như không xuất hiện và có thể sẽ không xuất hiện trong thời gian sắp tới, khi doanh nghiệp chưa đạt đến đỉnh giá để Nhà nước có thể thoái được vốn với lợi ích tốt nhất. Theo đó, động lực cho giá VNM cải thiện cũng như cho cổ phiếu VNM lọt lại vào TOP 10 vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam đang trông chờ vào khả năng sinh lợi từ các dự án phát triển mà Vinamilk đã và đang thực hiện.

Kế hoạch 2022 - 2026 của Vinamilk

Tại Báo cáo thường niên năm 2021 vừa được Công ty công bố, chiến lược phát triển Vinamilk trong 5 năm tới mới được Công ty đưa ra khá sơ sài. Cụ thể, Vinamilk đưa ra 4 điểm nhấn chiến lược cho giai đoạn 2022-2025. Thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng. Theo đó, Công ty sẽ củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam. Thứ hai là khởi tạo cơ hội kinh doanh mới, theo đó Công ty sẽ khai thác cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới thông qua các hoạt động M&A, JV, hoặc đầu tư mạo hiểm. Thứ ba là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp bền vững, theo đó, Vinamilk sẽ tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi mới và sáng tạo. Công ty sẽ hỗ trợ và đầu tư các dự án start-up khởi nghiệp phù hợp với chiến lược tăng trưởng của Công ty. Thứ tư là trở thành đích đến của nhân tài, theo đó, Vinamilk sẽ thiết lập môi trường làm việc và đào tạo để nhân viên làm chủ cơ hội chuyển đổi mới.

Về mục tiêu kinh doanh, năm 2022, Vinamilk dự kiến mở rộng thị phần thêm 0,5% lên 56% năm 2022 và tổng doanh thu tăng nhẹ gần 5% lên 64.070 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021.

Mục tiêu đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Chia sẻ với các cổ đông, nhà đầu tư và đối tác, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, Vinamilk nằm trong TOP 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu năm 2021 với vị trí thứ 8 theo báo cáo thường niên của Brand Finance với giá trị thương hiệu gần 2,4 tỷ USD, đồng thời cũng được đánh giá là 1 trong 3 thương hiệu sữa tiềm năng nhất toàn cầu. Tuy vậy, “không có con đường nào dẫn tới thành công lại trải đầy hoa hồng”. Để đạt được những thành tựu trên, Vinamilk đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn mà năm 2021 là một ví dụ điển hình. Do đại dịch, ngành dịch vụ và tiêu dùng phải đóng cửa do đại dịch nhưng Vinamilk đã nỗ lực để duy trì tăng trưởng doanh thu. Với mức tăng 2,2% so với năm 2020, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 đã đạt 61.012 tỷ đồng, lần đầu vượt mốc 60 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2021 chỉ đạt 10.633 tỷ đồng và hoàn thành 94,6% kế hoạch đề ra.

Theo bà Mai Kiều Liên, năm 2021 là năm cuối của giai đoạn chiến lược 5 năm 2017-2021. Nhìn lại cả giai đoạn, Tổng giám đốc Công ty cho biết, Công ty đã hoàn thành các mục tiêu quan trọng như: gia tăng quy mô doanh thu từ mức hơn 50 nghìn tỷ đồng lên hơn 60 nghìn tỷ đồng; giành thị phần áp đảo ở các ngành hàng sữa đặc, sữa chua ăn và sữa nước , mở rộng thị trường quốc tế; xây dựng nhiều trang trại bò sữa quy mô lớn, chuẩn quốc tế giúp đưa sản lượng sữa tươi thu mua vượt mốc 1 triệu lít/ngày; Vinamilk cũng là đơn vị thực hiện chương trình Sữa học đường Quốc Gia tại 26 tỉnh, thành phố; là đại diện của Đông Nam Á nằm trong các Bảng xếp hạng lớn của ngành sữa thế giới về doanh thu và thương hiệu…

Năm 2022, với tinh thần 5K: “Kiên định mục tiêu – Kiểm soát rủi ro – Không ngại thay đổi – Khai thác cơ hội – Kết nối bền vững”, bà Mai Kiều Liên khẳng định, tập thể Vinamilk sẽ nỗ lực để tạo ra những sự đột phá, tạo bước đà cho giai đoạn 2022-2026. Mục tiêu của Vinamilk là phát huy thành tựu và khai thác những tiềm năng chưa tận dụng hết để đưa thương hiệu và quy mô của Vinamilk vào TOP 30 công ty sữa lớn nhất thế giới.

Nguồn: Báo cáo thường niên 2021 của Vinamilk

Đấu giá VNM thu về 9.000 tỷ- vượt kỳ vọng

Ngày 10/11, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức buổi đấu giá chào bán cạnh tranh 48,3 triệu cổ phần tương ứng với 3,33% vốn cổ phần của SCIC tại VNM.

Cuộc đấu giá có sự tham gia của 19 nhà đầu tư, trong đó có 6 NĐT tổ chức nước ngoài, 5 NĐT tổ chức trong nước và 8 NĐT cá nhân trong nước. 19 nhà đầu tư đặt mua hơn 78,8 triệu cổ phiếu, gấp đôi số lượng chào bán. Cuối cùng, mức giá đặt mua lên đến 186.000 đồng/cổ phiếu, một nhà đầu tư đã bứt lên “hốt” trọn lô cổ phiếu này. SCIC thu về gần 9.000 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước, khoản tiền kỷ lục vượt xa dự báo trước đó tới gần 2.000 tỷ đồng.

Đến sáng 13/11, “danh tính” nhà đầu tư ngoại mới lộ diện khi tập đoàn Singapore Jardinr Cycle & Carriage (JC&C) chính thức thông báo họ đã mua vào 80,29 triệu cổ phiếu, tương đương 5,53% cổ phần của Vinamilk cả trên sàn chứng khoán và số cổ phiếu bán ngày 10/11. JC&C thực ra không phải là cái tên xa lạ, bởi công ty này đang là cổ đông lớn của hàng loạt doanh nghiệp tiếng tăm trên thị trường Việt Nam như Thaco Trường Hải, Công ty Cơ điện lạnh REE. Tuy nhiên, đây là lần đầu họ tiến công vào thị trường sữa Việt.

Vì sao phiên đấu giá VNM thành công và có thể mang về khoản tiền lớn cho Nhà nước vượt kỳ vọng đến vậy? Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho rằng, sự thành công này đến từ các yếu tố cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Theo ông Chi, “đầu tiên kể đến Vinamilk luôn là một doanh nghiệp tốt có kết quả kinh doanh hấp dẫn. Kế đó, SCIC đã có kinh nghiệm và tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư tham gia. Mức giá đấu cũng đuợc liên danh tư vấn (gồm: UBS AG - Chi nhánh Singapore và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn) đưa ra tư vấn rất hợp lý. Cùng đó, đây là thời điểm rất thuận lợi của thị trường trong bán vốn”, ông Chi nói.

Vì sao nhà đầu tư sẵn sàng bỏ giá chênh tới cả ngàn tỷ đồng ra mua lô lớn của Vinamlik như kể trên? Một đại diện của SSI trong liên danh tư vấn bán vốn phân tích thêm: Việc tìm được đối tác “xịn” có tiền và có tiềm năng như JC&C thực sự là một thành công trong thương vụ thoái vốn này. “Họ biết giá trị của Vinamilk và họ là nhà đầu tư có tiềm năng thực sự”, vị này nói.

Sẽ đến những doanh nghiệp nào?

Hiện, Chính phủ đang thực hiện đẩy mạnh thoái vốn khỏi một số công ty lớn nhất nước. Sau VNM, lãnh đạo SCIC cho biết, từ nay đến cuối năm, SCIC sẽ tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư tại TPHCM và Hà Nội cho các đợt chào bán cổ phần doanh nghiệp tiếp theo.

Những doanh nghiệp nào nằm trong danh mục Nhà nước sẽ thoái vốn? Theo lãnh đạo SCIC, tiếp theo sẽ là Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG). Cụ thể, vào ngày 16/11 tới, SCIC tổ chức buổi giới thiệu cơ hội tại đầu tư 96,25 triệu cổ phiếu, tương đương 21,7% vốn điều lệ VCG. Ngoài ra, SCIC dự kiến tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu tư và hoàn thành bán vốn tại các doanh nghiệp khác như FPT, Nhựa Tiền phong (NTP), Nhựa Bình Minh (BMP)….

Theo công bố trước đó, năm 2017, SCIC dự kiến sẽ rút vốn Nhà nước khỏi 85 doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến thời điểm này, SCIC mới chỉ thoái được ở 20 doanh nghiệp. Áp lực thoái vốn trong quý 4 năm 2017 là rất lớn. Tại phiên họp về cổ phần hoá lần gần đây nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo : “Dứt khoát phải phấn đấu để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn của năm 2017, thậm chí vượt mức số lượng DN cổ phần hóa, thoái vốn và cả chỉ tiêu thu ngân sách từ thoái vốn”. Cùng đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định Chính phủ sẽ xem xét trách nhiệm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty chậm trễ, không hoàn thành nhiệm vụ đổi mới sắp xếp DN cổ phần hóa và thoái vốn DN.

“Nhà đầu tư tổ chức đang rất săn lùng những doanh nghiệp nhà nước hấp dẫn có kế hoạch thoái vốn. Không chỉ VNM mà những cái tên tiếp theo mang thương hiệu Việt đang làm nóng thị trường vốn hơn bao giờ hết. Đơn cử như giới đầu tư đang săn lùng danh mục và lộ trình thời điểm thoái vốn nhà nước khỏi Traphaco, Dược Hậu Giang hoặc 36% vốn nhà nước còn lại ở VNM hiện chưa được công bố cụ thể”, giám đốc khối phân tích một công ty chứng khoán chia sẻ.

Việc các doanh nghiệp cũ trên sàn như Vinamilk, FPT, Dược Hậu Giang, Hòa Phát…tăng trưởng mạnh về quy mô trong những năm qua, cũng như có thêm nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn trong những năm gần đây như Sabeco, Habeco, Vietjet Air, Petrolimex… đã giúp vốn hóa thị trường chứng khoán tăng vọt tương ứng gần 60% GDP. Theo tính toán, hiện Vinamilk vẫn giữ ngôi vị “quán quân” với mức vốn hóa lớn nhất thị trường: 229 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 10 tỷ USD. 

Video liên quan

Chủ đề