Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Việc xây dựng và giáo dục nhân cách cho trẻ trong những giai đoạn đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng để hình thành nền tảng đạo đức của trẻ về sau
Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách. Sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Do vậy, việc hình thành và chăm lo giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ là tiền đề quan trọng. Và là nhiệm vụ cốt yếu của cha mẹ, nhà trường và toàn xã hội.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Giáo dục nhân cách thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ
Tại trường mầm non, giáo dục nhân cách đạo đức được thể hiện thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Từ việc đón – trả trẻ, tập thể dục, các hoạt động học tập – vui chơi diễn ra cả ngày. Thông qua các hoạt động này cô giáo giúp trẻ xây dựng các giá trị đạo đức. Như chào hỏi, dậy dỗ trẻ biết quan tâm, tự tin, tôn trọng mọi người. Biết yêu thương bản thân mình và người khác. Giáo dục tinh thần tự lực, tự giác, ý thức kỷ luật. Trật tự trong sinh hoạt, hành vi văn minh, giữ gìn vệ sinh…
Chào hỏi là hoạt động giáo dục nhân cách cần thiết và quan trọng cho trẻ

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Giáo dục nhân cách qua hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non. Tâm lý, tính cách trẻ hình thành qua các trò chơi. Vì vậy trong công tác giáo dục đạo đức cho trẻ. Trò chơi là một phương tiện giáo dục mạnh mẽ nhất. Ví dụ như khi trẻ giật đồ chơi của bạn. Cô giáo có thể giải thích với trẻ “việc giật đồ chơi là không nên, nếu con thích chơi con có thể hỏi mượn bạn”… Thông qua các trò chơi, các chủ đề cô giáo có thể tác động tới trẻ theo nhiều khía cạnh đạo đức khác nhau.

Giáo dục nhân cách qua hoạt động học tập
Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các hoạt động học tập, nhận thức. Trẻ hình thành các kỹ năng, biết phân biệt đúng sai. Xây dựng cho trẻ những tri thức cần thiết về thế giới xung quanh. Rèn luyện ý thức kỷ luật. Biết chủ động tự lực vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Giáo dục nhân cách của trẻ qua lao động
Ngoài ra việc cho trẻ lao động với những hoạt động vừa sức cũng là những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua lao động hình thành cho trẻ những mầm mống phẩm chất của người lao động. Trẻ sẽ tự giác khi có tinh thần trách nhiệm. Với các bé còn nhỏ, cô giáo có thể giao các công việc như lau bàn, thu dọn đồ chơi… Những việc phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé cảm thấy mình tốt hơn, đồng thời biết quan tâm tới người khác.

TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌC: IDJ Group là tập đoàn đầu tư về giáo dục, chuyên cung cấp dịch vụ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRƯỜNG HỌCDỊCH VỤ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRƯỜNG HỌC chuyên nghiệp. Quý vị quan tâm có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây:

Dịch vụ tư vấn đầu tư trường học: http://idj.com.vn/tu-van-dau-tu-truong-hoc/

Dịch vụ quản lý và vận hành trường học: http://idj.com.vn/dich-vu-quan-ly-va-van-hanh-truong-hoc/

Đạo đức hay nhân cách của một người được nuôi dưỡng và hình thành dần từ khi còn bé. Điểm xuất phát của quá trình này là khi trẻ có nhận biết và mọi yếu tố xung quanh đều góp phần hình thành nhân cách của trẻ. Vì thế, cần nuôi dưỡng và dạy dỗ có kế hoạch, trên cơ sở đó mà định ra phương hướng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.

Đạo đức là một hệ thống các quy tắc về chuẩn mực xã hội, mà con người dựa vào đó để điều chỉnh hành vi của bản thân. 

Với trẻ mầm non, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch giúp trẻ nhận thức và điều chỉnh hành vi trong các hoạt động thường ngày. Đây là phương thức tốt nhất để nuôi dưỡng, uốn nắn phẩm chất và tính nết cá nhân. 

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Hướng dẫn trẻ vui chơi cùng bạn

Đạo đức chính là kết quả của quá trình giáo dục và tự nhận thức. Các tác động từ ngành sư phạm sẽ định hướng cho trẻ cách ứng xử đúng đắn, nhận thức về cái tốt – cái xấu, những thứ được phép – bị cấm,… Có nghĩa là trẻ đã được trang bị các kiến thức sơ đẳng về đời sống và chuẩn mực về hành vi. 

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Quan sát trẻ tập tô màu

Giáo dục đạo đức còn ảnh hưởng đến việc giáo dục thể chất, giáo dục trí tuệ, giáo dục tính thẩm mỹ,… của trẻ mầm non. Nhờ có đạo đức tốt mà trẻ có thể tự giác hoàn thành các hoạt động phục vụ cá nhân, giúp đỡ mọi người,…

Giáo dục đạo đức cho trẻ được xây dựng trên 3 khía cạnh cự thể:

Cảm xúc là yếu tố thể hiện rõ nhất trạng thái hiện tại của trẻ, cũng là yếu tố được quan tâm nhiều nhất khi giáo dục đạo đức cho trẻ. Những cử chỉ yêu thương, vỗ về, chăm sóc chu đáo tù người lớn sẽ giúp trẻ có năng lượng cảm xúc tích cực. Trẻ sẽ ngoan ngoãn, nghe lời, vui vẻ và dễ dàng nghe lời. Trái lại, những hành động tiêu cực khiến trẻ thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm, khủng hoảng ở trẻ là điều có thể xảy ra.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Chăm sóc và vỗ về trẻ

Vỗ về, yêu thương, che chở là vô cùng cần thiết. Tuyệt không đánh đập, bạo hành và la mắng là ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Cần xem xét mức độ bảo bọc tránh hiện trạng trẻ phụ thuộc vào người khác.

Trên cơ sở cảm xúc trẻ phát triển lành mạnh, các yếu tố về thái độ và yêu thương mọi người xung quanh cũng được hình thành một cách tự nhiên. 

Thực tế cũng cho thấy, chỉ những người thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc trẻ mới được trẻ quý mến và gần gũi. Khi tiếp xúc với người lạ mặt, trẻ thường mất an toàn, la hét. 

Đặc biệt, trẻ mầm non có tính đòi hỏi, chiếm hữu rất cao, không muốn san sẻ cho ai bất cứ thứ gì. Các bậc phụ huynh và giáo viên cần dạy cho trẻ cách chia sẻ, yêu thương đùm bọc và vui chơi cùng bạn. 

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Cùng bạn vui chơi với mô hình nhà

Từ 2 đến 3 tuổi, trẻ đã có khả năng cầm nắm được các vật dụng, có khả năng phục vụ cá nhân trẻ. Hình thành các kỹ năng: tự ăn uống, mặc quần áo, cất đồ chơi,… Các kỹ năng này vừa hình thành, còn chưa vững vàng cần phải tích cực rèn luyện. Tránh tình trạng, giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tự phục vụ, phụ huynh lại can ngăn hoặc làm thay trẻ. 

Để trẻ có được nền tảng cơ bản của việc giáo dục đạo đức, gia đình và nhà trường cần thống nhất về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ ngay từ đầu.

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con cái họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ. Nước ta là một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một xã hội công bằng văn minh chính vì vậy, ngành giáo dục mầm non có nhiệm vụ phối hợp cùng gia đình và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo bé là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu…

      Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục lễ giáo cho trẻ. Giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp.

       Để xây dựng cơ sở ban đầu cho giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, giáo dục mầm non cần phải được tiến hành một cách tổng hợp và đồng bộ các mặt sau đây:

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
– Giáo dục thể chất

– Giáo dục trí tuệ

– Giáo dục đạo đức

– Giáo dục thẩm mĩ

– Giáo dục lao động.

Những mặt giáo dục trên đây gắn bó, bổ sung cho nhau trong quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ ở mỗi thời kì khác nhau là khác nhau, nên cần phải xác định được các nhiệm vụ nội dung, phương pháp, biện pháp… chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tăng trưởng và phát triển của từng thời kì.

3. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non

3.1. Khái niệm và ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non

3.1.1. Khái niệm giáo dục đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thực hiện chức năng xã hội hết sức quan trọng, là điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức được nảy sinh từ nhu cầu của xã hội, điều hoà và thống nhất lợi ích chung của tập thể xã hội và lợi ích riêng của cá nhân, nhằm đảm bảo trật tự xã hội và khả năng phát triển của xã hội.

Đạo đức cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao lưu, giao tiếp với những người xung quanh. Đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở tri thức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, hệ thống thái độ – tình cảm đạo đức, hành vi và thói quen đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nhân cách con người mới. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, được diễn ra ngay từ khi còn thơ bé cho đến khi trưởng thành, thậm chí suốt cuộc đời.

Đối với trẻ thơ, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về những yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức trong các mối quan hệ ứng xử, rèn cho trẻ có tình cảm, hành vi và thói quen đúng đắn trong các mối quan hệ ứng xử hằng ngày. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam.

3.1.2. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non

Sinh ra không phải trẻ đã có đạo đức, nhân cách mà đó là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Bàn về vấn đề này, Hồ Chủ tịch khẳng.định:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Như trên đã trình bày, giáo dục đạo đức phải được diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn thơ bé. Mặc dù đây là một công việc khó khăn nhưng rất quan trọng. Ông cha ta đã từng nói “Dạy con từ thuở còn thơ” là vậy.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Dưới tác động sư phạm của người lớn, ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã có những hành vi ứng xử đúng đắn, trên cơ sở đó và cùng với nó đứa trẻ nhận ra cái gì là tốt, cái gì là xấu, cái gì được phép, cái gì không được phép… trong quan hệ với người thân, với bạn bè, với đồ vật và thiên nhiên. Nghĩa là trẻ có biểu tượng sơ đẳng về chuẩn mực hành vi đạo đức. Những biểu tượng đầu tiên ấy để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời. Do vậy, cần phải xây dựng cho trẻ những khái niệm đó là sơ đẳng nhất nhưng chính xác và phản ánh được đạo đức của xã hội, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Đồng thời, người lớn cần phải uốn nắn những nhận thức, hành vi, thái độ lệch chuẩn của trẻ ngay từ bé, tránh để những lệch lạc ấy trở thành thói quen khó sửa, khó uốn. Cổ nhân đã dạy: “Tre non dễ uốn, tre già nổ đốt”, “Bé chẳng vin, cả gẫy cành”. Phải chăng những câu nói ấy của người đời đều khẳng định ý nghĩa to lớn của việc giáo dục đạo đức cho con người ngay từ thuở còn thơ.

Giáo dục đạo đức còn ảnh hưởng đến việc giáo dục thể chất, trí tuệ, lao động và thẩm mĩ cho trẻ em. Nhờ giáo dục đạo đức tốt, trẻ em tự giác, tích cực trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, trong lao động (tự phục vụ); tự giác, tích cực, sáng tạo trong học tập; biết bảo vệ cái đúng, cái đẹp, biết làm theo tiêu chuẩn của cái đẹp (ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp…).

3.2. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

3.2.1. Nhiệm vụ

Ở lứa tuổi nhà trẻ, giáo dục đạo đức cho trẻ bao gồm những nhiệm vụ cơ bản sau:

– Phát triển ở trẻ những xúc cảm, tình cảm lành mạnh đối với mọi người gần gũi xung quanh:

+ Trẻ biết yêu thương, gắn bó, quan tâm đến người thân.

+ Trẻ hồ hởi khi chào hỏi người lớn.

+ Trẻ biết thực hiện những yêu cầu của người lớn.

+ Trẻ có thái độ thân thuộc với bạn bè cùng tuổi.

– Tập cho trẻ tính tự lập, và một số quy tắc hành vi ứng xử xã hội đơn giản, ban đầu như:

+ Biết cảm ơn, xin lỗi, biết chào hỏi lễ phép.

+ Biết yêu quý cây cối và con vật gần gũi.

+ Thực hiện những công việc người lớn yêu cầu…

– Tập cho trẻ thói quen vệ sinh, ngăn nắp, thật thà… trong sinh hoạt cũng như chơi tập.

+ Biết giữ gìn chân tay, mặt mũi, quần áo sạch sẽ, gọn gàng.

+ Biết tự xúc cơm, tự uống nước; không làm rơi vãi, đổ nước ra bàn, ra nhà.

+ Biết lấy đồ dùng, đồ chơi để tập và cất đồ dùng, đồ chơi vào nơi quy định.

3.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ

a) Phát triển xúc cảm lành mạnh cho trẻ

Xúc cảm lành mạnh là một nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ. Khi trẻ vui sướng, thoả mãn và cảm thấy an toàn là lúc thuận lợi nhất để giúp trẻ ngoan và làm theo mong muốn của người lớn. Trong vòng tay người mẹ, lúc bú mẹ là lúc trẻ cảm thấy an toàn nhất về tinh thần và thoả mãn nhất về dinh dưỡng, người mẹ cần tận dụng cơ hội đó để giao tiếp với trẻ. Vừa cho con bú, người mẹ vừa vỗ về nựng nịu, vuốt ve em bé làm cho em bé cảm thấy đầm ấm, sung sướng (mắt nhìn vào mắt mẹ, chân đập, tay quờ quạng…) – một xúc cảm tuyệt vời mà không ai có thể tạo ra được ngoài người mẹ. Những cử chỉ âu yếm, vỗ về, những bài hát ru để đưa trẻ vào giấc ngủ đã gieo vào lòng con trẻ bao cảm xúc đẹp đẽ, êm đềm. Cứ thế làm cho đời sống tinh thần của trẻ được phong phú, trẻ cảm thấy yêu mẹ, yêu mọi người và yêu cả thế giới xung quanh. Sự thờ ơ lạnh nhạt của người lớn – người mẹ (cho con bú chỉ cốt cho mau no, tắm cho con chỉ cốt cho mau sạch…) sau đó thả con lê la hoặc nằm nôi để đi làm việc khác, dẫn đến trẻ có cảm giác không an toàn. Người lớn đã mất thời cơ thuận lợi để gieo mầm những cảm xúc tốt đẹp trong con trẻ. Với cách giao tiếp như vậy của người lớn sẽ tạo ra ở trẻ cảm giác lạnh nhạt, thờ ơ, không có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trước mắt là người mẹ, từ đó sinh ra bẳn tính, thậm chí có trẻ trở nên yếu đuối mà sinh ra bệnh tật.

Đành rằng, sự vỗ về, âu yếm, đùm bọc, che chở cho trẻ là rất cần thiết, song nếu thái quá, khiến trẻ lúc nào cũng đòi hỏi phải có người lớn bên cạnh mình sẽ khó hình thành tính tự lập ở trẻ. Cần tập cho trẻ thói quen có lúc ngủ, chơi một mình.

Người lớn không được để cho trẻ đói giao tiếp, mà cần triệt để tận dụng việc cho trẻ giao lưu xúc cảm với mẹ và những người xung quanh để tạo nên cảm xúc lành mạnh cho trẻ. Người mẹ và cô nuôi dạy trẻ cần dành thời gian để “nói chuyện” với trẻ càng nhiều càng tốt. Trong những cuộc trò chuyện ấy (có thể bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, ánh mắt… khi trẻ chưa nói được) tuy chưa có gì sâu sắc nhưng chúng thể hiện tình cảm yêu thương giữa người lớn với trẻ em; người lớn đã nói với trẻ bằng cả tấm lòng và đứa trẻ cũng nghe với tất cả niềm sung sướng, say mê của mình, từ đó khơi dậy ở trẻ những xúc cảm tích cực và lòng yêu thương con người.

Người lớn cần tạo điều kiện để trẻ được bộc lộ tình cảm của mình đối với người thân (hôn mẹ, hôn cô, sờ râu, vuốt má bố…). Tuyệt đối không được doạ nạt trẻ (ma, cọp, bóng đêm…) làm trẻ kinh hoàng. Tập cho trẻ dễ làm quen, cởi mở với mọi người, giúp đỡ và dạy trẻ trong giao lưu cảm xúc. Dạy trẻ biết vui mừng khi thoả mãn nhu cầu (biết cám ơn khi được người khác làm cho việc tốt, cho quà, đồ chơi…).

b) Dạy trẻ biết yêu quý người thân, gắn bó với bạn bè và biết nghe lời người lớn

Trên cơ sở hình thành cho trẻ những xúc cảm lành mạnh với mọi người xung quanh, dần dần hình thành ở trẻ thái độ, tình cảm yêu quý gắn bó với những người xung quanh (bố mẹ, ông bà, cô giáo, bạn bè…). Từ đó, dạy trẻ biết nghe lời người lớn. Như đã trình bày trên đây trẻ nhỏ rất nhạy cảm, trong cuộc sống hằng ngày, ai vỗ về, âu yếm, gắn bó với nó thì nó sẽ gắn bó, tin yêu và dễ dàng nghe lời người đó. Ngược lại, nếu người lớn thờ ơ, lạnh nhạt hoặc vì bận bịu với công việc xã hội mà không thường xuyên âu yếm, vỗ về trẻ thì dần dần đứa trẻ trở nên xa cách, không gắn bó mật thiết với người lớn. Do vậy, để dạy trẻ biết yêu quý và gắn bó với người thân, cần:

– Phải thương yêu, quý mến trẻ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình. Được yêu thương, đùm bọc của người lớn là niềm hạnh phúc lớn nhất của trẻ thơ. Nó như cơm ăn, nước uống, không khí hít thở hằng ngày, làm cho đứa trẻ phát triển một cách bình thường về thể chất và tinh thần. Bằng tình yêu thương đùm bọc của người lớn, đứa trẻ trở nên yêu thương, gắn bó với cha mẹ, ông bà, cô giáo và bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. Thực tế cho thấy, nhiều đứa trẻ khi mới đi nhà trẻ rất sợ sệt, khóc lóc cả tuần, bằng sự yêu thương, tận tâm với công việc của cô giáo, sau một thời gian ngắn, đứa trẻ cảm thấy vui khi được đến trường, được nói chuyện với cô, được cùng chơi với bạn bè. Niềm vui đến trường là một yếu tố rất quan trọng đối với các em học sinh (ở mọi cấp học), nó thúc đẩy học sinh tích cực, tự giác trong học tập và sinh hoạt tập thể ở trường, lớp.

– Cần làm cho trẻ dần dần hiểu được những người thân trong gia đình (ông bà, cha mẹ…) và cô giáo là những người trực tiếp chăm sóc trẻ hằng ngày và là những người dành cho trẻ những tình cảm thương yêu nhất, nên phải biết yêu quý ông bà, cha mẹ, cô giáo và biết nghe lời ông bà, cha mẹ, cô giáo, như vậy mới là bé ngoan.

– Đến 2– 3 tuổi, trẻ bắt đầu có khuynh hướng độc lập, thích tự làm mọi việc như người lớn, song khả năng, sức lực còn hạn chế chưa cho phép trẻ làm được như người lớn. Mặt khác, người lớn một mặt vẫn giữ lối cư xử cũ, một mặt sợ trẻ làm đổ vỡ, nguy hiểm đến tính mạng trẻ nên thường ngăn cấm hoặc làm thay trẻ. Chính từ những nguyên nhân đó mà nhiều trẻ sinh ra bướng bỉnh: cứ khăng khăng tự làm lấy, thậm chí không làm theo ý muốn của người lớn. Các nhà tâm lí học gọi đó là “sự khủng hoảng của tuổi lên ba”. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, người lớn cần phải điều chỉnh lối cư xử với trẻ: cần tôn trọng nhu cầu của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tự lập trong công việc, không áp đặt trẻ một cách cực đoan, nhưng cũng không thả nổi sự phát triển của trẻ. Người lớn phải luôn ở bên cạnh trẻ để động viên khuyến khích trẻ, giúp đỡ trẻ tháo gỡ những khó khăn khi trẻ gặp phải (cùng làm với trẻ, giúp đỡ “ngầm” hoặc khéo léo hướng trẻ sang một việc dễ hơn, đơn giản hơn…).

Người lớn không nên có những việc làm dẫn đến sự coi thường trẻ, cấm đoán trẻ, trách mắng trẻ trước mặt người khác. Nhưng cũng không được “bao cấp”, làm thay trẻ, làm mất tính chủ động, sáng tạo của trẻ.

Người lớn cũng cần tỏ rõ thái độ của mình trước những hành vi, việc làm của trẻ. Nếu trẻ hư, cần tỏ thái độ không đồng tình và ngăn chặn, khi trẻ bình tâm trở lại mới tìm lời giải thích cho trẻ hiểu. Nếu trẻ còn quá nhỏ nên dùng biện pháp di chuyển chú ý của trẻ sang đối tượng khác để có thể khắc phục được tính bướng bỉnh của mình. Không được dập tắt một cách thô bạo nhu cầu, hứng thú của trẻ bằng những mệnh lệnh hay roi vọt.

Một điều cần lưu ý nữa là, lứa tuổi nhà trẻ, tâm lí cá nhân vị kỉ bộc lộ khá rõ, trẻ muốn sở hữu tất cả, không muốn nhường nhịn cho người khác, cho bạn bè. Thông qua chế độ sinh hoạt hằng ngày, những giờ chơi – tập…, người lớn dạy trẻ biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ dùng, đồ chơi của bạn, biết cùng chơi với bạn.

c) Giáo dục cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ và thói quen sinh hoạt cần thiết

Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ, nhất là khi trẻ 2 – 3 tuổi, ta có thể hình thành cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ:

– Biết tự xúc cơm, uống nước;

– Biết rửa tay, giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng;

– Biết lấy, cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định, biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi…

Những kĩ năng này mới hình thành ở trẻ thường khó khăn và chưa bền vững, vì vậy, người lớn phải thường xuyên củng cố thông qua những việc làm cụ thể của trẻ. Nếu cần, người lớn cần phải làm mẫu cho trẻ làm theo. Đồng thời phải có sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc rèn luyện, củng cố kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Tránh tình trạng cô giáo cố gắng tạo điều kiện để trẻ tự phục vụ, trong khi đó ở nhà bố mẹ lại muốn “làm thay” con.

Thông qua những việc làm cụ thể, thường xuyên, người lớn tập cho trẻ những thói quen sinh hoạt cần thiết: thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh, gọn gàng, ngăn nắp…

Tất cả những điều trên chỉ là những nét chung, có tính chất định hướng trong công tác nuôi dạy trẻ. Cha mẹ, cô giáo cần nắm vững đặc điểm phát triển của trẻ ở từng độ tuổi để đề ra nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục một cách cụ thể, hợp lí nhằm kích thích trẻ hoạt động và dạy dỗ trẻ nên người.

3.3. Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

3.3.1. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức, kĩ năng và thói quen hành vi đạo đức trong sự thống nhất với những biểu tượng (khái niệm) đạo đức và động cơ hành vi.

– Trong quá trình giáo dục đạo đức, việc hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối của tình cảm. Khi trẻ yêu mến ai đó thì trẻ luôn nghe theo người đó và sẵn sàng làm mọi việc để người đó vui lòng và yêu quý nó. Mặt khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, là động lực thúc đẩy trẻ có những hành vi, việc làm tốt.

Tình cảm đạo đức cần được hình thành ở trẻ là lòng nhân ái – tình yêu thương con người (ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô giáo, bạn bè, em nhỏ,…) và loài vật (cỏ cây hoa lá, những con vật gần gũi). Trên cơ sở đó hình thành mầm mống ban đầu về tình yêu quê hương, đất nước.

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
– Việc hình thành các thói quen đạo đức cho trẻ mẫu giáo là nhiệm vụ quan trọng thứ ba trong quá trình giáo dục đạo đức. Đặc điểm đặc trưng của trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước. Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi sai. Bởi vậy, cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân…

– Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và động cơ hành vi đạo đức đúng đắn. Trên cơ sở có tình cảm đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức, dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi (thế nào là ngoan, thế nào là hư, là xấu…). Được người lớn khích lệ, động viên khi có những hành vi, việc làm đúng đắn, trẻ càng tích cực, tự giác hơn trong hành vi, việc làm – tức là động cơ hành vi đạo đức được hình thành.

Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành thói quen đạo đức và biểu tượng đạo đức được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo.

3.3.2. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo

Nội dung giáo dục đạo đức ở trường mẫu giáo được hình thành trên cơ sở những quan điểm đạo đức mới, song cần được cụ thể hoá cho phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.

a) Giáo dục lòng nhân ái (tình thương) và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu quê hương, đất nước

Sống trong tình thương (được mọi người yêu mến và yêu mến mọi người) là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình thương cũng đồng thời đáp ứng một nhu cầu sống của trẻ. Tình thương suy cho cùng, cũng là gốc đạo đức của con người. Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái cần được coi là nhiệm vụ trung tâm của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Giáo dục tình yêu gia đình. Trẻ cần hiểu mọi người trong gia đình đều gắn bó với nhau trên tình ruột thịt, cần thường xuyên sống hoà thuận và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Trong gia đình, ai cũng làm việc, học hành, đó là những việc làm nghiêm túc có ích cho gia đình và xã hội, cần được tôn trọng (chẳng hạn, không quấy rầy, vòi vĩnh khi bố mẹ đang làm việc, anh hoặc chị đang học bài).

Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đến mọi người. Yêu mến và sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và các bạn trong lớp; kính trọng và quan tâm giúp đỡ người lớn; yêu mến, nhường nhịn, chăm sóc các em nhỏ…

Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, cần chú ý từng bước, những nhân tố sơ đẳng, tạo nên nền tảng ban đầu cho việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước sau này khi trẻ đủ khôn lớn.

Đối với trẻ mẫu giáo, cần giáo dục tình yêu đối với Bác Hồ, biết lá cờ Tổ quốc, quan tâm đến những ngày lễ lớn, những sự kiện quan trọng trong nước hoặc ở địa phương, những truyền thuyết lịch sử, những biến đổi tích cực trong đời sống địa phương… Sự hiểu biết của trẻ ở đây còn rất nhiều hạn chế, nhưng sự đồng cảm mang ý nghĩa xã hội của trẻ, dù còn non nớt và chưa thực sự hình thành, cũng có những tác dụng tiềm năng, tích cực đối với sự phát triển tình cảm đạo đức của trẻ.

Những nội dung trên đây cần được giáo dục cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động (trong sinh hoạt, trong giao tiếp, trong quá trình tổ chức các hoạt động). Trong mỗi hoạt động, ở mọi hoàn cảnh khác nhau, cô giáo cần hướng dẫn cho trẻ có những xúc cảm, tình cảm đúng đắn đối với người khác, đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống… Đồng thời, cô cũng cần phải dùng tình cảm (âu yếm, ân cần, quan tâm…) để cảm hoá, thúc đẩy trẻ có những tình cảm tích cực trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, cuộc sống…

b) Giáo dục quan hệ bạn bè

Đến lứa tuổi mẫu giáo, nhu cầu cùng chơi với nhau trở nên bức thiết. Một quan hệ mới giữa các trẻ bắt đầu hình thành và phát triển, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành nhân cách, đến bộ mặt đạo đức của từng trẻ: đó là quan hệ bạn bè.

Giáo dục quan hệ bạn bè cho lứa tuổi mẫu giáo vừa là một nhiệm vụ giáo dục đạo đức quan trọng, vừa là công việc phức tạp, đòi hỏi cô giáo phải nắm vững nội dung cơ bản theo từng độ tuổi để có những tác động thích hợp và kịp thời.

Đối với mẫu giáo bé, cần khuyến khích trẻ làm quen với nhau, biết sống hoà thuận “bên nhau” (không cản trở lẫn nhau), biết tuân thủ những quy tắc ban đầu của sinh hoạt tập thể (chấp nhận sự phân công đồ chơi, nhường nhịn giúp đỡ bạn…) đồng thời nhen nhóm dần cho trẻ nhu cầu cùng nhau hoạt động (muốn chơi bán hàng thì phải có người mua), tập cho trẻ bước đầu biết phối hợp với nhau.

Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, cần từng bước mở rộng nhóm chơi của trẻ, mở rộng vốn kinh nghiệm về hoạt động chung (cùng nhau) của trẻ, kịp thời biểu dương những hành vi tốt, uốn nắn, ngăn chặn những hành vi không tốt, hướng dẫn trẻ tự giải quyết những xích mích trong khi chơi chung.

Đối với trẻ mẫu giáo lớn, biết tự tập hợp nhau lại và tự đề xuất trò chơi chung. Trẻ đã nhận ra và biết những quy tắc ứng xử cần thiết trong quan hệ bạn bè. Quan hệ bạn bè phong phú, đa dạng hơn và đã trở thành một nhân tố quan trọng trong đời sống của trẻ. Trẻ ham chơi với bạn hơn là quấn quýt quanh người lớn, giữa trẻ đã có ảnh hưởng lẫn nhau về tính cách và hành vi đạo đức. Giáo dục quan hệ bạn bè cho trẻ lúc này cần đặc biệt quan tâm mở rộng vốn kinh nghiệm và hiểu biết của trẻ về tình bạn tốt, người bạn tốt, về những cách cư xử cụ thể (đoàn kết, thân ái, quan tâm đến nhau, giúp đỡ và học tập lẫn nhau…).

Quá trình trưởng thành về quan hệ bạn bè của trẻ cũng là quá trình hình thành và phát triển của tập thể trẻ – lớp, đặc biệt là lớp nhỡ và lớp lớn, có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển đạo đức của trẻ. Trẻ rất thích tham gia vào những hoạt động chung của lớp, dễ a dua theo số đông trong lớp, dễ chú ý đến “dư luận” của bạn bè, của lớp (bạn A ngoan, bạn B ki bo lắm…) để điều chỉnh hành vi của mình. Vì vậy, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết, thân ái, có xu hướng đạo đức tốt đẹp đồng thời, giáo dục trẻ gắn bó với lớp, biết quan tâm đến tình hình chung của lớp, biết tự giác góp phần vào sự tiến bộ của lớp là một nhiệm vụ không thể thiếu trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ.

c) Hình thành cho trẻ những thói quen đạo đức đúng đắn

Những thói quen đạo đức cần hình thành ở trẻ mẫu giáo gồm:

– Thói quen văn minh trong giao tiếp với những người xung quanh như, chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn; biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm phiền người khác; đoàn kết với bạn bè; nhường nhịn, giúp đỡ em nhỏ; biết chia sẻ tình cảm với mọi người xung quanh.

– Thói quen vệ sinh trong sinh hoạt (vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống…).

– Thói quen bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, thói quen gọn gàng, ngăn nắp…

– Thói quen văn minh nơi công cộng: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bẩn lên tường, không bẻ cành, ngắt hoa nơi công cộng; không cười nói ồn ào làm ảnh hưởng đến người khác…

Trên cơ sở những thói quen, cần hình thành ở trẻ những đức tính cần thiết:

– Tính tự lập: Thích “tự làm lấy” – tự giác làm những việc trẻ tự làm được, không nhõng nhẽo, không ỷ lại vào người lớn.

– Tính mạnh dạn: mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người, khi đến chỗ xa lạ, khi cần tiêm chủng, uống thuốc, khi người lớn yêu cầu (hát, múa) hoặc sai bảo, không nhút nhát, e dè; không “sợ nước” khi tắm rửa, không “sợ ma”.

– Tính ngăn nắp: ăn mặc gọn gàng, sắp lại đồ chơi ngăn nắp sau khi chơi, không bày bừa, vứt đồ vật lung tung.

– Tính kỉ luật: biết nghe lời, biết tôn trọng những quy tắc sinh hoạt chung, biết tự kiềm chế…

Tâm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non
Đồng thời, cần giáo dục những quy tắc hành vi, những nét tính cách cho trẻ phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, không làm cho trẻ mất đi cái ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi. Một nền tảng đạo đức tốt khiến trẻ càng dễ hoà mình vào cuộc sống xung quanh, tạo nên sự thoải mái, hạnh phúc của tuổi thơ, tuyệt nhiên không làm cho trẻ thêm xét nét, lo hãi, sống mất hồn nhiên “già trước tuổi”.

Những thói quen đạo đức trên đây được hình thành trong quá trình giao tiếp giữa trẻ em với người lớn; thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non một cách thường xuyên, liên tục. Cũng như nếp sống sinh hoạt nói chung, thói quen đạo đức chỉ trở nên bền vững khi người lớn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được rèn luyện thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động. Đồng thời, cũng phải uốn nắn kịp thời những hành vi sai ở trẻ. Bởi lẽ, việc hình thành một thói quen tốt cũng như xoá đi một thói quen xấu ở trẻ đều không phải là chuyện dễ dàng.

d) Hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo

Đồng thời với việc hình thành tình cảm, thói quen hành vi đạo đức cho trẻ, người lớn cần giúp trẻ hiểu được tính đúng đắn của các chuẩn mực hành vi đạo đức mà người lớn yêu cầu trẻ phải thực hiện. Chẳng hạn, cô giải thích cho trẻ hiểu người con ngoan là người biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo…; người bạn tốt là người biết nhường nhịn đồ chơi cho bạn, biết giúp đỡ bạn khi cần thiết… Như vậy, việc hình thành những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức như thế nào là tốt, thế nào là xấu; thế nào là ngoan, thế nào là hư… cần dựa trên những hình ảnh, hành vi đạo đức cụ thể để trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ bắt chước. Đồng thời, người lớn cần phải mở rộng, nâng dần yêu cầu về chuẩn mực hành vi đạo đức trong quá trình rèn luyện thói quen đạo đức cho trẻ. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng đánh giá và tự đánh giá thái độ, hành vi đạo đức của người khác và của bản thân.

3.4. Điều kiện và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non

3.4.1. Điều kiện để giáo dục đạo đức cho trẻ

– Người lớn phải thực sự yêu thương, đùm bọc, che chở cho trẻ. Được người lớn nâng niu, vỗ về, được vui đùa quấn quýt bên người thân thì dù ở nhà hay ở trường mầm non, trẻ luôn tìm thấy ở đó sự “an toàn”, niềm vui và độ tin cậy. Do vậy, cô nuôi dạy trẻ phải là người mẹ thứ hai của trẻ thì công tác dạy dỗ mới có hiệu quả.

Trẻ nhỏ rất tinh, nó dễ dàng nhận ra tình yêu thương của người lớn đối với nó, nó sẽ tin yêu và nghe lời người nào yêu thương nó. Trẻ nhỏ ưa tình cảm, giáo dục bằng tình cảm và thông qua tình cảm sẽ mang lại hiệu quả hơn. Quát mắng không phải là biện pháp giáo dục trẻ lứa tuổi này. Mặt khác, ở gia đình cũng như ở trường mầm non, người lớn không nên phân biệt đối xử giữa các cháu (yêu đứa này, ghét đứa kia). Đối xử như vậy, những trẻ không được yêu,dễ bị tủi thân, dễ sinh tự ti, tự ái và dễ có những phản ứng tiêu cực, còn những trẻ được yêu chiều lại dễ sinh ra tính ích kỉ, kiêu căng, coi thường người khác.

– Người lớn phải có sự thống nhất với nhau trong việc giáo dục trẻ. Ở gia đình cũng như ở trường mầm non, người lớn cần phải thống nhất với nhau trong việc yêu cầu trẻ thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức văn hoá trong quan hệ ứng xử, có thái độ nhất quán đối với những hành vi, lời nói, việc làm của trẻ. Tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Cùng một hành vi, việc làm của trẻ, người thì yêu cầu thế này, người thì yêu cầu thế khác, người thì đồng tình, người thì phản ứng…

Thực tế cho thấy rằng, khi hình thành cho trẻ một nền nếp, thói quen nào đó (ví dụ, thói quen chào hỏi lễ phép, ăn uống vệ sinh, ngăn nắp trong sinh hoạt…) nếu không có sự thống nhất về yêu cầu, về phương pháp giáo dục và rèn luyện giữa gia đình và nhà trường hay giữa bố và mẹ của trẻ… thì việc hình thành nền nếp, thói quen đó sẽ khó khăn hơn và việc hình thành mềm tin vào các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức cũng khó khăn hơn. Trẻ không biết làm theo ai (bố, mẹ, hay cô giáo) là đúng.

– Người lớn luôn luôn gương mẫu, là hình ảnh tốt đẹp để trẻ noi theo. Đối với trẻ thơ, bố mẹ, ông bà, cô giáo là những “thần tượng” mà trẻ bắt chước, làm theo. Trẻ bắt chước lời ăn tiếng nói, hành vi, việc làm, cách cư xử của người lớn với nhau, người lớn với trẻ trong hành vi, việc làm, cách ứng xử của mình. Dĩ nhiên, sự bắt chước này không ngoại trừ những cái xấu. Trong thực tế, nhiều khi cái xấu dễ tiêm nhiễm và tiêm nhiễm nhanh hơn vào cuộc sống của trẻ. Do vậy, người lớn gương mẫu còn là điều quan trọng hơn cả những lời khuyên bảo, dạy dỗ trẻ.

– Người lớn cần tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập những hành vi đạo đức tốt đẹp thông qua giao lưu giao tiếp với người lớn, với bạn bè, với môi trường thiên nhiên, thông qua các hoạt động đa dạng: chơi – tập dạo chơi, hát múa, đi dạo và trong sinh hoạt (ăn uống, vệ sinh…).

– Người lớn phải biết động viên, khuyến khích kịp thời những hành vi, cử chỉ, lời nói đẹp của trẻ và uốn nắn kịp thời những hành vi, cử chỉ, lời nói chưa đúng mực của trẻ.

3.4.2. Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non

Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non rất đa dạng và phong phú. Ở đây chỉ giới thiệu một số phương tiện cơ bản:

– Các hoạt động giao lưu, giao tiếp của trẻ với môi trường sống xung quanh trẻ, đó là:

+ Mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ em với người lớn (bố mẹ, ông bà, cô giáo…). Trong quan hệ giao tiếp với trẻ, bằng tình yêu thương, đùm bọc, che chở của mình, người lớn giúp trẻ nhận thức một cách nhẹ nhàng yêu cầu của các chuẩn mực hành vi, thực hiện một cách tự giác (hồn nhiên) những yêu cầu đó trong quan hệ ứng xử. Và chính trong mối quan hệ giao tiếp với người lớn mà đứa trẻ điều chỉnh được hành vi thái độ chưa đúng của mình trong quan hệ ứng xử.

+ Mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ em với trẻ em (bạn cùng tuổi, cùng lớp):

Thông qua các hoạt động cùng nhau (vui chơi, học tập, đi dạo, sinh hoạt hằng ngày…) đứa trẻ có dịp được cọ sát với nhau, được sự dạy bảo của người lớn, đứa trẻ biết cách quan hệ ứng xử với nhau sao cho thân thiện. Đồng thời, qua những hoạt động cùng nhau này mà đứa trẻ được rèn luyện hành vi ứng xử với bạn bè. Mặt khác, thông qua hoạt động cùng nhau, trẻ bắt chước lẫn nhau trong hành vi, việc làm, cách ứng xử. Qua đó, trẻ có những biểu tượng về các chuẩn mực hành vi đạo đức đúng đắn trong cuộc sống và hình thành cơ sở ban đầu ở trẻ những phẩm chất đạo đức lành mạnh, trong sáng: thật thà, yêu thương con người, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau…

+ Mối quan hệ giao lưu – tiếp xúc với môi trường thiên nhiên (vật nuôi, cây trồng…). Qua mối quan hệ này, cô dạy trẻ biết yêu thương loài vật, bảo vệ, chăm sóc cây cối…

– Chế độ sinh hoạt hằng ngày. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày sẽ hình thành ở trẻ tác phong sống lành mạnh: giờ nào việc ấy, gọn gàng, ngăn nắp, ý thức tập thể…

– Các tấm gương trong nhóm, lớp. Việc nêu các tấm gương về học tập, vui chơi, ăn uống, vệ sinh… của một số trẻ trong nhóm, lớp có tác dụng giáo dục đạo đức rất tốt đối với trẻ em. Trẻ sẽ bắt trước làm theo những hành vi, việc làm, thái độ của các bạn được cô khen. Đồng thời nêu gương còn khích lệ tính tích cực, tự giác của những trẻ được nêu gương. Vấn đề đặt ra là, khi nêu gương, cô cần nêu quá trình đi đến thành tích của bạn để định hướng hành vi, việc làm cho những trẻ khác muốn học tập, noi theo.

Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là nền tảng phát triển nhân cách của trẻ mầm non, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non. Để có được những kinh nghiệm, những nền tảng cơ bản trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Kết quả của giáo dục kỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp của nhiều yếu tố (gia đình, nhà trường, xã hội).

  GIÁO DỤC HỌC MẦM NON