Tăng lương năm 2023 có khả thi không

Bộ này dự kiến có 2.000 DN thuộc nhiều nhóm, ngành tại 18 tỉnh, TP đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước sẽ được tiến hành khảo sát tiền lương và mức sống tối thiểu. Đón nhận thông tin này, nhiều người lao động rất phấn khởi, bởi từ năm 2020 Nhà nước chưa điều chỉnh lương tối thiểu.

Theo số liệu thống kê mới đây, các yếu tố liên quan đến tiền lương như tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng hơn 5%, năng suất lao động cũng tăng bình quân tới 5,8%/năm. Chính vì thế việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, hiện nhiều DN vẫn dựa vào mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng) để làm căn cứ tính lương cho công nhân.

Trong khi tình hình vật giá leo thang, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, với đồng lương eo hẹp khiến cuộc sống của người lao động (NLĐ) và gia đình họ càng khốn đốn hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới thời gian qua diễn ra tranh chấp giữa NLĐ và sử dụng lao động tại một số khu công nghiệp.

Từ những phân tích về các chỉ số GDP, CPI, năng suất lao động, các chuyên gia lao động cho rằng, chúng ta đang nợ NLĐ một khoản tăng lương trong 2 năm 2020 và 2021 khoảng 10%, rất cần phải thực hiện ngay trong năm 2022. Nếu chúng ta cứ trì hoãn, đời sống của công nhân lao động càng khó khăn hơn, khó có thể yên tâm lao động sản xuất. Không những thế, nếu chờ đến năm 2023 mới điều chỉnh tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với phải tính toán mức bù đắp được phần của 3 năm không tăng cho NLĐ. Và, nếu mức tăng lương tối thiểu nhiều sẽ gây sốc và vượt quá khả năng chi trả của DN.

Mặt khác, theo quy định, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ. Tuy nhiên, hiện nay, theo tính toán của chuyên gia công đoàn, mức lương tối thiểu đang “nợ” mức sống tối thiểu khoảng 15%. Đó là lý do công nhân luôn có nhu cầu làm thêm, kể cả những người đang đi tìm việc đều hỏi chủ sử dụng lao động có tăng ca thì mới nộp hồ sơ.

Một vấn đề hiện nay, đó là mức sống tối thiểu của NLĐ đang được thực hiện theo tỷ lệ: 48% lương thực thực phẩm và 52% phi lương thực thực phẩm. Các chuyên gia nghiên cứu về lao động cho rằng, cũng cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ lệ phi lương thực thực phẩm và giảm tỷ lệ lương thực thực phẩm. Cũng bởi trong tình hình hiện nay, bên cạnh việc ăn uống đủ chất để phòng chống dịch bệnh, người công nhân còn phải chi phí cho việc khám chữa bệnh, thuê người trông giữ con…

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hậu quả dịch Covid-19”, các DN đã trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho NLĐ hoàn toàn chính đáng. Để giữ chân NLĐ trong bối cảnh tuyển dụng người làm rất khó khăn, đã có những DN chấp nhận tăng lương để động viên và chia sẻ với NLĐ. Về phía NLĐ rất phấn khởi đã làm việc hăng say, tăng năng suất lao động để đáp lại tấm chân tình của chủ sử dụng lao động.

Xem xét để tăng lương ngay trong năm 2022 đó đang là yêu cầu mà NLĐ đặt ra nhằm bù đắp cho những khó khăn sau 2 năm đối phó với đại dịch và thực hiện mở cửa kinh tế - xã hộ trở lại.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc giảm các khoản chi không cần thiết để có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương trong việc xây dựng, thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2022 và năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội. Ảnh: QH

Ưu tiên cải cách tiền lương

Chiều nay (5.11), tại phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh đã trình bày báo cáo giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và nhân dân, cử tri quan tâm, lưu ý.

Theo Thủ tướng, năm 2023, dự báo còn rất nhiều khó khăn, thách thức, trong khi cần tiếp tục giãn, giảm thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023 cần thận trọng, chắc chắn, khả thi để bảo đảm kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ trong ngưỡng an toàn.

“Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu tăng thu NSNN, kiên quyết giảm các khoản chi không cần thiết để có thêm nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, ưu tiên cho cải cách tiền lương, đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia” - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tháo gỡ cơ chế nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Tham gia chất vấn, đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) cho biết, chính sách về nhà ở xã hội được cử tri cả nước hết sức quan tâm, rất nhiều người có nhu cầu nhưng nguồn cung thiếu. Với các quy định hiện nay, người lao động có thu nhập thấp rất khó đáp ứng để tiếp cận nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết thời gian tới, Chính phủ có chính sách để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hay không?

Đại biểu Lò Thị Luyến

Về chính sách nhà ở xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tháo gỡ cơ chế nguồn lực để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư, rà soát hệ thống pháp luật để hạn chế các bất cập, nghiên cứu cơ chế cho việc thuê - mua, giải quyết các vấn đề trong công tác quy hoạch.

Thủ tướng lấy ví dụ một doanh nghiệp muốn mua nhà cho công nhân thuê lại thì vẫn đang vướng về luật. Do đó, cần rà soát lại về luật pháp để tháo gỡ vấn đề này. Tiếp đó, cần tháo gỡ vấn đề quy hoạch.

Sẽ tổng kết đợt chống dịch COVID-19 để có bài học kinh nghiệm, dự phòng giải pháp cho tương lai

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai), đại dịch COVID-19 có thể xem là phép thử vô cùng ngặt nghèo đối với công tác lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cũng là đối với cả hệ thống chính trị thời gian tới.

Đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị Thủ tướng cho biết kinh nghiệm rút ra và các bài học cụ thể gì để dự liệu, dự phòng cho các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, bảo đảm xử lý hiệu quả và không bị động bất ngờ.

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An

Trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hơn 2 năm qua, nước ta phải chống dịch COVID-19, không dự báo được, mất rất nhiều công sức để kiểm soát được dịch bệnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, đến thời điểm hiện tại, nước ta vẫn chưa dành thời gian để tổng kết vấn đề chống dịch. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thống nhất sẽ có tổng kết lại đợt chống dịch vừa qua để có bài học kinh nghiệm, đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Trong quá trình chống dịch, nước ta đã có 3 trụ cột chính là xét nghiệm, cách ly và điều trị. Nước ta đưa ra được công thức chống dịch là 5K + vaccine + thuốc + công nghệ + ý thức người dân…

Thủ tướng nêu rõ thành tố chống dịch quan trọng nhất vẫn là vaccine và ý thức người dân. Quan điểm chống dịch của nước ra rất rõ ràng là đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết.

Về những bài học rút ra, Thủ tướng cho hay, cần tổng kết để có thêm những kinh nghiệm. Tiếp đó là tinh thần đại đoàn kết dân tộc rất quan trọng, khi gặp khó khăn thì biến nguy thành cơ.

Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong sạch, tận tuỵ, phục vụ nhân dân

Tại phiên chất vấn, Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi. Trong 35 năm đổi mới đã làm được nhiều việc, đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế và uy tín như ngày nay”.

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, quy mô nền kinh tế đạt được nhiều thành tựu. Thành tích này có sự đóng góp của cán bộ công chức, viên chức của chúng ta. Trong quá trình vận hành, trưởng thành, lớn lên cùng đất nước, lớn lên cùng sự phát triển chung, chúng ta phải kiên trì nhưng không trì trệ. Chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp như cải cách thể chế, đơn giản thủ tục hành chính, thu hút người tài.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cần phải làm để tạo sự ấm no và hạnh phúc cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, phát huy tối đa trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần yêu nước của mỗi người, trong đó có cán bộ công chức để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

“Tổng kết lại một số Nghị quyết của Đảng với tinh thần chung, những gì chưa được thẳng thắn nêu ra, những gì được cần làm tốt hơn để xây dựng đội ngũ công chức, viên chức trong sạch, tận tuỵ, phục vụ nhân dân. Bên cạnh xây thì cần chống, động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời, xử lý vi phạm nghiêm minh” - Thủ tướng nói.

Thu ngân sách 10 tháng vượt đích cả năm

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2022, Thủ tướng cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỉ USD, tăng 15,2%.

Về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng tiếp tục nhấn mạnh quan điểm kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột.

Chủ đề