Tầng tum trong xây dựng là gì

Thời gian gần đây các mẫu nhà ở có tầng tum được yêu thích và nhận nhiều sự quan tâm từ người dùng. Vậy tại sao loại hình này được sử dụng nhiều tới vậy? Tầng tum là gì? Thiết kế tầng tum sao thật hài hòa nhất.

Hãy cùng công ty thi công xây dựng Đà Nẵng – DanaSun tìm hiểu rõ hơn nhé!

  • Tầng tum là gì?
  • Tum có được tính là 1 tầng không?
  • Mẫu nhà ống 2 tầng 1 tum đẹp như mơ
    • Bố trí mặt bằng tầng 1
    • Bố trí mặt bằng tầng 2
    • Bố trí mặt bằng tầng tum

Tum là từ để diễn tả phần che chắn của cầu thang hay phần tầng trên cùng của ngôi nhà.

Tầng tum trong xây dựng là gì

Tầng tum có nghĩa là tầng cuối cùng với một ngôi nhà. Dùng để diễn tả phần che chắn của cầu tháng. Phần này chúng ta thường kết hợp thêm 1 phòng ngủ ở trên.

Tum có được tính là 1 tầng không?

Công văn số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD

Theo Bộ Xây dựng, tầng tum nếu có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái. Với chức năng chính sử dụng là tum thang, kỹ thuật thì sẽ không tính vào số tầng của công trình.

Theo QCVN 03:2012/BXD thì số tầng của tòa nhà được tính bao gồm toàn bộ các tầng ở trên mặt đất và tầng nửa hầm. Riêng đối với các tầng hầm không được tính vào số tầng của tòa nhà.

Mẫu nhà ống 2 tầng 1 tum đẹp như mơ

Mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum được đánh giá với phong cách hiện đại. Đáp ứng tính thẩm mỹ kiến trúc nhà ở hiện nay. Bạn có thể tham khảo sau đây.

Căn hộ bao gồm 3 phòng ngủ trong đó có 1 phòng master, 1 phòng cho trẻ em và 1 phòng ngủ cho khách. Ngoài ra còn có phòng sinh hoạt chung của gia đình và 1 phòng thờ.

Bố trí mặt bằng tầng 1

Tầng 1 của mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum được sử dụng làm phòng khách. Đây là nơi sinh hoạt chung của gia đình kết hợp với gara để xe.

Tầng tum trong xây dựng là gì

Nó tạo không gian thoáng đãng hơn cho ngôi nhà. Cầu thang rộng khoảng 1m, ở bên trong đó chính là một gian bếp khá rộng rãi đầy đủ công năng sử dụng.

Ngoài ra phòng ngủ cũng được bố trí hợp lí ở tầng 1 này.

Bố trí mặt bằng tầng 2

Tầng 2 là nơi bố trí thêm 1 phòng ngủ của gia đình. Khu vệ sinh khép kín rộng rãi. Khá thoải mái với nhiều ánh sáng, thông gió rất đảm bảo.

Tầng tum trong xây dựng là gì

Bên cạnh phòng ngủ là một khoảng ban công nhỏ. Có thể thiết kế nội thất cũng như bố trí thêm các chậu cây xinh xắn.

Không gian thư giãn đọc sách được bố trí trên sảnh thang tầng 2 mang lại không gian linh hoạt, đỡ gò bó đi nhiều.

Thiết kế tum bạn có thể kết hợp với giếng trời. Nếu bạn quan tâm giếng trời là gì? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi tại đây.

Bố trí mặt bằng tầng tum

Điều độc đáo của mẫu nhà ống thiết kế 2 tầng 1 tum chính là tầng tum đẹp được chúng tôi tận dụng để làm phòng ngủ kết hợp với gian thờ.

Tất cả đều được bố trí khá hài hòa. Sẽ tạo nên sự gắn kếp và hợp lí cho tổng thể ngôi nhà. Đồng thời giải quyết những vấn đề về độ thông thoáng, ánh sáng tự nhiên, gió với sự lưu thông của không khí cho căn hộ.

Thiết kế tum cho nhà ống 2 tầng được xem là giải pháp hữu hiệu cho những ngôi nhà phố diện tích hẹp. Đồng thời tăng thêm không gian sinh hoạt cho cả gia đình.

Song song đó, mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum này được xem là gợi ý hoàn hảo. Nó giúp cho không gian những tầng bên dưới giảm thiểu hấp thụ nhiệt gây cảm giác oi bức, khó chịu.

Lời kết

Với người bình thường ta thường nhìn vào hình thức một ngôi nhà để đánh giá công trình đó. Thế nhưng đó chỉ là một yếu tố nhỏ thôi. Một công trình được hoàn thiện đó là một quá trình và cũng cần sự kết hợp hài hòa của nhiều thứ.

Bạn đọc quan tâm đến nhiều loại hình kiến trúc nhà ở khác nhau như: nhà phố, biệt thự đẹp, … có thể liên hệ với DanaSun để được tư vấn chi tiết hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhiều công trình nhà ống hiện nay, nhất là những công trình nhà 2 tầng, 3 tầng thường được thiết kế thêm một phần gọi là tum. Vậy tum là gì? Thế nào gọi là tầng tum? Tiêu chuẩn và công dụng của nó là gì trong xây dựng nhà dân dụng? Hãy cùng Gia Bảo Home khám phá trong bài viết.

Contents

  • 1 Tầng tum là gì?
    • 1.1 Khái niệm tầng tum
    • 1.2 Chức năng của tầng tum
  • 2 Tầng tum có được tính là 1 tầng không?
  • 3 Tầng tum cao bao nhiêu? Quy định về chiều cao tầng tum là gì?
  • 4 Lưu ý khi thiết kế tầng tum nhà ống đẹp

Có rất nhiều khách hàng khi nhìn vào một bản thiết kế nhà ống đều không khỏi thắc mắc với khái niệm tầng tum. Thế nào gọi là tầng tum, nó có được tính là một tầng không? Hiểu thế nào cho đúng về tầng tum và tầng tum cao bao nhiêu? 

Khái niệm tầng tum

Tầng tum là gì? Là tầng cuối cùng của ngôi nhà, thuật ngữ “tum” mang ý nghĩa là một từ dùng để diễn tả phần che chắn của cầu thang, tức là phần trên cùng của ngôi nhà. Ở tầng tum, các kiến trúc sư thường bố trí không gian này thành phòng thờ, phòng kho kết hợp cùng sân phơi hoặc xây dựng theo hướng sân thượng để trồng tiểu cảnh. 

Trong phong thủy, việc thiết kế thêm tầng tum có tác dụng nói giảm, nói tránh chữ số “4” – số tử đối với những ngôi nhà 4 tầng với tầng trên bé hơn các tầng dưới bằng khái niệm “3 tầng 1 tum”. Vì 3 tầng 1 tum trên lý thuyết có thể hiểu là 4 tầng nhưng số 4 lại không phải chữ số may mắn với nhiều người nên việc thay đổi cách gọi nhằm hạn chế sự xui xẻo mà con số 4 mang lại.

Không gian thiết kế tầng tum phụ thuộc vào vị trí bố trí cầu thang bên dưới. Vì là phần che chắn cầu thang và ở trên cùng nên nó thường nhỏ hơn các tầng bên dưới. Có thể tầng tum sẽ được thiết kế ở cuối tầng, giữa tầng hoặc ở hướng mặt tiền theo phong thủy và mục đích sử dụng của gia chủ.

  • Xem thêm: Đất nở hậu là gì? Kinh nghiệm xây nhà ở trên đất nở hậu đem lại nhiều may mắn bạn cần biết?

Hiện tại, khái niệm tầng tum là gì được phổ biến nhiều hơn ở thành phố, đô thị, dạng nhà phân lô, diện tích nhỏ. Chúng ít xuất hiện ở các mẫu nhà nông thôn hay các vùng quê. Và nếu có thì thường được thiết kế kết hợp thêm một phòng ngủ phục vụ mục đích đón tiếp khách ở lại qua đêm hoặc giải trí của các thành viên.

Chức năng của tầng tum

  • Tăng thêm diện tích sử dụng: Thông thường các công trình nhà ống, nhà phố thường có diện tích nhỏ. Việc xây dựng thêm tầng tum có tác dụng tăng thêm công năng sử dụng cho ngôi nhà mà không phát sinh nhiều chi phí như xây một tầng lớn riêng biệt. 
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng tầng tum thường thấp hơn hẳn so với việc xây thêm một tầng mới nhưng vẫn đảm bảo gia chủ có thêm không gian để bố trí thêm một phòng ngủ, phòng thờ, phòng giải trí, nhà kho chứa đồ,… hay rất nhiều phòng công năng khác.
  • Che chắn cầu thang, cản nắng, cản gió cho phần không gian bên dưới. Vào những ngày mưa lớn, tầng tum còn giữ cho phần cầu thang lên tầng thượng không bị mưa ướt, nước mưa chảy vào nhà. Ngày nắng nóng, tầng tum còn có tác dụng chống nóng, giảm độ nóng của Mặt Trời xuống các tầng bên dưới gia đình thường sinh hoạt.
  • Mang yếu tố phong thủy, là một cách khéo léo để tránh những con số không may mắn.
  • Khiến ngôi nhà trở nên bề thế và to lớn hơn.

Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Trong quá trình tư vấn, có nhiều khách hàng thắc mắc rằng tầng tum có được tính là 1 tầng không? Việc thiết kế thêm tum có gặp khó khăn khi xin phép xây dựng hay có ảnh hưởng gì đến chiều cao công trình không? Gia Bảo Home sẽ bật mí ngay câu trả lời cho bạn!

Tầng tum trong xây dựng là gì
Tầng tum có được tính là 1 tầng không?

Theo công văn số 68/BXD-HĐXD ngày 18/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định số tầng nhà công trình tại QCVN 03:2012/BXD: Tầng tum nếu có diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái, có chức năng làm tum thang, kỹ thuật thì không tính vào số tầng nhà của công trình.

Ví dụ diện tích sàn mái là 100m2, nếu diện tích tầng tum chỉ chiếm 30m tức là 30% của 100m2 thì không tính là một tầng và ngược lại nếu lớn hơn 30m2 sẽ là 1 tầng. 

  • Xem thêm: Biệt thự nhà vườn là gì? Những lưu ý khi thiết kế mẫu biệt thự nhà vườn đẹp rẻ

Tầng tum cao bao nhiêu? Quy định về chiều cao tầng tum là gì?

Trả lời cho câu hỏi: “Tầng tum cao bao nhiêu?” Gia Bảo Home sẽ cung cấp thông tin sau: Theo Thông tư 07/2019của Bộ Xây dựng quy định rõ, tầng tum không tính vào số tầng nhà ở nếu chỉ xây dựng theo kiểu lắp mái bao che khu vực thang bộ, thang máy, khu vực kỹ thuật nhà ở. Bên cạnh đó, diện tích mái tum không chiếm quá 30% diện tích sàn mái, chiều cao tum không quá 3m. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, thay thế cho thông tư 03/2016 trước đó.

Như vậy, mỗi tầng được coi là tầng tum khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: diện tích sàn tum < 30% diện tích sàn mái và chiều cao nhỏ hơn 3m.

Lưu ý khi thiết kế tầng tum nhà ống đẹp

  • Ưu tiên sự tối giản và đa chức năng: Khi thiết kế tầng tum, ngoại trừ không gian được sử dụng làm phần trang trí cần sự cầu kỳ thì bạn nên thiết kế đơn giản, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà cũng như tránh lãng phí chi phí xây dựng không cần thiết.
  • Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên: Đa số các gia đình hiện nay đều sử dụng tầng tum cho mục đích thờ cúng tổ tiên. Theo phong thủy, các phòng thờ cúng cần có sự thông thoáng, sáng sủa để đem lại tài lộc nên tầng tum dùng để thờ thường có cửa sổ, cửa ra bên ngoài sân thượng, bàn thờ nhìn ra theo hướng tốt theo tuổi của gia chủ.
  • Tối giản nội thất, đảm bảo độ thông thoáng và mát mẻ. 
  • Nên có cửa sổ hoặc ô thoáng để thoát khí ra ngoài. Vì tầng tum là tầng cao nhất nên việc thường xuyên mở cửa sổ, cửa ra vào sẽ giúp lưu thông không khí cho toàn bộ ngôi nhà. 
Tầng tum trong xây dựng là gì
Lưu ý khi thiết kế tầng tum nhà ống đẹp

Trên đây là bài viết chia sẻ về Tầng tum là gì? Thế nào là tầng tum lý tưởng phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay? Hy vọng giúp các bạn hiểu thêm và có những thiết kế riêng cho mình một cách phù hợp. Chúc các bạn thành công.