Thâm dụng lao động là gì

Đây là thông tin được đưa ra tại tọa đàm trực tuyến "Lao động - Việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH Lê Quang Trung nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đưa Việt Nam chuyển từ thâm dụng lao động sang thâm dụng về trí tuệ và công nghệ. 

Thâm dụng lao động là gì
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi trong thị trường  lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Nhận xét về chất lượng lao động Việt Nam trong năm 2018, ông Trung cho rằng, chất lượng lao động qua đào tạo tăng, người lao động đã có thay đổi nhận thức về việc học nghề. Thể hiện rõ nhất là nhiều học sinh tốt nghiệp THPT đã đăng ký vào trường nghề, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học lại quay trở lại học nghề, cho thấy đào tạo gắn với việc làm là hướng đi đúng.

Tuy nhiên, ông Trung cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại và thách thức như năng suất lao động thấp, tỷ lệ người lao động làm việc trong khu vực dễ tổn thương cao.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp và dịch vụ, từ khu vực phi chính thức sang chính thức chậm, dẫn đến chậm cải thiện chất lượng việc làm. Một bộ phận người sử dụng lao động chưa coi người lao động là tài sản đáng quý của doanh nghiệp, chưa coi trọng yếu tố đầu vào. 

Do đó, ông Trung cho rằng để cải thiện tình hình, một trong những hướng cần ưu tiên đó là tạo điều kiện thu hút được nhiều người lao động vào doanh nghiệp làm việc, nâng cao chất lượng việc làm.

Bộ LĐ-TB-XH cũng sẽ nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội. Đồng thời hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng phân tích, dự báo cung - cầu lao động làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, giúp người lao động chọn nghề để học, chọn việc để làm phù hợp với nhu cầu của thị trường và xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế nhằm phát huy tối đa năng lực của họ. Đặc biệt, là nâng cao chất lượng và hiệu quả của các trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn chính sách, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung - cầu lao động. Qua đó giúp người lao động chọn được công việc phù hợp với năng lực, doanh nghiệp tuyển dụng được người phù hợp với yêu cầu, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Phản hồi về việc Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao, ông Lê Quang Trung cho biết, với cuộc CMCN 4.0, Việt Nam sẽ thay đổi từ thâm dụng lao động sang thâm dụng về trí tuệ và công nghệ. Điều này đồng nghĩa với CMCN 4.0 làm thay đổi hoàn toàn từ một số lĩnh vực về cơ chấy lao động, tính chất công việc… Kể cả thay đổi từ việc người lao động đi tìm việc làm sang tự tạo việc làm và khởi sự doanh nghiệp. Bộ LĐ-TB-XH đã chủ động nghiên cứu, đánh giá tác động chính vào thị trường lao động trong nước và có các giải pháp.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm Lê Quang Trung cho rằng, để chủ động cho thị trường việc làm thời kỳ 4.0 thì từng ngành phải nghiên cứu, dự báo nhân lực. Thứ nữa, là khẩn trương tổ chức các phương án đào tạo về chuyên môn, công nghệ, kỹ năng mềm và những nhu cầu cần thiết cho người lao động. Song song với đó là xây dựng các biện pháp, cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động trong hội nhập. Đồng thời phải tính trước những giải pháp đối với người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của thời kỳ 4.0, trong đó có chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Trả lời câu hỏi về diễn biến thị trường lao động năm 2019, ông Quang Trung kỳ vọng sẽ tiếp tục theo hướng tích cực, cung – cầu gặp nhau ở mức hợp lý. Nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp tăng lên, nhất là lao động trình độ cao và trung.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu, chúng ta phải đẩy mạnh phối kết hợp, nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường công tác đào tạo. Tại các địa phương, các ngành cần có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động; cộng với dự báo thông tin thị trường lao động, cũng như thực hiện tốt hơn chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Trung cũng cho rằng, người lao động Việt Nam cần nhận thức rõ xu hướng thị trường lao động, tận dụng năng lực bản thân, tham gia vào đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng mềm và pháp luật để thực hiện tốt hơn công việc. Về phía doanh nghiệp quan tâm đến đào tạo cho người lao động; doanh nghiệp phối hợp với cơ sở dạy nghề theo phương châm 3 cùng: Cùng tuyển sinh, cùng đào tạo và cùng giải quyết việc làm cho người lao động./.

Thâm dụng lao động là gì

Đà Nẵng sau 14 năm "đầu tư" cho nguồn nhân lực chất lượng cao

VOV.VN -Từ năm 2004 đến nay, thành phố Đà Nẵng đã cử 616 người đi học theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thâm dụng lao động là gì

Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo nhân lực ngành Y tế

VOV.VN -Bộ GD-ĐT lên tiếng về văn bằng đào tạo ngành Y tế. Quy định trình độ tương đương sẽ khó minh bạch và kiểm soát...

Thâm dụng lao động là gì

Kinh nghiệm của Nhật Bản phát triển nguồn nhân lực từ 150 năm trước

VOV.VN - Giáo sư Shinichi Kitaoka chia sẻ ý tưởng hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cao từ kinh nghiệm của Nhật Bản, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.

Thâm dụng lao động là gì

Điều gì giúp Abbott thu hút được nguồn nhân lực tài năng trên thế giới?

VOV.VN - Trong suốt hơn 30 năm liên tiếp, Abbott được vinh danh trong danh sách Những công ty đáng ngưỡng mộ nhất thế giới do tạp chí Fortune xếp hạng.

Thâm dụng lao động là gì

Đào tạo nhân lực y tế cơ sở nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

VOV.VN -Bộ Y tế cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ BV tuyến TW, BV tuyến cuối của Hà Nội, TP HCM về hỗ trợ các TYT cơ sở nhằm nâng cao chất lượng KCB.