Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì

Bằng sự am hiểu biết pháp luật, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Lawkey xin đưa ra đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1. Quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Xem thêm >>> Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – Doanh nghiệp FDI

2. Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông;
  • Nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

2.2. Hình thức tổ chức của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được tổ chức dưới các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên; và Công ty cổ phần.

Xem thêm >>> Các loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 

2.3. Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà họ đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam. Trừ trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân (không có tư cách pháp nhân), các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân.

2.4. Tỷ lệ sở hữu vốn

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế.

Trừ các trường hợp sau đây:

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.5. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020. 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà nội dung đó đồng thời là nội dung đăng ký đầu tư thì phải điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.6. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.

Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

Xem thêm >>> Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Điện thoại: (024) 665.65.366           Hotline: 0967.59.1128

Email:              Facebook: LawKey   

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Khi nền kinh tế phát triển, các đất nước tư bản do tích lũy được những khoản tiền to lớn nên đã tiến hành các hoạt động xuất khẩu tư bản ra khỏi nước mình. Việc đầu tư tư bản là nước ngoài của các nhà tư bản, các cá nhân nước ngoài hình thành nên các nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức kinh tế, các cá nhân nước ngoài đầu tư vào nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì việc đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng với thuật ngữ “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”.

Cơ sở pháp luật:

– Luật Đầu tư năm 2020;

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong xã hội và trong học thuật để chỉ một chủ thể kinh doanh cơ bản trong nền kinh tế nước ta. Tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Từ xuất phát nguồn của hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia, thì có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức của tổ chức kinh doanh quốc tế trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài, bỏ vốn đầu tư trực tiếp để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu vì mục tiêu sinh lời phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế.  Có quan điểm cho rằng, “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài vào các nước sở tại, là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp bỏ vốn vào kinh doanh ở một nước khác.”

Hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và ngày càng có vai trò quan trọng trong thúc đây phát triển kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, nhu cầu đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng lên thì việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về đầu tư nước ngoài tạo diều kiện thúc dấy hoạt dộng tu do hóa thương mại, đầu tư quốc tế.

Luật Đầu tư năm 2020 ra đời thay thế Luật Đầu tư năm 2014, Chính phủ Việt Nam mở cửa để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam dưới hình thức thành lập công ty con hoặc liên doanh với các bên khác để thành lập công ty liên doanh kể từ khi có Luật Đầu tư năm 2014. Dựa trên chính sách này, về cơ bản khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập dưới các hình thức:

– Thành lập công ty con (công ty nước ngoài sang Việt Nam để thành lập công ty con với vốn chủ sở hữu là 100% vốn nước ngoài) hoặc cá nhân nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh cá nhân và công ty mới nhất năm 2022

– Cá nhân hoặc công ty nước ngoài liên doanh với cá nhân hoặc công ty tại Việt Nam để thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2020 không đưa ra định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chỉ đưa ra định nghĩa về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài một cách khái quát nhất: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.” (Khoản 22 Điều 3)

Từ khái niệm trên, theo Luật Đầu tư năm 2020 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp mà có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc là thành viên.

Từ phân tích trên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra một pháp nhân mới tại Việt Nam, nhắm thực hiện mục tiêu đã đặt ra của các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếng Anh là: “Foreign Invested Enterprise”.

2. Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Một là về chủ sở hữu phải có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất để phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.(Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020).

Như vậy, quốc tịch là căn cứ để xác định một cách chính xác đó có phải nhà đầu tư nước ngoài hay không. Đối với pháp nhân thì việc xác đinh quốc tịch là không giống nhau giữa các quốc gia. Một số quốc gia ghi nhận quốc tịch thông qua nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, một số khác lại căn cứ vào nơi doanh nghiệp đó phát sinh hoạt động kinh doanh chủ yếu…. Tại Việt Nam, việc xác định quốc tịch của pháp nhân dựa trên căn cứ nơi pháp nhân đó được thành lập. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập dự án đầu tư và thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong khi đó, đối với nhà đầu tư trong nước thi việc thực hiên thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là không bắt buộc, phụ thuộc vào “nhu cầu” của nhà đầu tư. Ngoài ra, đôi với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài”

Thứ hai, về cấu trúc vốn, có sở hữu vốn của đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. Việc góp vốn để thực hiện hoạt động đầu tư sẽ khiến nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của doanh nghiệp đó. Tỉ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư trong doanh nghiệp ở những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có những hạn chế nhất định Một số lĩnh vực cho phép nhà đầu tư sở hữu vốn với mức không hạn chế, nhưng cũng có nhung lĩnh vực không cho phép hoặc hạn chế ở một tỉ lệ nhất định (lĩnh vực ngân hàng, sản xuất thuốc lá, vận tải đường bộ). Cụ thể, đối với các dịch vụ như trò chơi điện tử, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% và nhà đầu tư Việt Nam liên doanh góp vốn cũng phải đáp ứng điều kiện đó đã được cấp phép hoạt động trong linh vực trò chơi điện tử.

Xem thêm: Thực hiện đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Việc đầu tư vốn của nhà  đầu tư nước ngoài là điều kiện để có thể thực hiện các mục tiêu đầu tư đề ra và nắn quyền quản trị  cũng như gánh vác nghĩa vụ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Nhìn chung, khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài sẽ thành lập theo hai tỷ lệ sở hữu vốn cơ bản như sau

– Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ

– Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% vốn điều lệ T

rong các hình thức phân loại trên, đây là phương pháp phân loại phổ biến và là căn cứ quan trọng để dựa vào đó xác định tư cách pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên lại có những sự phân biệt cụ thể hơn để xác định tư cách pháp lý khi thực hiện các thủ tục đầu tư. Như vậy, việc xem xét các yêu tố để được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ dựa trên các tiêu chí về quốc tịch, địa bàn, ngành nghề đầu tư mà còn dựa trên các tiêu chí về tỉ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Việc phân loại nhà đầu tư dựa trên tỉ lệ sở hữu vốn trong tổ chức kinh tế không chỉ có ý nghĩa phản ánh tình hình đầu tư nắm giữ vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức kinh tế mà còn là công cụ hữu hiệu để Việt Nam từng bước thực thi các cam kết quốc tế về thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của WTO, ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do,… đây chính là những cơ hội lớn để thu hút đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài. Các điều ước quốc tế đưa ra các nội dung cam kết về mở cửa đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo một lộ trình nhất định, theo hướng nới lỏng dần và tiến tới cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền thực hiện các quyền tự do kinh doanh như các nhà đầu tư trong nước.

Bên cạnh đó, việc phân loại các nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp cho việc quản lý có hiệu quả hơn các hoạt động đầu tư vào Việt Nam bên cạnh việc công cụ quản lý về ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Tại Việt Nan thì địa vị pháp lý giữa doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 100% và doanh nghiệp trong nước luôn có những sự khác biệt nhất định. Trước sự phát triển mạnh mẽ cùng với kinh nghiệm đầu tư kinh doanh, năng lực tài chính, công nghệ,… của nhà đầu tư nước ngoài so với nhà đầu tư trong nước thì việc bảo vệ hay ưu đãi các doanh nghiệp trong nước để có những điều kiện cần thiết để phát triển, tránh được sự thâu tóm, cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là điều cần phải duy trì.