Thành tựu ý nghĩa năm 1771

Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ dẫn tới phong trào nông dân bùng nổ (phong trào Tây Sơn). Từ năm 1771 đến năm 1789 thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. 


Mục lục nội dung

Từ năm 1771 đến năm 1789 thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là?

A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào 

B. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ toàn bộ Đàng Trong 

C. Đánh đổ chúa Nguyễn, chiến thắng quân Xiêm xâm lược 

D. Đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào 

Từ năm 1771 đến năm 1789 thành tựu mà nghĩa quân Tây Sơn đạt được là đánh đổ chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

- Vào giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc. Phong trào nông dân bùng lên rầm rộ, kéo dài trong hơn 10 năm và bị đàn áp.

- Cùng trong thời gian này, ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương, thành lập triều đình riêng. Đất nước bị chia thành hai miền.

- Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở ấp Tây Sơn, Bình Định do: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Và sau nhiều năm chiến đấu, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào 


Kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi


1. Bối cảnh đất nước đầu thế kỉ XVIII

- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả Đàng Ngoài, khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .

- 1744 Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

=> Đời sống nhân dân cực khổ. Phong trào nông dân bùng nổ


2. Phong trào Tây Sơn

- Thời gian: 1771

- Địa điểm: Ấp Tây Sơn (Bình Định)

- Lãnh đạo: 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

- Lực lượng: Dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Thành tựu ý nghĩa năm 1771

- Diễn biến:

+ 1783, quân khởi nghĩa lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

+ 1786-1788, tiến ra Bắc, lật đổ tập đoàn Lê-Trịnh.

- Kết quả: Lần lượt đánh đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Ý nghĩa: Bước đầu thống nhất đất nước.

>>> Xem thêm: Vai trò của phong trào Tây sơn


3. Vương triều Tây Sơn

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

- Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

- Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).

- Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.

- Năm 1792 Quang Trung qua đời.

- Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.


4. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Phong trào Tây Sơn

Câu 1: Sau khi chiến thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới và thống trị vùng đất nào?  

A. Từ Thuận Hóa trở vào Nam.

B. Từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

C. Từ Huế trở vào Nam.

D. Từ Huế trở vào Bắc.

Giải thích: Sau ngày chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung chính thức xây dựng vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế, thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

Câu 2: Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ

C. Phong trào nông dân bị đàn áp

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Giải thích: Phong trào Tây Sơn nổ ra trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền => Đáp án D không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào Tây Sơn.

Câu 3: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phong trào Tây Sơn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ gì?  

A. Kháng chiến chống quân Thanh.

B. Kháng chiến chống quân Xiêm.

C. Đánh đổ chính quyền Lê -Trịnh.

D. Kêu gọi nhân dân xây dựng đất nước.

Giải thích: Sau khi đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào. Một nhiệm vụ mới được đặt ra cho phong trào Tây Sơn là: tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, cũng có nghĩa là phải đảm nhận thêm sứ mệnh thống nhất lại đất nước.

Câu 4: Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút dựa trên nền tảng là:

A. Quân ta giành nhiều chiến thắng vang dội.

B. Quân Xiêm đã gần như thất bại hoàn toàn.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.

D. Sự ủng hộ của nhân dân.

Lời giải: Được sự ủng hộ của nhân dân, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan tành quân xâm lược. Sự ủng hộ của nhân dân là nền tàng và cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5: Cho các sự kiện:

1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh bại quân xâm lược Xiêm.

2. Quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát, chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ.

3. Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn, chính quyền chúa Trịnh bị sụp đổ.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 3, 2, 1.
B. 3, 1, 2.
C. 2, 1, 3.
D. 2, 3, 1

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 10 hay nhất