Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng quan điểm nào dưới đây là đúng

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm "Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý kiến nào dưới đây là đúng" cùng với những kiến thức tham khảo về chủ nghĩa duy vật biện chứng là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý kiến nào dưới đây là đúng

A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.

B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.

D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Trả lời:

Đáp án:B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

Lời giải:Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chủ nghĩa duy vật biện chứng nhé!

Kiến thức tham khảo về chủ nghĩa duy vật biện chứng.

1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Phương pháp duy vật biện chứng hay chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx và Friedrich Engels đề xướng. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.

Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.

Marx đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-Lenin cho rằng phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.

2. Quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng

– Quá trình phát triển của chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật đã được hình thành và phát triển từ thời kỳ cổ đại và được phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau.

+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại: Tư tưởng về chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thường mang tính trực giác là chủ yếu, chưa mang tính nghiên cứu khoa học cao bởi thời kỳ đó chưa có sự xuất hiện của công nghệ nên sự nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng thời kỳ đó chỉ mang tính trực giác và suy đoán. Những nhà triết học duy vật thời ký này thường phát triển các quan điểm khác biệt với các trường phái triết học sau này, ví dụ như chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo…

+ Chủ nghĩa duy vật cận đại: Bắt đầu từ thời kỳ phục hung cho đến thế kỷ XVIII, thời kỳ này, chủ nghĩa duy vật được gọi là chủ nghĩa siêu hình. Tuy phổ biến vẫn là chủ nghĩa duy vật bằng trực giác nhưng thời kỳ này, các nhà triết học đã dựa váo khá nhiều phương pháp thực nghiệm mà không còn mang nặng tính chủ quan và trực giác như trước nữa.

– Quá trình hình thành và phát triển của phép biện chứng:

Cũng như chủ nghĩa duy vật, phép biện chứng cũng xuất hiện từ thời cổ đại.

+ Phép biện chứng thời kỳ cổ đại: Phép biện chứng cổ đại được hình thành và phát triển từ tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại, triết học Trung Quốc cổ đại và triết học Hy Lạp cổ đại.

+ Phép biện chứng thời kỳ cận đại: Từ thời kỳ phục hưng cho đến khoảng thế kỷ XVIII, phép biện chứng lúc này không được thể hiện một cách rõ rang, trù triết học cổ điển của Đức và Hegel, nhưng với các nhà triết học này thì tư tưởng về phép biện chứng chủ yếu dựa trên quan điểm duy tâm. Sau này, Karl Marx còn đưa ra nhận xét về tư tưởng của Hegel là “phép biện chứng lộn sâu xuống đất”.

3.Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

a.Quy luật lượng – chất

– Quy luật lượng – chất: Chỉ ra cách thức của sự vận động và phát triển

Lượng là cái thường xuyên biến đổi, còn chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành chất mới thay thế chất cũ.

Trong quy luật này có dùng một số từ như “độ”, “bước nhảy”, “điểm nút”. Cụ thể: Độ là khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, điểm nút là thời điểm mà tại đó, sự thay đổi về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật và bước nhảy là chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật.

Lấy một ví dụ cụ thể cho các bạn về quy luật này như sau:

Sinh viên tích lũy một lượng kiến thức đủ mới trở thành cử nhân. Trong đó: lượng là lượng kiến thức phải đạt được, chất là sinh viên. Độ là từ năm 1 đến năm 4, còn điểm nút chính là năm 1 và năm 4, bước nhảy chính là từ sinh viên lên cử nhân. Lúc này, chất là cử nhân.

Rút ra bài học thực tế: Cần phải tích lũy đủ về lượng thì mới có thể thay đổi về chất, tránh tư tưởng nóng vội chưa tích lũy đủ về lượng đã muốn thay đổi về chất (chưa học xong đã muốn đi làm công việc mình đang học) hoặc bảo thủ, trì trệ khi đã tích lũy đủ về lượng nhưng lại không muốn thay đổi về chất (học xong rồi nhưng lại không muốn đi làm)

b. Quy luật mâu thuẫn

Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.

Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm trong tư duy.

c. Quy luật phủ định của phủ định

Quy luật phủ định của phủ địnhlà quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý kiến nào dưới đây là đúng?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn GDCD 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Trả lời

Đáp án:A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan

Lời giải:Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềSự vận động và phát triển của thế giới vật chất nhé!

Kiến thức tham khảovềSự vận động và phát triển của thế giới vật chất

A. Kiến thức cơ bản

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Thế nào là vận động?

- Theo Triết học Mác - Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

- 5 hình thức vận động cơ bản

+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ…

+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.

+ Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.

+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.

+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.

⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

+ Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.

+ Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Thế nào là phát triển?

- Phát triển là một khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

- Sự vận động và phát triển có quan hệ mật thiết với nhau: Có vận động thì mới có phát triển, nhưng không phải sự vận động nào cũng là sự phát triển.

- Sự phát triển diễn ra phổ biến ở tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người.

+ Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến xã hội chủ nghĩa.

+ Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi.

b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất

- Quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp mà diễn ra một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có bước thụt lùi tạm thời.

- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.

VD: Chủ nghĩa xã hội ra đời có nhiều tiến bộ và ưu việt hơn so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

=> Bài học: Khi xem xét một sự vật, hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.

B. Bài tập

Câu 1:Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?

Bài làm:

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, vận động là mọi biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Câu 2:Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là phát triển?

Bài làm:

Phát triển là một khái niêm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Câu 3:Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Bài làm:

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 4:Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?

Bài làm:

Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.

Vậy nên, một học sinh từ cấp THCS lên cấp THPTcũng được xem là bước phát triển. Đây thể hiện trình độ học tập của học sinh đã tăng lên nên mới được tăng cấp bậc đi học.

Câu 5:Em hãy nêu một vài ví dụ vềsự phát triển trêncác lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?

Bài làm:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có sự xuất hiện của các công cụ mới (máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa…) trợ giúp và thay thế dần việc lao động bằng sức người và phát triển về khoa học kĩ thuật.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Tự động hóa các dây chuyền sản xuất, xuất hiện các ngành nghề mời như công nghệ thông tin, công nghiệp hóa dầu…để phục vụ cho nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong đời sống nhân dân: cuộc sống ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần ( nhiều gia đình đều đã có tivi, tủ lạnh, máy giặt…., trẻ em được đến trường, có nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh.

Trình độ dân trí cũng không ngừng được nâng lên (có nhiều tri thức trẻ, tài năng…). Ý thức người dân cũng dần thay đổi.

Câu 6:Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao?

- Sự dao động của con lắc

-Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại

-Ma sát sinh ra nhiệt

-Chim bay

-Sự chuyển hóa của các chất hóa học

-Cây cối ra hoa, kết quả

-Nước bay hơi

-Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

-Sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.

Bài làm:

Sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao:

-Vận động cơ học: Chim bay và sự dao động của con lắc

-Vận động vật lí: Ma sát sinh ra nhiệt và nước bay hơi

-Vận động hóa học: Sự chuyển hóa của các chất hóa học

-Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và cây cối ra hoa, kết quả.

-Vận động xã hội: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại và sự thay đổi của các chế độ xã hội từ cộng sản nguyên thủy đến nay.