Theo quan niệm hiện đại có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể

Theo quan niệm hiện đại có bao nhiêu nhân tố có khả năng làm thay đổi tần số alen của quần thể

Trần Anh

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của một thể một cách chậm chạp? A. Phiêu bạt di truyền. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên.

D. Đột biến.

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án D.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ứng dụng sự thích nghi của sinh vật đối với nhân tố ánh sáng trong sản xuất, người ta tiến hành: A. Trồng cây ưa sáng trước, ưa bóng sau. B. Trồng cây ưa bóng trước, ưa sáng sau. C. Trồng cả 2 loại cây trong cùng một thời điểm. D. Cây ưa ẩm trước, cây chịu hạn trồng sau.
  • Sự điều hòa đối với Ôperon lac ở E.Coli được khái quát như thế nào? A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng. C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế
  • Ở người xét 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng có kiểu gen . Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn. Nếu khi giảm phân có hiện tượng đột biến lệch bội ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd thì có bao nhiêu thành phần gen trong mỗi loại giao tử dưới đây có thể được tạo ra: (1) ABDD (2) Abdd (3) ABD (4) AB (5) abDD (6) abdd (7) abD (8) ABdd (9) ABDd (10) abDd (11) ab (12) abd A. 9 B. 3 C. 10 D. 11
  • . Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất? A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN. C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
  • Cho các nhận xét sau: 1. Làm đa dạng vốn gen của quần thể. 2. Làm nghèo vốn gen của quần thể. 3. Là một nhân tố tiến hóa định hướng. 4. Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể. 5. Trong mọi tính huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể. 6. Làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Có bao nhiêu nhận xét đúng với đặc điểm của nhân tố tiến hóa di - nhập gen? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? 1. Cánh chim và tay người. 2. Cánh dơi và cánh bướm. 3. Tay người và chi trước của chó. 4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn. 5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Cho các phát biểu sau: 1. Các đột biến lệch bội thừa gen gây chết nhiều hơn so với các thể lệch bội thiếu gen 2. Đột biến sai nghĩa gây hậu quả giống nhau với các trường hợp khác nhau 3. Tia UV gây đột biến bằng cách hình thành nhị phân Timin 4. ESM là tác nhân gây đột biến thay thế cặp A – T thành G – X 5. Các dạng đột biến cấu trúc NST được quan sát chủ yếu bằng cách nhuộm băng NST Những phát biểu đúng là: A. 1, 3, 4 B. 3, 5 C. 2, 5 D. 2, 4
  • Cho hai mệnh đề sau: (a) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa vì (b) Đa số đột biến gen gây hại cho sinh vật. Chọn phát biểu đúng: A. (a) đúng, (b) đúng (a) và (b) có liên quan nhân quả. B. (a) đúng, (b) đúng, (a) và (b) không liên quan nhân quả C. (a) đúng, (b) sai. D. (a) sai, (b) sai
  • Hiện tượng trôi dạt lục địa là một trong những yếu tố để phân chia thời gian địa chất vì: A. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và phát tán, tiến hóa, tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. B. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và phát tán, tiến hóa của sinh vật. C. Nó ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của trái đất và sự tiến hóa của sinh vật. D. Nó làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật
  • Khi nói về nhân tố tiên hóa. Xét các đặc điểm sau: Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quẩn thể. Đều làm thay đổi tẩn số alen không theo hướng xác định. Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể. Số đặc điểm mà cả nhân tố di-nhập gen và nhân tố đột biến đều có là: A. 4 đặc điểm. B. 2 đặc điểm. C. 5 đặc điểm. D. 3 đặc điểm.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi: Kể tên các nhân tố tiến hoá và vai trò?

Trả lời:

* Kể tên Các nhân tố tiến hoá:

- Nhân tố đột biến

-Di – nhập gen

-Chọn lọc tự nhiên

-Biến động di truyền

-Phao phối không ngẫu nhiên

* Vai trò của các nhân tố tiến hóa

Cùng Top lời giải tìm hiểu kiến thức chi tiết về các nhân tốt tiến hoá nhé!

I. Các nhân tố tiến hóa

1. Đột biến

- Đột biến là nguồn nguyên liệu chính của quá trình tiến hoá.

- Đột biến là nhân tố tiến hoá vì nó làm thay đổi tần số alen cũng như thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tuy tần số đột biến ở từng gen rất nhỏ nhưng trong quần thể số lượng gen vô cùng lớn nên đột biến có thể tạo nên nhiều alen mới, là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể.

- Đột biến cung cấo nguồn biến bị sơ cấp, quá trình giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

2. Di – nhập gen

- Di – nhập gen hay dòng gen là hiện tượng lan truyền gen từ quân thể này qua quần thể khác.

- Di – nhập gen được thực hiện qua sự phát tán bào tử, hạt phấn, phát tán quả và hạt; ở động vật là hiện tượng di cư.

- Di – nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

- Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít phụ thuộc vào số cá thể vào – ra khỏi quần thể

3. Giao phối không ngẫu nhiên

- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm giao phối có chọn lựa, giao phối gần và tự phối.

- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp, tăng tần số kiểu gen đồng hợp.

- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền.

4. Chọn lọc tự nhiên

- CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó là niến đổi tần số alen của quần thể.

- Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác định.

- CLTN quy định chiều hướng tiến hoá.

-Tốc độ làm thay đổi tần số alen của CLTN phụ thuộc vào các yếu tố:

- Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Chọn lọc chống lại alen lặn: tốc độ đào thải chậm hơn và không thể đào thải hết được alen lặn ra khỏi quần thể.

5. Các yếu tố ngẫu nhiên

- Trong trường hợp không có đột biến hoặc CLTN hay di – nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể vẫn có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xảy ra.

- Các yếu tố ngẫu nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đối với các quần thể có kích thước nhỏ, không có hướng xác định

- Yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể

II. Cơ chế tiến hóa

1. Tiến hóa nhỏ

Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể [biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể]. Quần thể là đơn vị tiến hóa và quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.

Quá trình này do các nhân tố tiến hóa tác động lên vốn gen của quần thể, kết quả hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới.

Quá trình hình thành quần thể thích nghi là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình CLTN.

Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Quá trình hình thành loài mới diễn ra qua 3 giai đoạn chính:

– Sự hình thành các dạng mới trong loài

– Sự xác lập loài mới

– Sự kiên định loài mới.

Có 3 phương thức hình thành loài: khác khu; cùng khu: con đường sinh thái, con đường sinh học, con đường đa bội hóa.

2. Tiến hóa lớn

Là quá trình biến đổi ở những mức độ trên loài, hình thành các nhóm phân loại có quan hệ về nguồn gốc [giống, họ, bộ, lớp, ngành]. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. Có thể xem tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn là hai mặt của một quá trình tiến hóa thống nhất.

Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

I. Quan điểm tiến hóa và nguyên liệu tiến hóa

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
- Là nguyên liệu cho quá trình CLTN. Các biến dị này được hình thành do: đột biến, biến dị tổ hợp, sự di nhập gen từ quần thể khác vào.

II. Các nhân tố tiến hóa

1. Đột biến- Đột biến gen làm thay đổi tần số alen 1 cách chậm chạp vì tần số đột biến gen của từng locut gen thường rất nhỏ [10^6 – 10^4], nhưng mỗi sinh vật có rất nhiều gen, quần thể có nhiều cá thể, nên đột biến gen lại giữ vai trò chủ yếu tạo nên nguồn biến di di truyền [nguyên liệu sơ cấp] cho quá trình tiến hoá.

2. Di – nhập gen

- Các quần thể thường không cách li hoàn toàn với nhau, do đó giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể: hiện tượng này gọi là di nhập gen hay dòng gen. Di nhập gen làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc làm thay đổi tần số alen của quần thể Tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể lớn hay nhỏ.

3. Chọn lọc tự nhiên- Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.- CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình qua nhiều thế hệ dẫn đến chọn lọc kiểu gen [duy trì những kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi và đào thải những kiểu gen qui định kiểu hình không thích nghi với môi trường]- CLTN là nhân tố qui định chiều hướng tiến hóa.- CLTN làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định với mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố: + Alen chịu sự tác động của CLTN là trội hay lặn. + Quần thể sinh vật là đơn bội hay lưỡng bội + Tốc độ sinh sản nhanh hay chậm

 4. Các yếu tố ngẫu nhiên

- Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên [thiên tai, dịch bệnh…] còn được gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền- Quần thể có kích thước càng nhỏ càng dễ bị tác động. Sự tác động do các yếu tố ngẫu nhiên có đặc điểm như sau:  + Thay đổi tần số alen không theo 1 hước xác định.  + Một alen dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.

- Kết quả tác động của yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

5. Giao phối không ngẫu nhiên- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng lại làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm tần số kiểu gen dị hợp à làm nghèo vốn gen của quần thể và giảm sự đa dạng di truyền.

- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên: tự thụ phấn, giao phối giữa các cá thể có cùng huyết thống và giao phối có chọn lựa [các nhóm cá thể có kiểu hình nhất định thích giao phối với nhau].

I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

1. Khái niệm quần thể

- Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong một khoảng không gian xác định, tồn tại qua thời gian nhất định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau [quần thể giao phối].

Ví dụ: Những con mối sống trong tổ mối ở góc vườn

2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

- Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định.

- Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể ở thời điểm nhất định.

- Vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể:

+ Tần số alen của 1 gen được tính bằng tỉ lệ giữa số alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.

+ Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.

- Ví dụ, một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau:

0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa [1]

→ [1] được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó

+ Gọi p là tần số tương đối của alen A

+ Gọi q là tần số tương đối của alen a

→ Khi đó:

+ p[A]=[0,6 + 0,2/2]=0,7

+ q[a]=[0,2 + 0,2/2]=0,3

II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ QUẦN THỂ GIAO PHỐI GẦN

1. Quần thể tự thụ phấn

- Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn thay đổi theo hướng giảm dần tấn số kiểu gen dị hợp tử và tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp.

- Công thức tổng quát:

QT: xAA + yAa + zaa = 1

→ Trong đó: x, y, z lần lượt là tần số của các kiểu gen: AA, Aa, aa.

→ Nếu quần thể trên tự thụ phấn qua n thế hệ thì:

* Tần số KG AA = x + [y – y.[1/2]n]/2

* Tần số KG Aa = y.[1/2]n

* Tần số KG aa = z + [y – y.[1/2]n]/2

- Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ:

Quần thể xuất phát0% AA100% Aa0% aa
F125% AA50% Aa25% aa
F237.5% AA25% Aa37.5% aa
F343.75% AA12.5% Aa43.75% aa
Fn[1 - 1/2n]/2 % AA1/2n % Aa[1 - 1/2n]/2 % aa


2. Quần thể giao phối gần

- Ở các loài động vật, hiện tượng cá thể có cùng quan hệ huyết thống giao phối với nhau thì gọi là giao phối gần [giao phối cận huyết].

- Qua các thế hệ giao phối gần thì tần số kiểu gen dị hợp giảm dần và tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần.

III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI

1. Quần thể ngẫu phối

- Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối [giao phối ngẫu nhiên] khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.

- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:

+ Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên một lượng biến dị tổ hợp rất lớn → Làm nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

+ Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong những điều kiện nhất định → Duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể [định luật Hacđi-Vanbec]

a] Khái niệm

- Một quần thể được coi là ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen [thành phần kiểu gen] của quần thể tuân theo công thức:

p2+2pq+q2=1

→ Trong đó:

+ p là tần số alen trội

+ q là tần số alen lặn

+ p2 là tần số kiểu gen đồng hợp trội

+ 2pq là tần số kiểu gen dị hợp

+ q2 là tần số kiểu gen đồng hợp lặn

- Ví dụ: 0,16AA+0,48Aa+0,36aa=1

b. Định luật Hacđi-Vanbec

- Nội dung định luật: Trong một quần thể ngẫu phối, nếu không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức: p2+2pq+q2=1

- Bài toán: Nếu trong 1 quần thể, lôcut gen A chỉ có 2 alen A và a nằm trên NST thường.

→ Gọi tần số alen A là p, a là q

→ Tổng  p và q=1

→ Các kiểu gen có thể có: AA, Aa, aa

→ Giả sử thành phần gen của quần thể ban đầu là: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa

→ Tính được p=0,8 và q=0,2

→ Công thức tổng quát về thành phần kiểu gen: p2AA+2pqAa+q2aa

→ Nhận xét: tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ

- Điều kiện nghiệm đúng:

+ Số lượng cá thể lớn.

+ Diễn ra sự ngẫu phối.

+ Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau. Các loại hợp tử đều có sức sống như nhau.

+ Không có đột biến và chọn lọc.

+ Không có sự di nhập gen.

- Ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec: Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn, có thể tính tần số của alen lặn và alen trội cũng như tần số các loại kiểu gen của quần thể.