Thị trường t+3 là gì

Một trong những thông tin đầu tiên mà các nhà đầu tư cần nắm rõ trong giao dịch chứng khoán đó chính là ngày giao dịch. Quý nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường tài chính này đã có bao giờ hỏi rằng vì sao lại xuất hiện các ngày T0, T1, T2 hay T3 hay chưa. Và nguyên tắc T+ trong chứng khoán rất quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải nắm rõ. Để hiểu hơn về thời gian trong giao dịch chứng khoán và khái niệm T3 là gì. Những ưu điểm, nhược điểm của T3 trong chứng khoán là gì. Hãy xem những chia sẻ của Hanghoa24 ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Khái niệm T3 trong chứng khoán là gì?

Thị trường t+3 là gì

T+3 trong chứng khoán là gì?

T+ 3 hay bất kỳ một chữ số nào phía sau đều là đề cập đến số ngày thanh toán trong giao dịch chứng khoán. Hay nói cách khác đây là số ngày mà bạn sẽ nhận được tiền hoặc chứng khoán sau khi các giao dịch thành công. Chữ T là viết tắt trong tiếng anh từ Transaction, còn con số phía sau đại diện cho số ngày. 

Chu kỳ diễn ra ngày T3 trong chứng khoán?

Thị trường t+3 là gì

Chu kỳ diễn ra ngày T3 là gì trong chứng khoán?

Khi các nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán một mã chứng khoán thành công thì trong giao dịch chứng khoán ngày đó được xác định là ngày giao dịch T+0.

Sẽ không tính ngày thứ 7, chủ nhật và những ngày lễ theo quy định thì các ngày làm việc tiếp theo của chu kỳ sẽ được gọi là ngày T+1. Ngày giao dịch tiếp theo nữa được gọi là ngày T+2, ngày T+3 sẽ thêm 1 ngày tiếp theo nữa sau ngày T + 2.

Sau khi mua xong các nhà đầu tư phải đợi đến lúc 16h30 sau 2 ngày làm việc tức là sẽ vào ngày T+2 thì cổ phiếu mà các nhà đầu tư mua mới về và vào ngày làm việc tiếp theo thì khi đó mới có thể bán được. Đây là quy trình theo đúng quy định của Luật chứng khoán hiện hành.

Một số khái niệm cơ bản

Thị trường t+3 là gì

T+3 là gì?

  • Trong mỗi giao dịch chứng khoán, khi các nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua hoặc lệnh bán một mã chứng khoán nào đó thành công thì ngày đó là ngày giao dịch hay còn gọi là ngày giao dịch T+0. 
  • Ngày làm việc diễn ra tiếp theo của thị trường chứng khoán không tính ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và những ngày lễ theo quy định thì được gọi là T+1. Ngày làm việc tiếp theo nữa gọi là ngày giao dịch T+2 và thêm 01 ngày làm việc sau đó nữa thì gọi là T+3.
  • Luật Chứng khoán hiện hành có quy định như sau, sau khi tiến hành mua xong người giao dịch phải đợi đến 16h30 sau 2 ngày làm việc có nghĩa là ngày giao dịch T+2 thì cổ phiếu mà nhà đầu tư mua mới về và vào ngày làm việc tiếp theo tức là ngày giao dịch T+3 thì lúc đó nhà đầu tư mới có thể bán được.
  • Tương tự, khi nhà đầu tư bán cổ phiếu, cũng cần phải đợi đến 16h30p của ngày T+2 thì mới có thể nhận được tiền về và đến ngày giao dịch T+3 nhà đầu tư mới có thể tiếp tục thực hiện những giao dịch khác từ số tiền này.

Ví dụ minh họa: Nhà đầu tư mua cổ phiếu FTV vào ngày thứ Hai (08/08/2022). Thì nhà đầu tư sẽ phải đợi đến 16h30 ngày thứ Tư (10/08/2022) thì cổ phiếu mới về và cho đến ngày thứ Năm (11/08/2022) thì lúc đó nhà đầu tư mới có thể tiến hành bán được. Như vậy, thì ngày thứ Hai sẽ là ngày giao dịch T+0, và ngày thứ Tư sẽ là ngày thanh toán T+2 và ngày thứ Năm là ngày T+3.

Ngày T+3  là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành

Thị trường t+3 là gì

Ngày T+3  là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành

  • Đối với những người bán: thì ngày T+3 là ngày các nhà đầu tư được sử dụng số tiền từ việc bán cổ phiếu từ ngày T+2 để thực hiện các giao dịch khác.
  • Đối với những người mua: thì ngày T+3 đây là ngày người giao dịch được phép bán cổ phiếu mà họ đã mua từ ngày T+2. 

Quá trình ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam

Thị trường t+3 là gì
Quá trình ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam

Khi đã nắm được về khái niệm ngày giao dịch T+3 là gì, thì nhà đầu tư cũng cần biết đến lịch sử về những ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam. Theo những thông tin bên trên, thì hiện nay ngày giờ thanh toán chứng khoán ở Việt Nam là ngày T+2 và ngày bắt đầu tiến hành những giao dịch khác là ngày T+3. Mặc dù vậy, trong những giai đoạn trước, thì ngày thanh toán chứng khoán tại Việt Nam có sự thay đổi.

1. Từ trước ngày 04/09/2012

  • Ngày giờ diễn ra thanh toán: Từ 15h30 ngày T+3 có nghĩa là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa người mua và những người bán là lúc 15h30 ngày T+3.
  • Đối với những người mua: Ngày chứng khoán về và được quyền bán trên thực tế là: T+4.
  • Đối với những người bán: Ngày tiền về và sẽ được rút hoặc bắt đầu thực hiện giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế là: T+4.

2. Từ ngày 04/09/2012 đến ngày 31/12/2015

Theo quyết định số 148/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành ngày 15 tháng 8 năm 2012, thì từ ngày 04/09/2012 đến ngày 31/12/2015:

  • Ngày giờ thanh toán: Từ 8h30 ngày T+3 tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa người mua và những người bán là lúc 8h30 ngày T+3.
  • Đối với những người mua: Ngày chứng khoán về và sẽ được quyền bán trên thực tế là T+3.
  • Đối với những người bán: Ngày tiền về và bắt đầu được rút hoặc thực hiện các giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế là T+3.

3. Từ 01/01/2016 cho đến nay

Theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2015, thì từ ngày 01/01/2016:

  • Ngày giờ thanh toán các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ sẽ tiến hành vào lúc 16h30 ngày T+2 tức là ngày chuyển nhượng cổ phiếu chính thức giữa những người mua và người bán sẽ là 8h30 ngày T+2.
  • Ngày diễn ra thanh toán trái phiếu: T+1
  • Đối với những người mua: Ngày chứng khoán về và được quyền bán trên thực tế là ngày liền kề tiếp theo của ngày thanh toán.
  • Đối với những người bán: Ngày tiền về và bắt đầu được rút hoặc tiến hành thực hiện các giao dịch khác từ khoản tiền này trên thực tế: ngày liền kề tiếp theo của ngày thanh toán.

Như vậy, Quy định pháp luật về chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi. Trước ngày 01/01/2016 thì ngày thanh toán sẽ là ngày T+3, còn theo quyết định số 221/QĐ-VSD của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2015 thì ngày thanh toán sẽ là ngày T+2.

Chúng ta có thể thấy rằng, thời gian sẽ có xu hướng ngắn dần, điều này giúp cho thời giao dịch của nhiều nhà đầu tư rút ngắn hơn, góp phần giúp cho tính thanh khoản chứng khoán cao hơn. Bên cạnh đó, ghi nhận những sự nỗ lực của các cơ quan quản lý trong quá trình vận hành thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Những mục đích của chu kỳ thanh toán T+2, T+3 là gì?

Thị trường t+3 là gì

Những mục đích của chu kỳ thanh toán T+2, T+3 là gì?

Với khái niệm T+3 là gì cũng như lịch sử thanh toán các ngày của thị trường chứng khoán, chúng ta cũng cần nắm được mục đích của chu kỳ thanh toán này.

  • Thị trường chứng khoán có khoảng thời gian phát triển khá là dài, số lượng các nhà đầu tư theo thời gian ngày càng tăng và số lệnh giao dịch theo đó ngày càng nhiều. Cũng như các giao dịch thuộc ngành hàng khác, những giao dịch mua bán chứng khoán cũng được thông qua online, song song với số lệnh giao dịch cực kỳ lớn trên thị trường sẽ dẫn đến hệ thống bị chậm và nhiều lúc không xử lý kịp.
  • Như vậy ta có thể thấy trong những giao dịch sẽ luôn tồn tại những sai sót, điều này có thể là từ phía con người, hoặc cũng có thể là do máy móc nên cần phải có thời gian để khắc phục và sửa chữa lỗi. Do vậy, thời gian T+2 là thời gian dùng để sửa lỗi với mục đích nhằm đảm bảo thị trường giao dịch được diễn ra thông suốt.

Ý nghĩa việc rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 thay vì là T+3 là gì?

Thị trường t+3 là gì

Ý nghĩa việc rút ngắn chu kỳ thanh toán T+2 thay vì là T+3 là gì?

Thay vì là chu kỳ thanh toán T+3 là gì thì sẽ chuyển sang chu kỳ thanh toán T+2, vậy với việc thay đổi này có ý nghĩa như nào? Từ ngày 01/01/2016, việc nhận tiền sẽ được hoàn tất vào lúc 16h30 ngày T+2, tức là sẽ tiết kiệm được 1 ngày thanh toán so với mức quy định trước kia vào lúc 9h00 của ngày T+3, điều này đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt những rủi ro cho các nhà đầu tư, bên cạnh đó có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút thêm nhà đầu tư tham gia vào thị trường, giúp gia tăng tính thanh khoản.

Trường hợp nếu nhà đầu tư nhận chứng khoán vào lúc 16h30 của ngày T+2 thì dù nếu không thể bán được cổ phiếu tại thời điểm đó nhưng cũng vẫn có toàn quyền quyết định với cổ phiếu như cầm cố cổ phiếu để lấy khoản tiền hoặc thực hiện những giao dịch khác. Đồng thời, sẽ giúp các nhà đầu tư ghi nhận số tiền, và cổ phiếu trên tài khoản của mình một cách được nhanh chóng hơn, tạo nên sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, việc rút ngắn quy trình thanh toán xuống T+2 chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam phần nào đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn của quốc tế. Và từ đó, chứng tỏ nỗ lực của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trong nước, tạo ra những kỳ vọng phát triển trong thời gian dài hạn.

Khi thị trường ế ẩm tránh bẫy T+3 chứng khoán, có nên Gom hàng không?

Trên thị trường có các nhà đầu tư thường có xu hướng “gom hàng” trong lúc thị trường cổ phiếu ế ẩm. Sau đó, khi thị trường có xu hướng đổi chiều tăng thì đây là lúc thu hút những người mua. Giá cổ phiếu theo đó cũng bị đẩy lên cao do số lượng người tham gia vào thị trường đã rất đông. Đây được cho là thời điểm cổ phiếu được liên tục tung ra, dìm giá cổ phiếu xuống mức thấp. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu vào lúc cao và không thể bán khi mức giá đột ngột giảm xuống thấp cũng vì bẫy T+3 chứng khoán.

Khi thị trường có xu hướng tăng mạnh và sẽ kéo dài trong nhiều ngày thì T+3 được áp dụng và luôn đạt được kết quả tốt. Ngược lại khi thị trường đang có xu hướng đi ngang hoặc thị trường biến đổi liên tục thì hiệu quả mang lại từ phương thức T+3 là gì? Vậy nên trong những tình huống này, việc áp dụng phương thức T+2, T+1 được cho là đánh giá tốt hơn.

Kinh nghiệm để giao dịch T+3 như nào để đạt được hiệu quả?

Thị trường t+3 là gì

Kinh nghiệm để giao dịch T+3 như nào để đạt được hiệu quả?

Không trao đổi mua – bán một cục

Các nhà đầu tư ngắn hạn thường có xu hướng tạo ra “sóng” để lướt. Họ tìm kiếm lợi nhuận ngay trong những con “sóng” này. Nhịp độ của từng con “sóng” thường sẽ gắn liền với khoảng thời gian T+3. Các nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thường có dự tính mua nhanh, bán nhanh, trong thời hạn ngày T+3.

Do thị trường có rất nhiều các chuyên gia cự phách, với mức vốn lớn, nên họ đã gom cổ phiếu khi thị trường ế ẩm. Khi thị trường có xu hướng “gió” đổi chiều, lúc này các nhà đầu tư có thể tạo ra những “sóng” để thu hút người mua vào. Khi thấy số lượng giao dịch mua tăng lên nhiều, giá cổ phiếu bị đẩy lên cao thì họ xả cổ phiếu ra bán, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống thấp. Những nhà đầu tư bị cuốn vào giao dịch mua lúc giá tăng cao, không thể bán tháo ra khi các con “sóng” lặng nên thường sẽ bị “sập” vì cạm bẫy T+3.

Trong bất cứ thời điểm nào thị trường cũng sẽ có những con “sóng” để cho các nhà đầu tư “lướt”. Khi xu hướng thị trường tăng mạnh thì “sóng” tăng lên cao, kéo dài nhiều ngày và phương thức T+3 luôn luôn thắng. Nhưng trong thời điểm thị trường ế ẩm, nhịp độ “sóng” rất ngắn thì phương thức T+3 sẽ không còn hiệu quả, mà phương thức T+2, T+1 lúc này lại tỏ ra tốt hơn.

Để thực hiện được những điều này, các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ thường mua vào khi thị trường ế ẩm, nhằm mục đích nắm giữ cổ phiếu lâu dài. Khi thấy những con “sóng” bị đẩy lên cao các nhà đầu tư chỉ bán tối đa khoảng 1/3 số cổ phiếu có trong tài khoản.

Tiếp sau đó một hoặc hai ngày sau khi thấy “sóng” lặng khi giá giảm xuống, họ sẽ lại tiếp tục mua vào để bù đắp số lượng cổ phiếu đã bán, do vậy chiến lược đầu tư lâu dài của các trader lúc này vẫn không bị ảnh hưởng, mà hàng ngày vẫn có khoản lợi nhuận thu về. Vì tiền chưa về nên nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn tạm ứng của công ty chứng khoán với mức lãi suất khoảng 0,04%/ngày (1,2%/tháng), và 3 ngày sau khi tiền bán cổ phiếu về tới tài khoản công ty sẽ trừ khoản nợ.

Do không giao dịch mua một cục, không bán một cục, mà nhiều nhà đầu tư chỉ mua – bán một phần trong giá trị tài khoản vào bất kỳ ngày nào khi mà thấy mức giá phù hợp nên những nhà đầu tư này tránh được cạm bẫy T+3.

T+3 là gì? Kết luận

Với những gì Hanghoa24 chia sẽ về nội dung trong bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin T+3 là gì cùng với sự tìm hiểu lịch sử ngày giao dịch chứng khoán trải qua từng thời kỳ. Song song đó, bài viết cũng đã cung cấp nhiều khía cạnh ý nghĩa khác nhau của chu kỳ thanh toán T+2 và T+3 trong đầu tư chứng khoán và mang đến kinh nghiệm để giao dịch hiệu quả với ngày T+3. Khi các nhà đầu tư và bạn đọc hiểu rõ về T+3 trong chứng khoán lúc đó sẽ có cho mình những nhận định chính xác về thời điểm ra vào lệnh và thời gian nạp thêm tiền để thu về khoản lợi nhuận tốt nhất có thể.

Xem thêm:

  • Trader là gì? Cơ hội và thách thức để trở thành một Trader chuyên nghiệp