Thiết kế kế hoạch hoạt động học có chủ định cho trẻ mẫu giáo

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

MỘT SỐ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC HAY Ở CÁC LỨA TUỔI MẪU GIÁO

“Vui chơi vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo”  và hoạt động góc lại là một hoạt động thu hút được hứng thú chơi của trẻ tốt nhất. Vì trong quá trình học tập và vui chơi trẻ được thỏa mãn tất cả các nhu cầu như: đóng vai, thử nghiệm, phán đoán, phân tích, chỉ dẫn... Điều thích thú nhất  với trẻ là trong quá trình hoạt động góc trẻ được nhập vai tập làm tất cả các nghề mà trẻ yêu thích. Do vậy để xây dựng được một kế hoạch hoạt động góc phù hợp với từng lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ, thì đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững được phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động góc. Mà còn phải biết lên ý tưởng để có thể xây dựng được những vai chơi phù hợp với từng chủ đề và nhu cầu chơi của trẻ có như vậy thì mới tạo hứng thú của trẻ vào các vai chơi.

Dưới đây là một số kế hoạch hoạt động góc hay ở các lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.

1/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CỦA LỚP MẪU GIÁO BÉ

                                         Chủ đề: Nghề Nghiệp

                                         Đề tài: Vườn hoa của bé

                                         Đối tượng : 3-4 tuổi C2

                                         Số lượng: 20 trẻ

                                         Thời gian: 25 - 30 phút

         Người thực hiện: Lê Thị Vui - Đinh Thị Huyền

         Trường mầm non Tản Viên- Tản Lĩnh- Ba Vì- Hà Nội

I . Dự Kiến Nội  dung

1.Góc xây dựng :

     - Xây dựng vườn hoa của bé

2.Góc phân vai:

     - Gia đình (nấu các món  ăn gia đình) .

     - Bán hàng: Bán gạch, cây,bánh kẹo, hoa quả, các thực phẩm: rau, củ

3.Góc tạo hình

     - Trẻ in màu tạo thành những bức tranh từ các dụng cụ khác nhau ( lá cây,lõi giấy vệ sinh,..)

4.Góc kỹ năng

    - Rèn kỹ năng gắp mỳ nui, nhặt rau ngót

5.Góc học tập

- ôn kỹ năng sắp xếp theo quy tắc 1-1

II. Mục đích yêu cầu

 1, Kiến thức

- Trẻ biết nhận vai chơi của mình trong các góc chơi.

- Trẻ biết mô phỏng  hành động vai chơi của mình được giao 

 2, Kỹ năng

a.Góc xây dựng

    - Trẻ biết cách xây dựng vườn hoa, biết chọn nguyên vật liệu cho phù hợp với công trình.

    - Trẻ có kỹ năng sắp xếp bờ bao một viên gach đứng đến một viên gạch nằm, hào hứng tham gia vai chơi , yêu thích công trình do mình xây dựng nên, biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

c. Góc phân vai

    + Trẻ có kỹ năng cầm và vắt cam; kỹ năng  lăn bột tròn để nặn bánh trôi

    - Trẻ có kỹ năng giao tiếp khi bán hàng,

d. Tạo hình:

   - Trẻ biết cách dùng chổi vẽ phết màu lên lá cây,biết cách chấm màu in bông hoa từ lõi giấy vệ sinh.

   - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

4.Góc kỹ năng: Trẻ biết cầm đũa gắp mỳ nui và nhặt rau

5.Góc học tập: Trẻ biết xếp theo quy tắc  1-1

3. Thái độ

     - Giáo dục trẻ biết đoàn kết, hợp tác với nhau khi chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau.Sau khi chơi biết cất dọn đồ chơi, đúng nơi quy định

III. Chuẩn bị

   1. Góc xây dựng

      - Gạch xây dựng , dụng cụ xây dựng , hàng rào, cây xanh, các cây hoa, cây rau, các ngôi nhà, đu quay, cầu trượt, xích đu… 

   2. Góc phân vai

     - Đồ dùng nấu ăn :Bếp , xoong , nồi , thực phẩm :cam sành, bột bánh,nem, giò, chả, bánh,trứng rán,.. 

     - Bán hàng: Hoa quả,các loại rau củ, bánh kẹo,các loại sữa….

   3. Góc tạo hình

  - Màu nước, bìa màu,dụng cụ in khác nhau.

   4. Góc kỹ năng

- Mỳ nui,đũa, đĩa, rau ngót, rổ

5. Góc học tập: hoa, lá, số 1-1

III: Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 1,Ôn định tổ chức

Cô cùng trẻ hát bài “Màu hoa” Trò chuyện với trẻ hướng trẻ vào hoạt động

 2,Phương pháp, hình thức tổ chức

 2.1: Thỏa thuận chơi

 - Cô giới thiệu các góc chơi cho trẻ.

 - Góc xây dựng : ở góc xây dựng cô cũng chuẩn bị rất nhiều đồ dùng.Hàng ngày cô thấy các con xây dựng bờ bao rất đẹp rồi, hôm nay cô muốn các con hãy xếp  xen kẽ  một viên gạch đứng rồi lại đến một viên gạch nằm để bờ bao đẹp hơn nhé!

     + Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng?

     + Ở góc xây dựng thì con sẽ làm gì?

(gọi 2-3 trẻ trả lời)

 - Góc phân vai:  Ở góc phân vai có rất nhiều vai chơi

    + Các bác xây dựng thiếu nguyên vật liệu thì sẽ đến nhóm nào để mua hàng?ai sẽ chơi ở nhóm bán hàng? Con sẽ bán hàng gì?

    + Khi đói bụng thì sẽ đến nhóm nào? Ai sẽ chơi ở nhóm nấu ăn?con sẽ nấu món gì?Nhóm nấu ăn cô đã chuẩn bị rất nhiều thực phẩm, hôm nay các con sẽ thực hành vắt nước cam và nặn bánh trôi nhé!

  + Con giao tiếp với khách hàng như thế nào?

 - Góc tạo hình : cô chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu như: màu nước, bút lông, lõi giấy,.....Các con hãy tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.

     + Ai muốn chơi ở góc tạo hình nào? Con sẽ làm gì?

 - Góc kỹ năng: cô đã chuẩn bị rất nhiều mỳ nui, đũa, rau ngót.Hôm nay các con cùng nhau gắp mỳ nui và nhặt rau ngót.

     + Bạn nào sẽ chơi ở góc kỹ năng? Con sẽ làm gì ở góc này?

- Góc học tập: cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng,hôm nay các con hãy ôn lại quy tắc xếp theo quy tắc 1-1 nhé!

+ Bạn nào muốn chơi ở góc học tập?

- Trong khi chơi thì chúng mình phải chơi như thế nào?

 -> Cô giáo dục trẻ: khi chơi chúng mình phải chơi đoàn kết ,hợp tác với nhau và không được tranh giành đồ chơi. Sau khi chơi các con phải biết cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định.

  - Cô chúc cả lớp mình có buổi chơi thật vui vẻ!

  - Bây giờ cô xin mời các bạn về các góc chơi của mình.

2.2 Quá trình chơi

   - Cô quan sát trẻ chơi, hướng dẫn,nhập vai chơi với trẻ nếu trẻ gặp khó khăn.

  - Cô trò chuyện với trẻ , cô đưa ra các tình huống liên kết các góc chơi.

    + Con đang làm gì?

    + Con làm như thế nào?

    + Để làm được thì con mua nguyên vật liệu gì ,ở đâu?

  - Cô động viên ,khuyến khích trẻ chơi , thể hiện tốt vai chơi của mình.

2.3 Nhận xét các góc chơi

  - Nhóm chơi nào không muốn chơi tiếp thì cô cho kết thúc trước.

  - Cô và trẻ đi thăm quan các góc, trao đổi với trẻ về sản phẩm của trẻ.

  - Cô mời trẻ về góc trọng tâm thăm quan (xây dựng)

    =>Nhận xét chung:  Hôm nay cô thấy bạn nào cũng chơi rất là giỏi , đặc biệt là các bạn nhóm xây dựng đã xây dựng công trình “ Vườn hoa của bé”. Các nhóm khác: kỹ năng, nấu ăn, bán hàng,tạo hình…thể hiện tôt vai chơi của mình. Cô khen tất cả các con !

3. Kết thúc

- Giờ chơi hôm nay đến đây là hết rồi hẹn các bé giờ chơi lần sau.

- Cô và trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi để kết thúc giờ chơi.

- Trẻ trả lời

- Trẻ nhận vai chơi.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhận vai chơi.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ nhận vai chơi.

- Trẻ trả lời

- Trẻ nhận vai chơi.

-  Trẻ trả lời.

- Trẻ nhận vai chơi.

- Trẻ trả lời.

-  Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ đi thăm quan các góc.

-Trẻ về góc trọng tâm      ( góc xây dựng) thăm quan .

-Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi cùng cô.

2/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CỦA LỚP MẪU GIÁO NHỠ.

Chủ đề: Nghề Nghiệp

Đề tài: Bé với nghề nông

Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ ( 4-5 tuổi)

Số lượng: 23 trẻ.

Thời gian: 35-40 phút

Người soạn và dạy: Phùng Thị Tuyển - Đinh Thị Thắm

Trường mầm non Tản Viên- Tản Lĩnh- Ba vì- Hà Nội

***Dự kiến nội dung:

* Góc tạo hình: Cắt đốm theo đường viền trang trí con bò sữa( góc trọng tâm)

*Góc kĩ năng: Kỹ năng nhặt rau ngót,vẽ ngô, phân loại các loại hạt

* Góc xây dựng : Xây nông trại bác nông dân

* Góc phân vai

+ Nấu ăn: Nấu các món ăn từ nông sản sạch của bác nông dân. Saysinh tố, vắt cam…

+ Bán hàng :  Cửa hàng bán rau sạch, bán các loại cây giống, bán hoa….bán bánh kẹo, sữa, vật liệu xây dựng….

* Góc học tập: Xếp chữ cái và số đã học bằng các loại hạt. Nối tương ứng.

I/ Mục đích, yêu cầu            

1, Kiến thức

-Trẻ biết tên các món ăn ngon , sinh tố, vắt nước cam

-Trẻ biết tên các đồ dùng, tên các loại thực phẩm trong quầy bán hàng

- Biết cách giới thiệu hàng hóa cho khách đến mua hàng.

- Trẻ biết

+Trẻ biết cách nhặt rau ngót, vẽ ngô, phân loại các loại hạt

-Trẻ biết cách xây dựng nông trại bác nông dân

 : Cổng, lối vào nông trại, các khu trồng rau, vườn hoa, vườn cây ăn quả, khu chăn nuôi.  Tường rào bao quanh khu vườn.

2, Kĩ năng

-Trẻ rèn được sự khéo léo của đôi bàn tay khi nấu ăn : vắt cam, làm sinh tố.…

- Trẻ  biết thể hiện vai chơi và biết hợp tác với nhau trong quá trình chơi

-Trẻ dùng tiền để trao đổi hàng hóa với khách

-Trẻ biết giao lưu giữa các góc

- Trẻ có kỹ năng sử dụng kéo để cắt những đốm đen theo đường viền

+Rèn kỹ năng vận động tinh trong hoạt động  nhặt rau, vẽ ngô….

-Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu một cách phong phú để xây dựng khu vườn của bé.

3, Thái độ:

-Trẻ tích cực, hứng thú  trong khi chơi, chơi đoàn kết

- Giáo dục trẻ  biết bảo quản  đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định .

 II/ Chuẩn bị

- Đồ dùng nấu ăn: dao, thớt, bát, cốc, các loại quả làm sinh tố, máy say, quả cam, đường , vắt cam.

- Quầy bán hàng, các loại hàng hóa: các loại rau , cây xanh, hoa , quả , sữa,  bánh kẹo, các loại hột, hạt, sản phẩm của nghề nông ...,vật liệu xây dựng, quần áo, giày dép….

- Nguyên vật liệu để xây dựng: Gạch, nút ghép, hàng rào, cây ăn quả, hoa, các loại rau, các loại hạt, các loại đồ chơi....

- Dụng cụ xây dựng: dao, bay, bàn xoa, thước, dây đo....

- Kéo, vỏ hộp sữa, các đốm đen, hồ dính…

- Bát, các loại hạt sản  phẩm của nghề nông.

- Bút chì, bút màu, bài tập cho trẻ.

II/ Cách tiến hành

Hoạt động của  cô

Hoạt động của trẻ

1./ Ổn định tổ chức

- Cô cho trẻ hát vận động bài : “Anh nông dân và cây rau”

- Bài hát  nói về ai? Trong bài hát Anh nông dân trồng được gì?

- Ngoài rau ra thì các bác nông dân còn sản xuất ra rất nhiều các nông sản sạch phục vụ cho mọi người đấy.Và đặc biệt trên địa bàn xã Tản Lĩnh của chúng ta , có một nghề nông rất đặc biệt đó là “nghề chăn nuôi bò sữa”

- Sản phẩm của nghề nuôi bò sữa là gì?

2/ Phương pháp và hình thức tổ chức

a, Thỏa thuận chơi: 

*Góc tạo hình:

- Cho trẻ khám phá món quà của các bác nông dân: Con bò sữa làm từ nguyên liệu hộp sữa.

- Cho trẻ quan sát con bò sữa và trò chuyện với trẻ:

+ Đây là con gì? Con bò được làm từ nguyên liệu gì?

+ Cô chỉ vào những đốm đen: Đây là gì ? Làm thế nào để tạo ra những đốm đen trang trí cho những chú bò sữa?

- Cô giới thiệu những đốm đen được vẽ bằng những nét chấm: Để tạo ra những đốm đen trang trí cho con bò các con dùng kéo cắt thật khéo léo theo những nét chấm này nhé

- Bạn nào sẽ chơi ở góc tạo hình? 

* Góc xây dựng:

- Các con à! Các bác nông dân cung cấp cho cho chúng ta những thực phẩm sạch, an toàn , Ở góc chơi xây dựng ngày hôm nay các con cùng xây 1 nông trại nhé.

+ Bạn nào sẽ chơi ở góc xây dựng?

 + Xây nông trại thì các con sẽ xây gì?

* Góc Phân vai:

* Nhóm chơi bán hàng

- Những thực phẩm sạch của các bác nông dân sẽ được bày bán ở đâu?

+ Vậy ai giúp cô bán hàng?

- Ngoài việc bán các loại bánh kẹo  đồ ăn ra  thì con hãy bán thât nhiều những liệu những thực phẩm sạch , những nguyên vật liệu xây dựng. Cô chúc các con bán được thật nhiều hàng .

- Nhóm chơi nấu ăn

- Ở nhóm chơi nấu ăn hôm nay cô muốn các con chế biến được thật nhiều những món ăn ngon từ những nông sản sạch của bác nông dân . Ngoài ra các con có thể mua hoa quả sạch để làm những món sinh tố thật ngon và bổ dưỡng, vắt những ly nước cam thật mát, nhiều vitamin.

+ Vậy bạn nào sẽ chơi ở nhóm này?

* Góc kỹ năng:

- Đến mùa thu hoạch của các bác nông dân rồi. Tại góc kĩ năng các con sẽ giúp các bác nông dân nhặt rau ngót, vẽ ngô thành hạt và các con phân loại các loại hạt giúp bác nông dân nhé.

+ Bạn nào sẽ tham gia thực hành  kỹ năng?

   *Góc học tập

- Tại góc học tập hôm nay từ các nguyên liệu như hạt đỗ, hạt ngô các con sẽ trang trí các số 1, 2, 3 thật đẹp và chúng mình sẽ nối bóng các con vật tương ứng có trong nông trại của bác nông dân

 Ai đã sẵn sàng chơi ở góc học tập nào?

=> Cô thấy các bé đã chuẩn bị rất là chu đáo cho buổi chơi ngày hôm nay rồi. Cô hi vọng các con sẽ có nhiều ý tưởng hay trong buổi chơi hôm nay.

- Khi về các góc chơi thì các con phải chơi với nhau như thế nào?

- Chơi xong các con phải làm gì?

- Cô chúc các con có một buổi chơi thật vui vẻ và bổ ích

- Cô xin mời các con về góc chơi của mình

 b./ Tiến hành cho trẻ chơi:

- Cô cho trẻ về các góc chơi, lấy đồ dùng.

- Cô chú ý bao quát các góc chơi của trẻ, tạo tình huống để cho trẻ ở các góc chơi giao lưu với nhau.

- Đối với góc tạo hình cô hướng dẫn,gọi ý để trẻ biết cách tạo ra sản phẩm đẹp.

+ Góc kỹ năng  cô hướng dẫn trẻ thực hiện tốt kỹ năng. Đối với các góc khác cô hỗ trợ, hướng dẫn trẻ chơi.

- Cô động viên, khuyến khích để trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình

 c. Nhận xét buổi chơi của trẻ:

- Cô  đi đến từng góc chơi nhận xét, góc chơi nào trẻ hết hứng thú trước thì kết thúc trước.

- Cô cho trẻ tham quan ở góc tạo hình

+ Ở góc tạo hình ai là trưởng nhóm?

+Mời trưởng nhóm giới thiệu về sản phẩm nhóm mình ?

- Cô nhận xét chung :Hôm nay cô thấy nhóm nào cũng chơi rất giỏi,đặc biệt là các bạn ở góc tạo hình đã làm gocsnhuwngx chú bò vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh, Các nhóm  khác: Kỹ năng, học tập, xây dựng, góc phân vai đều thể hiện tốt vai chơi của mình, cô khen tất cả các con.

       3./ Kết thúc:

- Cho trẻ thu dọn đồ chơi

Trẻ hát cùng cô

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ quan sát

 Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

 Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

-Trẻ về góc chơi

-Trẻ chơi ở các góc

-Trẻ trả lời

-Trẻ giới thiệu về sản phẩm nhóm mình

-Trẻ lắng nghe

3/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC CỦA LỚP MẪU GIÁO LỚN.

Chủ đề: Nghề Nghiệp

Đề tài: Ước mơ của bé

Thời gian: 40- 45 phút

Đối tượng: MGL (5-6 tuổi)

Số lượng: 20-25 trẻ

Người soạn và dạy: Lã Thị Thanh Tâm – Nguyễn Thị Lanh

                    Trường mầm non Tản Viên- Tản Lĩnh- Ba Vì- Hà Nội

***Dự kiến nội dung:

- Góc xây dưng: Xây dựng vườn rau của bé

- Góc tạo hình: Trang trí mừng ngày lễ giáng sinh

- Góc học tâp: Tìm các chữ cái u,ư, b, d, đ có trong từ rồi nối và tô màu các chữ cái và đồ dùng có trong tranh, in đồ chữ, ghép thành từ có nghĩa: bộ đội, cô giáo, bác sĩ, ý tá, đầu bếp, công nhân....Đếm thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 7

- Góc phân vai ( góc trọng tâm)

+ Nhóm bán hàng: Bán các mặt hàng phục vụ cho các bác xây dựng và các mặt hàng phục vụ trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của các gia đình, bán bột bánh, dây gói bánh, lá chuối...

+ Nhóm nấu ăn: Làm bánh: bánh bao, bánh rợm, bánh chay, bánh trôi, dàu ăn, chổi sơn.

- Góc sách truyện: kể chuyện theo tranh, đọc tranh truyện theo ý thích.

I/ Mục đích- yêu cầu:

1, Góc xây dựng:

a/ kiến thức:

- Trẻ biết nguyên vật liệu dùng để xây dựng là: gạnh, cát, sỏi

- Biết tên gọi một số loại rau, hoa, quả được xây dựng trong khu vườn

- Trẻ hiểu cách xây tường theo quy luật xếp nối tiếp cứ một viên gạng nằm đến một viên gạch đứng.

b/ kỹ năng:

- Trẻ phân vai chơi rõ ràng, cùng nhau phối hợp, đoàn kết , hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xây dựng

- Trẻ dùng thước để ngắm cho gạch thẳng hàng, dùng dao để gõ, xúc hồ phết vào gạch khi xây.

- Trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi một cách sáng tạo

- Trẻ sắp xếp các khu xây dựng vườn rau,trồng rau, cây ăn quả hợp lý

- Trẻ nhận xét sản phẩm và ý tưởng của mình khi xây dựng

c/ Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực trong quá trình chơi.

- Trẻ biết cất dọn đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng.

2, Góc phân vai ( góc trọng tâm)

a/ Kiến thức

+ Nhóm nấu ăn:

- Trẻ biết tên gọi một số loại bánh: bánh rợm, bánh rán, bánh bao, bánh trôi

- Trẻ biết một số nguyên liệu cần có khi làm bánh: lá chuối, dây buộc, bột, đường đỗ

- Trẻ biết quy trình làm từng loại bánh.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến

+ Nhóm bán hàng:

- Trẻ biết tên của ác mặt hàng

- Trẻ biết giá trị của tiền

- Trẻ biết giới thiệu sản phẩm cho khách tới mua hàng

b/ Kỹ năng:

+ Nhóm nấu ăn:

- Trẻ biết phân vai chơi cho từng thành viên trong nhóm

- Trẻ cùng nhau liên kết để bàn bạc thỏa thuận trong qua trình làm bánh, biết cách nặn bánh, buộc dây bánh, gói lá chuối, tạo hình để được chiếc theo ý thích.

- Rèn kỹ năng giao tiếp trao đổi, mà cả giá khi đi mua hàng ( các nguyên liệu để làm bánh)

+ Nhóm bán hàng:

- Trẻ biết phân vai chơi cho từng thành viên trong nhóm

- rèn luyện kỹ năng giao tiếp:  mời chào khi khách đến mua hàng, chuyển hàng tói tận nhà cho khách; niềm nở khi khách vào mua hàng.

c/ Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia vào các vai chơi.

- Sắp xếp đồ dùng gọn gàng

3, Góc tạo hình:

a/ Kiến thức:

- Trẻ biết ý nghĩa ngày lễ giáng sinh, biết tên các loại đồ dùng thường được trang trí trong ngày lễ giáng sinh: nguoif tuyết, ông già nooel, công thông, chuông gió, tuần lộc.

b/Kỹ năng:

- Trẻ biết sử dụng các vật liệu có sẵn để dán làm họa tiết trang trí cho ông già noel, người tuyết, chuông ....

- Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo cho trẻ

c/ Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động

- Biết trân trong sản phẩm mình làm ra

4, Góc học tập:

a/ Kiến thức:

- Trẻ biết tìm các chữ cái u, ư, b, d, đ có trong từ rồi nối, biết tô màu các chữ cái có trong từ, in chữ rống

- Biết đếm thêm bơt, tách gộp trong phạm vi 7

b/ Kỹ năng:

- Trẻ nối được chữ cái đúng yêu cầu, ghép được từ có nghĩa theo yêu cầu.

- Trẻ tô màu đúng, đều, đẹp

c/ Thái độ:

- Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động

- Trẻ có ý thức trong học tập

5. Góc sách truyện:

a/ Kiến thức:

- Trẻ biết tên các nhân vật câu chuyện hai anh em

- Trẻ hiểu ý nghĩa của câu chuyện hai anh em: chịu khó chăm chỉ làm ăn không được lười biếng , ăn chơi  và trong cuộc sống phải biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người.

b/ Kỹ năng:

- Trẻ kể chuyện theo tranh,

- Trẻ phối hợp cùng nhau để diễn rối câu chuyện: Hai anh em

- Trẻ có thể lật tranh truyện từ trái sang phải, cầm đúng chiều sách.

- Chăm chú lắng nghe bạn kể chuyện

- Hợp tác cùng bạn để diễn rối.

c// Thái độ :

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động trong nhóm

- Có ý thức giữ gìn sách vở, chuyện tranh

II/ Chuẩn bị:

- Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi chu đáo hợp lý thuận tiện bao quát của cô và của trẻ

- Chuẩn bị đồ chơi phong phú đa dạng phù hợp với từng góc chơi

1, Góc xây dưng:

+ Đồ dùng xây dựng: dao xây, thước đo, thước ngắm các loại, xô, xẻng…

+ Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, gỗ hình tam giác…

+ Một số đồ dùng tự tạo khác: nhà, cây côi, rau , hoa, cổng…

2, Góc phân vai:

+ Nhóm nấu ăn: các loại đồ dùng gia đình phục vụ cho nấu ăn, nguyên liệu để xào nấu một số món, lá chuối, bột bánh, dầu ăn….

+ Nhóm bán hàng: Các loại thực phẩm rau củ, quả, bánh kẹo, bim bim, đồ dùng xây dưng….

3, Góc học tập:

+ Bé làm quen với chữ cái: Tranh, bút màu, thẻ chữ cái, thẻ số, giấy A4, bút chì…

4, Góc tạo hình:

+ Nguyên liệu để trang trí ngày lễ giáng sinh: mặt , mũ, chuông, áo, hồ dán, khăn lau, họa tiết trang trí…

5, Góc sách truyện:

- Các loại sách truyện theo chủ đề

- Tranh truyện Hai anh em

- Tranh rối truyện

- Sân khấu diễn rối.

III/ Cách tiến hành:

Hoạt động của cô

1/ Ổn định tổ chức:

- Cô giới thiệu khách

- Cô và trẻ cùng hát bài: Tôi là đầu bếp

- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề: Ước mơ của bé

2/ Bài mới:

a/ Cô giới thiệu góc chơi:

- Các bé vừa hát song bài hát gì?

- Trong bài hát bạn nhỏ đã tập làm nghề gì?

- Thế còn  các con thì sao? Ngày hôm nay các con muốn tập làm nghề gì?

- KL: Ngày hôm nay tại lớp học của chúng mình cô sẽ cho các bé tập làm một số nghề nhé!

- Các con nhìn xem hôm nay cô đã chuẩn bị các góc gì?

b/ Thỏa thuận chơi các góc chơi:

**Góc phân vai: Các bé sẽ tập làm các cô chú bán hàng để bán các thực phẩm sạch cho người mua nhé!

- Bạn nào muốn chơi ở nhóm bán hàng nào?

- Các bé sẽ tập làm đầu bếp để chế biến các loại bánh: bánh bao, bánh rợm, bánh trôi, bánh chay

- Các bé đã được làm những laoij bánh nào rồi?

- Khi làm bánh chúng mình cần phải có gì nào?

- Các con thường sử dụng kỹ năng gì để làm ra những chiếc bánh?

- Ngoài những  loại bánh các con đã làm hôm nay chúng ta sẽ làm thêm một loại bánh mới là : bánh rợm và sử dụng kỹ năng gói bánh bằng lá chuối và  buộc dây cho bánh rợm.

- Vậy hôm nay bạn nào muốn chơi ở nhóm nấu ăn ?

 **Góc xây dựng :

- Hôm nay cô còn chuẩn bị rất nhiều các loại đồ dùng các con sẽ xây công trình vườn rau của bé. Bạn nào muốn chơi ở góc xây dựng ?

** Góc học tập:

- các con sẽ tìm các chữ cái u,ư, b, d, đ có trong câu truyện và bài thơ giúp thơ nhé hoặc chúng mình có thể đồ chữ cái theo ý thích hoặc lựa chọn các trò chơi học toán theo ý thích của các con.

- Bạn nào muốn chơi ở góc học tập?

** Góc tạo hình

- Các con sẽ dùng các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn để trang trí mạt ông già noel, người tuyết....

- Bạn nào muốn chơi ở góc tạo hình?

** Góc sách chuyện:

- Các con sẽ kể lại câu chuyện Hai anh em bằng cách diễn rối. Tự lựa chọn những sách chuyện mình yêu thích để tìm hiểu.

- Bạn nào muốn chơi ở góc sách truyện?

-  Các con đã lựa chọn được góc chơi, nhóm chơi và bạn chơi cùng mình trong buổi chơi ngày hôm nay rồi. Bây giờ cô mời các bé trở về đúng nhóm để chơi nào!

c/Giáo dục trẻ trước khi về các góc chơi:

- Cô thấy mỗi nhóm đã có một kế chơi rất rõ ràng trong ngày hôm nay rồi , vậy trở về các nhóm chơi thì chúng mình phải chơi như thế nào?

- Chơi song các con phải làm gì?

- Và bây giờ cô mời các bé trở về các góc chơi của mình!

d/ Quá trình chơi:

- Trong quá trình trẻ chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống nếu có

- Cô chú ý tới các góc chơi chính, khuyến khích động viên trẻ tập trung vào vai chơi trong từng nhóm

c/ Nhận xét:

- Cô đi đến tứng nhóm chơi để nhận xét các nhóm chơi và nhóm nào hết hứng thú cô kết thúc nhóm chơi đó và mời các nhóm chơi trở về góc phân vai để thăm quan sản phẩm mà nhóm phân vai đã làm được..

- Trưởng góc phân vai  trình bày ý tưởng các sản phẩm của nhóm

- Cho trẻ nhận xét về sản phẩm của góc phân vai đã làm được.

=> cô nhận xét chung: trong buổi chơi ngày hôm này tất cả các nhóm đã hoàn thành quá trình chơi của mình các con đã thực hiện vai chơi của mình ,trong khi chơi cô thấy chúng mình chơi rất đoàn kết và vui vẻ cô khen tất cả các con

- Trước khi chuyển sang hoạt động khác chúng mình hãy cùng giúp cô dọn dẹp đồ dùng thật ngăn nắp và gọn gàng nhé!

3/ kết thúc : Cô và trẻ cùng chào khách

Hoạt động của trẻ

Trẻ chào khách

Trẻ hát

Bài hát : Tôi là đầu bếp

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

       Trẻ lắng nghe

              Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ giơ tay

Trẻ lắng nghe

Trẻ giơ tay

Trẻ lắng nghe

Trẻ giơ tay

Trẻ lắng nghe

Trẻ giơ tay

           Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ trả lời

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ trở về nhóm chơi

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ cất đồ dùng đồ chơi