Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Để việc dạy học trở nên thú vị hơn, bạn có thể sử dụng các hình thức chơi game, giải đố vui nhộn. Dưới đây là TOP 5 công cụ hỗ trợ việc học online một cách hiệu quả mà GIAOVIENTHCS sẽ tổng hợp đến bạn thông qua bài viết sau.

1. Kahoot!

Giao diện trò chơi trên Kahoot! 

Kahoot! là một nền tảng học tập quen thuộc dành cho những ai yêu thích việc vừa chơi vừa học. Ở đây, giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi dưới dạng multiple choice hoặc True/False, thêm hình ảnh, video để tăng tương tác với học sinh trong tiết dạy. Học sinh chỉ cần truy cập vào Kahoot! thông qua việc nhập mã code được cung cấp và bắt đầu trả lời. Điểm số sẽ được cập nhật tại leader board. Đây là một cách thú vị giúp người học có thể nhớ lại những kiến thức đã được nghe giảng, hay những bài lý thuyết khó nhằn cần phải nhớ lâu.

Video hướng dẫn sử dụng Kahoot!

Bạn có thể truy cập trang Kahoot! tại đây

2. Quizizz

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Đây cũng là một công cụ học online phổ biến và rất được ưa chuộng. Giáo viên có thể tạo ra những câu hỏi và trò chơi để tăng sự thú vị trong tiết học. Ngoài các dạng câu hỏi bình thường, bạn có thể thêm các khảo sát học tập, flashcard bài học thậm chí giao bài tập về nhà cho học sinh. Quizizz cũng là một công cụ hỗ trợ cho nhiều thiết bị khác nhau. Một điểm cộng cho nền tảng này chính là việc người chơi có thể hoàn thành bài kiểm theo tốc độ cá nhân, bài quiz sẽ kết thúc khi tất cả các người chơi hoàn thành xong. Leader board sẽ cập nhật điểm số liên tục cho những ai trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất.

Video hướng dẫn sử dụng Quizizz

Bạn có thể truy cập trang Quizizz tại đây

3. Baamboozle

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Baamboozle sẽ là nền tảng thú vị cho những buổi học cần sự tương tác và kết hợp giữa các nhóm học sinh. Các nhóm sẽ được chọn một câu hỏi bất kỳ để trả lời, ngoài ra cũng có bước tăng điểm và giành điểm nhằm tăng tính cạnh tranh trong quá trình tham gia. Với giao diện đơn giản, thao tác trực tiếp mà không cần link truy cập, đây là nền tảng thích hợp cho những bài dạy chạy nước rút. Tuy nhiên, vì không có nhiều hình thức để tham gia, Baamboozle cũng dễ gây nhàm chán cho học sinh khi muốn áp dụng lâu dài.

Bạn có thể truy cập trang Baamboozle tại đây

4. Padlet

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến
Giao diện của trang web học online Padlet (Nguồn: Internet)

Padlet là một nền tảng giúp người dùng có thể tải lên, sắp xếp và chia sẻ nội dung lên các bảng thông báo ảo tương tự như Google Jamboard. Tuy nhiên, bạn không thể di chuyển nội dung trên Padlet, công cụ này phù hợp cho tính năng brainstorm hoặc reflection. Bạn không cần tải app để sử dụng, song vẫn có nhiều giới hạn đối với các tài khoản sử dụng miễn phí. Trong mùa dịch, Padlet dần trở thành công cụ được sử dụng phổ biến hơn đối với mảng giáo dục.

Video hướng dẫn sử dụng Padlet

Bạn có thể truy cập trang Padlet tại đây

5. myViewBoard

Đây là ứng dụng mà giáo viên và học viên có thể tham gia chung vào như một lớp học, qua đó giáo viên sẽ viết, vẽ, chia sẻ tài liệu, ghi chú,… để học sinh theo dõi theo thời gian thực. Tất nhiên học viên cũng có thể chia sẻ các đáp án của bài tập, hay những thắc mắc của mình lên cho giáo viên để cùng trao đổi. Hay nói cho dễ hiểu rằng bạn cứ xem myViewBoard như một lớp học.

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Lợi ích của myViewBoard so với các ứng dụng học online khác:

  • Miễn phí
  • Thiết kế riêng cho việc giảng dạy với đầy đủ công cụ cần thiết
  • Không giới hạn số lượng người tham gia
  • Hỗ trợ livestream và chia sẻ ghi màn hình theo thời gian thực
  • Thời gian sử dụng ứng dụng: 4 tiếng cho mobile và 8 tiếng cho web
  • Dễ dàng lưu dữ liệu giảng dạy lên các ứng dụng đám mây

Video hướng dẫn sử dụng

Cẩm nang dạy học – Sau khi đọc bài viết so sánh về các công cụ để tổ chức dạy học trực tuyến, mình tin là bạn đã chọn được hệ thống quản lý học tập để quản lý học sinh, giao nhận bài tập, chấm điểm và theo dõi tiến trình học tập của học sinh cũng như một công cụ phù hợp để tổ chức giờ học trực tuyến.

Nhưng, làm thế nào để tổ chức một giờ học trực tuyến hiệu quả?

Để giờ một học trực tuyến hiệu quả GV cần

  1. Chuẩn bị bài giảng với các nhiệm vụ học tập được chia nhỏ.
  2. Chuẩn bị các học liệu phục vụ cho bài học.
  3. Đa dạng hóa các hoạt động học tập thông qua việc kết hợp kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, thử thách, trò chơi.
  4. Sử dụng các công cụ đánh giá quá trình trực tuyến để phản hồi, đánh giá ngay từng nhiệm vụ nhỏ của HS (Để đề phòng thời gian tải các công cụ hỗ trợ này bị lâu, GV cần mở sẵn các công cụ cần dùng trước khi vào giờ học).
  5. Tạo cơ hội cho HS tham gia thảo luận trong buổi học thông qua tính năng chat của các công cụ gọi trực tuyến hoặc các công cụ cho phép tạo không gian thảo luận trực tuyến

Một số công cụ hỗ trợ tương tác trong lớp học trực tuyến

1.Công cụ hỗ trợ dạy học – Kahoot!

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Kahoot! là một nền tảng học tập dựa trên trò chơi giúp người dùng dễ dàng tạo, chia sẻ và chơi các trò chơi học tập hoặc câu đố đố trong vài phút. Kahoot! không cần cài đặt phần mềm, kiến thức hoặc quản lý trước đó, trong khi các câu hỏi có thể được tạo ra trong một thời gian rất ngắn và theo cách đơn giản. Hơn nữa, các câu trả lời của HS được ghi trong một Excel, điều này giúp GV dễ dàng phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định phù hợp. Mặt khác, công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho HS và do đó, tăng động lực trong quá trình học tập. Ngoài ra, Kahoot! còn có chức năng Ghost Mode cho phép người học chơi với chính mình ?

2. Công cụ hỗ trợ dạy học – Mentimeter

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Mentimeter là một công cụ trực tuyến dựa trên web (web-based) giúp GV thu thập thông tin theo thời gian thực. GV chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cho phép HS theo dõi bài thuyết trình của GV trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với GV thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud (hình ảnh các chữ sắp xếp thứ tự theo một hướng nào đó và làm nổi bật một vài từ chính), dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, HS chỉ cần truy cập vào trang web https://www.menti.com/ và nhập mã số được cung cấp bởi GV là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.

3. Công cụ hỗ trợ kiểm tra, đánh giá – Microsoft Forms

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Với Microsoft Forms GV có thể tạo các khảo sát, bài kiểm tra. GV có thể mời HS tham gia phản hồi bằng cách dùng hầu như bất kỳ trình duyệt web hoặc thiết bị di động nào. GV dễ dàng xem kết quả theo thời gian thực khi các biểu mẫu, bài kiểm tra… được gửi đi, sử dụng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi và xuất kết quả với Excel để thực hiện việc phân tích bổ sung. Với Microsoft Forms, GV dễ dàng tạo các phiếu khảo sát hoặc bài kiểm tra trực tuyến với các loại câu hỏi như lựa chọn, văn bản (câu trả lời ngắn, câu trả lời dài), xếp hạng, sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng.

4. Công cụ hỗ trợ dạy học – Nearpod

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Nearpod là một công cụ trình bày đồng bộ hóa bản trình bày với các thiết bị khác. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động trên thiết bị của GV sẽ hiển thị trên thiết bị của HS. Với Nearpod GV có thể thiết kế nhiều hoạt động thú vị cho HS như ghép cặp, điền vào chỗ trống, câu đố, bỏ phiếu…

5. Các công cụ whiteboard online

Các công cụ này giúp cho GV và HS viết, vẽ cùng nhau trên bảng trắng trực tuyến. Rất tiện lợi khi GV cần giải thích rõ hơn nội dung nào đó hoặc yêu cầu HS giải bài tập.

6. Công cụ hỗ trợ dạy học – Padlet

Thiết kế trò chơi trong dạy học trực tuyến

Padlet là một ứng dụng Internet miễn phí cho phép mọi người bày tỏ suy nghĩ của cá nhân về một chủ đề một cách dễ dàng. Nó hoạt động như một bảng trực tuyến, nơi mọi người có thể đặt bất kỳ nội dung (ví dụ như hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất cứ nơi nào trên trang web, cùng với bất cứ ai, từ bất kỳ thiết bị. Cùng kiểu công cụ cho phép HS thảo luận GV có thể sử dụng Slido.com.

Một số mẹo nhỏ khi dạy trực tuyến

1. Cần có nội quy lớp học trực tuyến. Nội quy nên thể hiện dưới dạng video với các nhân vật, hiệu ứng thú vị bằng Biteable hoặc Powtoon.

2. Hãy khởi động bài học bằng một game thật vui.

3. Khen thưởng HS khi HS làm bài đúng, có câu trả lời hay, có 1 ý tưởng thú vị hoặc đơn giản là tập trung học bài bằng lời nói hoặc dùng các badge, sticker sẵn có trong các ứng dụng quản lý lớp học như Teams, ClassDojo, Edmodo…

4. Trong khi giảng thỉnh thoảng hãy dừng lại để hỏi HS xem có nghe rõ không, có nhìn thấy màn hình chia sẻ của GV hay có câu hỏi gì không.

5. Khi HS online bằng cả điện thoại và máy tính hãy yêu cầu các con tắt mic để tránh hiện tượng echo (âm thanh bị vang, vọng gây đau đầu cho người tham dự), khi HS muốn phát biểu hãy sử dụng tính năng Raise hand có trong các công cụ tổ chức giờ học trực tuyến.

6. GV hãy thật thoải mái khi dạy và hãy nhớ rằng HS của mình thế hệ Z, các con được sinh ra và lớn lên cùng công nghệ nên hãy thoải mái nhờ các con trợ giúp về mặt công nghệ. Ví dụ thầy cô hãy trao quyền cho HS làm trò chơi khởi động bằng Kahoot!, Quizizz… GV chỉ là người kiểm soát nội dung.

Nguồn: Cao Hồng Huệ