Thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu là gì

Thưa Luật sư! Trường hợp Hồ sơ mời thầu quy định thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu lớn hơn hoặc bằng 60 ngày; Thời gian có hiệu lực của Bảo lãnh dự thầu lớn hơn hoặc bằng 90 ngày.

Khi dự thầu Nhà thầu ghi trong đơn dự thầu thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu là 90 ngày; bảo lãnh dự thầu của nhà thầu do ngân hàng bảo lãnh có thời gian hiệu lực là 91 ngày. Như vậy bảo lãnh dự thầu có phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu và có được coi là hợp lệ hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khoản 42 Điều 4 và Khoản 4 Điều 11 của Luật Đấu thầu 2013 quy định như sau:

"Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày."

"Điều 11. Bảo đảm dự thầu

4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày."

Như vậy, việc quy định thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu là 90 ngày mà bảo lãnh dự thầu của nhà thầu do ngân hàng bảo lãnh có thời gian hiệu lực là 91 ngày là không phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu 2013.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Ông Nguyễn Hoàng Long (Đắk Nông) tham khảo Điều 12 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 thấy quy định thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày. Thời gian đánh giá hồ sơ đấu thầu tối đa là 45 ngày.

Ông Long hỏi, vậy trong hồ sơ mời thầu có nêu hiệu lực hồ sơ dự thầu là 30 ngày (nhỏ hơn thời gian tối đa để đánh giá) thì có hợp lệ hay không? Mặc dù trong trường hợp từ ngày mở thầu đến ngày có quyết định trúng thầu là chưa hết thời gian hiệu lực của hồ sơ dự thầu (30 ngày).

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Tại Điểm l, Khoản 1, Điều 12 Luật Đấu thầu quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án.

Đối với trường hợp của ông Long, việc hồ sơ mời thầu quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 30 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu là không trái với quy định của pháp luật đấu thầu. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải bảo đảm đến khi ký kết hợp đồng thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn còn hiệu lực.

Chinhphu.vn


Việc xác định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi nhà dự thầu. Vậy hồ sơ dự thầu là gì? Thời gian có hiệu lực của hồ sơ này được xác định như thế nào? Liệu có được gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu hay không? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu

Căn cứ theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 giải thích về hồ sơ dự thầu như sau: “Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu“.

Như vậy, hồ sơ dự thầu là một loại hồ sơ được dùng riêng trong tham gia đấu thầu dự án nào đó, thông thường là dự án xây dựng, đây chính là tài liệu mà nhà thầu và nhà đầu tư lập ra để gửi bên mời thầu bởi yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Căn cứ khoản 42 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 có đưa ra định nghĩa để giải thích về thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu như sau:

“42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.”

Theo quy định trên thì thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là một ngày.

Do đó, nếu hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực từ thời điểm đóng thầu (09 giờ) thì hồ sơ dự thầu quy định hiệu lực hồ sơ dự thầu từ thời điểm mở thầu (10 giờ) bị đánh giá là không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu đối với nội dung này.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định:

5.Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật sẽ cho phép gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu

Thời gian gia hạn được xác định tương ứng bằng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu.

Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày (theo khoản 4 Điều 11 Luật Đấu thầu năm 2013).

Bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu một gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thầu quy định hồ sơ dự thầu phải có hiệu lực 120 ngày và thời điểm đóng thầu là 10 giờ ngày 9/7/2018.

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia nhận thấy nhà thầu A chào thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120 ngày, từ thời điểm mở thầu là 10 giờ 15 phút ngày 9/7/2018.

Khoản 42, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Điểm c, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một trong các điều kiện đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Đối với vấn đề của ông Trực, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ quy định nêu trên.

Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định thời điểm đóng thầu là 10 giờ ngày 9/7/2018, thời điểm mở thầu là 10 giờ 15 phút ngày 9/7/2018 thì việc hồ sơ dự thầu đề xuất hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 120 ngày kể từ 10 giờ 15 phút (thời điểm mở thầu) được đánh giá là không hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ tư vấn có liên quan đến thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu để quý bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đặc biệt liên quan đến đầu thầu, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Tôi muốn được tìm hiểu về thời gian chuẩn bị, đánh giá và có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được pháp luật quy định như thế nào? Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những gì? Bởi vì tôi đang chuẩn bị gói dự thầu cho một dự án của công ty nên tôi cũng cần có thông tin về việc này để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Cám ơn!

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) thì đấu thầu được hiểu như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Căn cứ quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 thì hồ sơ dự thầu được hiểu như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
31. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Thời gian chuẩn bị, đánh giá và có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được pháp luật quy định như thế nào? Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những gì?

Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với gói thầu là bao lâu?

Về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu thì được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 cụ thể như sau:

"Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
...
e) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 20 ngày đối với đấu thầu trong nước và 40 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu. Nhà thầu phải nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu;

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bao nhiêu ngày?

Về thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu thì được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 cụ thể như sau:

"Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
...
g) Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án;"

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được quy định như thế nào?

Về thời gian thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 cụ thể như sau:

"Điều 12. Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
...
l) Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất tối đa là 180 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu; trường hợp gói thầu quy mô lớn, phức tạp, gói thầu đấu thầu theo phương thức hai giai đoạn, thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 210 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và phải bảo đảm tiến độ dự án;

Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những gì?

Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu được quy định tại Điều 15 Nghị định 63/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 15. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu.
2. Việc đánh giá được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá.
3. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại."
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu
Đánh giá hồ sơ dự thầu
Đấu thầu
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ dự thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.

Video liên quan

Chủ đề