Thời gian suy vong của xã hội phong kiến Tây Âu

đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển xã hội phong kiến phương Đông là:

A. hình thành sớm và phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài 

B. hình thành muộn, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài 

C. hình thành muộn, phát triển nhanh, quá trình khủng hoảng, suy vong nhanh

D. hình thành sớm, phát triển nhanh, quá tình khủng hoảng, suy vong nhanh

Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại ở châu Âu?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

a) Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

     + Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

     + Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ

⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

- Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.

Xem tiếp...

Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

a) Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

     + Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

     + Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

     + Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

     + Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.

Xem tiếp...

Lịch sử lớp 7

Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

- Giai cấp tư sản: Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản.

- Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.

Xem tiếp...

Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động thế nào đến xã hội châu Âu ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

Xem tiếp...

Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

- Giai cấp tư sản được hình thành từ các quý tộc và thương nhân châu Âu. Họ ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên nên ngày càng giàu lên nhanh chóng.

- Giai cấp vô sản được hình thành từ nông dân, nô lệ. Họ bị cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nặng nề, phải làm thuê trong các xí nghiệp, xưởng sản xuất.

Xem tiếp...

Quý tộc và tư sản châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

- Cướp bóc của cải, tài nguyên từ các thuộc địa.

- Buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi qua châu Mĩ và châu Âu.

- Cướp biển.

- Quý tộc, tư sản dùng bạo lực "rào đất, cướp ruộng". Hàng vạn nông nô mất ruộng, và làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

- Từ đó, quý tộc và tư sản đac có được nguồn vốn ban đầu và một đội ngũ đông đảo những người làm thuê.

Xem tiếp...

Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường.

- Họ muốn tìm con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

Xem tiếp...

Tóm tắt mục 1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

Mục 1

1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến

Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

a) Phương Đông

- Hình thành: tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

- Phát triển: chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển.

- Khủng hoảng và suy vong: kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

b) Châu Âu

- Xuất hiện: muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.

- Phát triển: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.

- Khủng hoảng và suy vong: thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.