Thuốc bỏ lửa sau sinh mua ở đầu

Phụ nữ sau khi trải qua sinh nở cơ thể thay đổi, sức khỏe suy yếu, hoạt động của các cơ quan phủ tạng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều… Ông cha ta thường khuyên nên tránh gió lạnh, thức ăn khó tiêu, dầu mỡ, giữ tinh thần thanh thản, tránh căng thẳng; đặc biệt, phòng tránh các bệnh “sản hậu”.

Bệnh “sản hậu” theo các sách Đông y là các bệnh xảy ra trong vòng 100 ngày sau sinh. Một trong những nguyên nhân chính là do sau sinh ác lộ (máu xấu, sản dịch) chưa ra hết, ứ đọng dễ sinh các biến chứng nguy hiểm, nhiễm trùng tử cung, sốt co giật, trướng bụng...

Bài thuốc

Bài thuốc Sinh hóa thang có từ đời nhà Thanh (1644 - 1912), trích trong sách “Phó Thanh Chủ Nữ Khoa” của tác giả Phó Thanh Chủ (1607 - 1684). “Sinh hóa” gồm có “sinh” nghĩa là sinh máu mới, “hóa” nghĩa là thay, trừ bỏ máu cũ ứ trệ.

Thành phần: đương quy 24g, xuyên khung 9g, đào nhân 6g, hắc khương 2g, cam thảo 2g. Sắc nước uống hoặc thêm ít rượu sắc.

Công dụng: hóa ứ sinh tân, ôn kinh chỉ thống.

Chủ trị: sau sinh sản dịch bị ứ trệ gây đau bụng.

Gia giảm: phụ nữ sau sinh trong vòng 7 ngày, hoặc ăn trúng thức ăn sống lạnh, bụng đầy đau, gia quế nhục 2 - 4g. Sản dịch ứ trệ, bụng trướng đau kéo dài, cơ thể nóng bứt rứt, ăn uống ít, gia tam lăng, liên nhục, quế nhục, công bổ kiêm trị.

Đương quy

Giải thích bài thuốc

Trong bài dùng đương quy bổ huyết hoạt huyết, hóa ứ sinh tân (tăng cường sự lưu thông máu, thay cũ đổi mới) làm chủ dược.

Xuyên khung hành khí hoạt huyết (giúp máu lưu thông tốt hơn) cùng với đào nhân hoạt huyết khứ ứ (tăng cường lưu thông máu, chống tắc nghẽn) làm thần.

Hắc khương nhập huyết, tán hàn, ôn lý, chỉ thống (gia tăng nhiệt lượng, giúp cơ thể ấm áp, giảm đau) làm tá.

Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm sứ. Dùng rượu để gia tăng tác dụng hoạt hóa tiêu ứ.

Bài này “trong hành có bổ, trong hóa có sinh”, nên vừa có tác dụng hóa ứ sinh tân lại có tác dụng ôn kinh chỉ thống. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu dược lý của y học hiện đại trên các vị đương quy, đào nhân, xuyên khung thấy có tác dụng làm tăng co bóp tử cung, giúp tử cung co hồi tốt hơn.

Lưu ý:

- Sinh hóa thang có tính tân ôn tẩu tán nên người âm hư, huyết nhiệt, Can âm hư, Can dương vượng, Tâm hỏa cang thịnh... không nên sử dụng.

- Theo Đông y, phụ nữ trong vòng 10 ngày sau sinh không được uống thuốc bổ, vì ác lộ chưa ra hết, nếu dùng thuốc bổ sẽ làm ác lộ ứ trệ mà sinh biến chứng nguy hiểm.

- Những biểu hiện bất thường về sản dịch của phụ nữ sau sinh:

Sản dịch ra ngày càng nhiều hoặc sau 6 tuần sản phụ vẫn ra sản dịch có máu màu đỏ đậm, mùi hôi thối, sốt cao hơn 380C, bụng dưới căng tức… khả năng bị nhiễm trùng tử cung hoặc còn sót nhau.

Sau sinh không thấy sản dịch: có thể do sản phụ nằm nhiều, không đi lại, vận động… gây bế sản dịch.


Phương Anh, phóng viên đài RFA

Ở Việt Nam ngày nay, càng ngày, quan niệm về việc chăm sóc cho các bà mẹ sau khi sanh đã được thay đổi nhiều. Chẳng hạn, việc “nằm than, hơ lửa”, chỉ ăn cơm với muối, thịt kho mặn hàng tháng trời đã không còn được áp dụng nhiều, nhất là ở thành phố.

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio

Nhưng cũng vì thế, đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong gia đình giữa bà mẹ chồng với con dâu, hay ngay cả giữa mẹ ruột với con gái mình. Trang Phụ Nữ kỳ này xin mời quí vị nghe tâm sự của một số bà mẹ trẻ và quan niệm của các vị lớn tuổi về việc chăm sóc cho bà “đẻ”, cùng với ý kiến của giới chuyên môn.

Trước hết, chị Nguyễn thị Thuý Vi, ở Sài Gòn, năm nay 28 tuổi, vừa mới có con trai đầu lòng được hai tháng, cho biết về chuyện có kiêng cữ hay không, sau khi sanh, chị nói: “Em mới sinh lần đầu nhưng em không kiêng nhiều. chỉ đi ra đường thì mặc áo tay dài để tránh gió thôi, em không kiêng lắm. Hôm trước hôm sau về là em tắm rồi, nếu mà kiêng thì chắc bị bịnh.

Mình sinh xong rồi thì máu mình mất, nên lúc này phải tẩm bổ. Em không dám ăn đồ ăn sống nhưng những đồ ăn chin thì em vẫn ăn: thịt, cá thì không dám ăn nhiều, tôm cũng ăn. Em nghĩ ăn thịt không cũng không tốt, mình phải ăn thêm các thứ kia nữa mới bổ cho sức khoẻ.”

Theo lời chị kể lại, khi biết mình có thai, tuy không đến phòng tư vấn để tham khảo, nhưng cũng chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mình “vượt cạn”, thế nhưng, điều khổ tâm nhất là khi chị sanh xong về nhà, vì không kiêng cữ theo lối xưa như hơ lửa, nằm than, ăn thịt kho mặn, v…v.. nên chị cũng bị cả mẹ chồng lẫn mẹ ruột cằn nhằn không ít, chị nói:

“Trước khi sinh, em cũng đi khám thai bình thường và bác sĩ cũng dặn không nên kiêng cữ hay nằm than. Nhiều khi mẹ em cũng hay la bởi vì theo ngày xưa kiêng thì tốt hơn, nhiều người nói là tai phải nhét bông gòn để mai mốt khỏi bị nhức đầu, nhưng cái đó em cũng không làm, nên mấy người lớn cũng khó chịu và cũng la em.”

Trước khi sinh, em cũng đi khám thai bình thường và bác sĩ cũng dặn không nên kiêng cữ hay nằm than. Nhiều khi mẹ em cũng hay la bởi vì theo ngày xưa kiêng thì tốt hơn, nhiều người nói là tai phải nhét bông gòn để mai mốt khỏi bị nhức đầu, nhưng cái đó em cũng không làm, nên mấy người lớn cũng khó chịu và cũng la em.

Trường hợp chị Lê thị Thảo, 29 tuổi, ở Biên Hoà, Đồng Nai, cũng tương tự. Sau khi sanh xong về nhà, vì lần đầu tiên, nên chị cũng chưa có kinh nghiệm gì, nhưng nhờ có bạn bè ở nước ngoài gọi điện thoại về thăm hỏi và cho chị biết các thông tin mà các bà mẹ ở nước ngoài đang áp dụng.

Thế là chị bèn “kiêng cữ” theo lối mới, thế nhưng, chị cũng bị mẹ chồng lên tiếng trách móc gần ba tháng trời. Chị kể:

“Em không kiêng, không nằm than như ngày xưa, bình thường thôi, đi sinh về vẫn ở trong phòng thông thoáng, ăn cả trái cây, ăn rau. Mẹ em cũng nói là kiêng cho nó lành chỉ ăn những đồ mẹ em nấu như thịt, cá đồng.

Trái cây thì chỉ ăn chuối mà thôi. Nhưng sau đó, em có mấy đưá bạn ở nước ngoài, nói rằng phải ăn cả trái cây thì mới tốt, nên em ăn đủ thứ hết. Mẹ chồng em lúc đầu cũng nói rằng “nếu con không kiêng cữ thì về già sẽ đau lưng, sẽ lãng tai..” đại khái như thế, nhưng em thấy khó chịu quá, nhưng bây giờ thấy cháu bé khỏe mạnh nên cũng không nói nữa. “

Với chị Lê thị Mết, năm nay 43 tuổi, ở Tiền Giang, và mới sinh cháu thứ năm thì tâm sự: “Cũng có kiêng, 4 đứa đầu thì nằm than nằm lửa, nhưng đứa thứ 5 thì không còn nằm than, nằm lửa nữa.

Tại vì tui cũng nghe người ta nói qua thôi, chưa thấy trực tiếp, người ta nói mình nằm than sau này da của mình bị nhăn, mạch máu dồn lên máu não…mình chỉ nghe qua trung gian thôi, thành ra tui cũng không nằm nữa, sinh xong, chích thuốc rồi tui rang muối nổ lăn lên bụng. Sanh xong 10 ngày thì tui tắm bình thường, gội đầu luôn.”

Sinh đẻ bây chừ họ không kiêng nữa, họ theo khoa học đó. Theo tui, chừ nếu mà ăn uống thì phải theo khoa học, còn những cái theo phong tục xưa thì mình nên giữ ít thôi, nếu bỏ hết thì về già sức khỏe sẽ không được tốt.

Khi Phương Anh hỏi thăm các bà mẹ trẻ ở miệt vườn Tiền Giang có còn kiêng cữ theo lối xưa hay không, chị Mết cho biết: “Bây giờ sanh xong thì họ chỉ nằm trong vòng 10 ngày, có đi ra nắng thì mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, không kiêng cữ như ngày xưa mà nằm đôi ba tháng nữa, không như ngày xưa nữa.

Mấy bà già chồng, mấy bà má ruột thì nói rằng “tụi bây không giống như ngày xưa, bông gòn nhét lỗ tai, tắm rưả thì lấy nước xông lau, chứ không xối nước ào ào”. Cho nên, mấy bà già la thì la, mình làm thì cứ làm.”

Đối với bác Tôn Thất Thiện, ở Huế, năm nay đã ngoài 60, thì cho rằng: “Sinh đẻ bây chừ họ không kiêng nữa, họ theo khoa học đó. Theo tui, chừ nếu mà ăn uống thì phải theo khoa học, còn những cái theo phong tục xưa thì mình nên giữ ít thôi, nếu bỏ hết thì về già sức khỏe sẽ không được tốt.

Theo quan niệm bây chừ, mình phải bỏ những cái không đáng. Ví dụ như các bà mẹ phải hơ xông cẩn thận, nếu không đường ruột sau này sẽ không tốt, về già sẽ không bị nhức mỏi xương. Nằm trong tháng thì phải giảm ít quạt máy đi, không nằm than cũng được.

Theo lối xưa bây chừ vẫn còn nhiều, như ở nhà quê, mấy vùng ven vẫn còn theo lối cũ. Hồi xưa có những cái rất hay chứ, ví dụ như xông hơ bà mẹ và con, nằm trong tháng, kiêng cữ gió thì tốt, nhưng về ăn uống thì sinh xong bắt ăn muối thì bà mẹ sẽ không có chất bổ dưỡng để cho con bú, rồi uống nước tiểu…thì không tốt!”

Với những người trong giới chuyên môn, thì ở Việt Nam ngày nay, chuyện kiêng cữ như ngày xưa cũng không còn được duy trì nhiều. Một bác sĩ làm việc tại phòng cấp cứu thuộc bệnh viện Phụ Sản Trung Ương ở Hà Nội cho hay:

“Không việc gì phải kiêng cữ cả. Ở bệnh viện Trung Ương của chúng tôi, từ năm 1986 cho đến bây giờ là không có chuyện nằm phòng kín gió, 3 tháng 10 ngày nữa. Tôi nghĩ rằng bây giờ Việt Nam cũng hiện đại lắm rồi. Ăn uống hoàn toàn bình thường, chỉ kiêng các chất kích thích thôi.”

Thế nhưng, theo quan niệm của dược sĩ Thu Hằng, ở Nam California, thì: “Theo quan niệm các cụ ngày xưa, thì cũng nên kiêng cữ, nhưng chúng ta cũng nên cần nên xem mức độ kiêng cữ như thế nào.

Đây là vấn đề tôi cũng muốn nói với các bà mẹ trẻ. Thông thường sau khi sanh, vợ chồng phải kiêng cữ từ 3 đến 4 tuần. Đối với người mẹ không cho con bú, nên ngừa thai ngay sau khi vừa mới sanh xong, vì có những người chưa có kinh nguyệt trở lại mà đã lại có bầu trở lại rồi. Nếu những người mẹ cho con bú thì buồng trứng hoạt động trở lại chậm hơn, nhưng sau khi sanh xong chừng hai tuần thì cũng nên ngừa thai.

Thí dụ, theo quan niêm xưa, phải mặc áo quần áo ấm, phải có khăn che đầu, khăn quàng cổ, nhét bông gòn vào tai cho kín gió, thì tùy theo môi trường sống, và quan niệm của mỗi người, nhưng nói chung, cũng không nên mặc quần áo hở hang, để tránh gió và khỏi nhiễm cảm.

Việc ăn uống thì ngày xưa, các cụ nói là phải uống nước ấm, chứ không uống lạnh hay nước đá, thì đây cũng là điều nên làm, vì uống nước ấm sẽ giúp cho hệ thống tuần hoàn lưu thông tốt hơn trong cơ thể.

Việc ăn các thức ăn nấu chín sẽ giúp cho bao tử sẽ tiêu hoá nhanh hơn. Việc ăn thịt, cá kho khô mặn, chúng ta cần phải xét lại vì sẽ không tốt cho cơ thể, đặc biệt là những người bị cao huyết áp hay có triệu chứng cao huyết áp.”

Còn với bác sĩ phụ sản, Anna Khanh Lê, hiện đang làm việc tại bệnh viện Fairfax, Viriginia, thì cho hay:

“Theo kinh nghiệm của tôi, mình vẫn còn cái quan niệm cũ trong một số gia đình Việt Nam. Tôi có bệnh nhân Việt Nam là lúc nào tôi cũng nhắc nhở, chẳng hạn như vấn đề ăn uống. Sau khi sanh, đối với người mẹ không cho con bú, thì mình có thể ăn uống giống như trước khi mình sanh, hay trước khi mình có bầu, tức là không cần kiêng cữ gì hết.

Đặc biệt là phải ăn rau cho nhiều, uống sữa, ăn yogurt để lấy lại chất calcium, ăn những chất có chất sắt nhiều, không có mỡ và tiếp tục uống thuốc bổ. Đối với người mẹ cho con bú thì cần chú ý hơn, vì nó sẽ ảnh hưởng tới em bé, nên mình phải ăn nhiều chất đạm hơn và cũng phải ăn những chất có rau xanh nhiều, calcium nhiều…”

Một trong những vấn đề hay được nói đến nhất cho các bà mẹ sau khi “vượt cạn” là chuyện vệ sinh thân thể cũng như các hoạt động bình thường. Về điểm này, bác sĩ Khanh Lê nói: “Sau khi sanh, chỉ cần 6 tiếng đồng hồ sau, cao lắm là 24 tiếng, người mẹ có thể trở lại với sinh hoạt bình thường của mình, tắm rửa bình thường. Tôi có nhiều bệnh nhân nói là: “ Bác sĩ ơi, mẹ em nói là em phải nằm trên giường 4 tuần.” Điều này không nên làm, vì sau khi sanh, hormone trong người mình làm cho các mạch máu trong người mình dãn ra, mình dễ bị chứng máu cục.

Ban đầu nó ở dưới chân, và điều nguy hiểm nhất là nó có thể chạy lên phổi, có thể làm cho mình chết bất thình lình, nên sau khi sanh là phải trở lại những hoạt động bình thường. Người phụ nữ sau khi sanh càng hoạt động nhiều chừng nào thì họ càng phục hồi sức khoẻ tốt chừng đó.”

Ngoài ra, một điều quan trọng khác là việc tránh thai cho các phụ nữ sau khi sanh xong. Bác sĩ Khanh Lê nói tiếp:

“Đây là vấn đề tôi cũng muốn nói với các bà mẹ trẻ. Thông thường sau khi sanh, vợ chồng phải kiêng cữ từ 3 đến 4 tuần. Đối với người mẹ không cho con bú, nên ngừa thai ngay sau khi vừa mới sanh xong, vì có những người chưa có kinh nguyệt trở lại mà đã lại có bầu trở lại rồi. Nếu những người mẹ cho con bú thì buồng trứng hoạt động trở lại chậm hơn, nhưng sau khi sanh xong chừng hai tuần thì cũng nên ngừa thai.”

Vừa rồi là những tâm tư của một số bà mẹ cùng ý kiến của một người trong giới y khoa về việc chăm sóc các phụ nữ sau khi sanh con. Mong rằng sẽ đem lại cho các bà mẹ trẻ một số thông tin hữu ích để áp dụng cho chính bản thân mình. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

© 2006 Radio Free Asia

Những bài liên quan

Video liên quan

Chủ đề