Thuyết minh về bánh bò thốt nốt

Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ: bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo (白糖糕) - nghĩa là "bánh đường trắng", loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa - một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam. Bánh bò nói chung được ăn như món tráng miệng hoặc ăn với chả,...

Thuyết minh về bánh bò thốt nốt
Bánh bò

Bánh bò hấp

LoạiBánhBữaTráng miệng, ăn chơiĐịa điểm xuất xứViệt NamThành phần chínhBột gạo, đường, nấm men, nước cốt dừa

  • Thuyết minh về bánh bò thốt nốt
    Nấu ăn: Bánh bò

Thuyết minh về bánh bò thốt nốt

Bánh bò nướng

Thuyết minh về bánh bò thốt nốt

Bánh bò đóng gói

Theo tự điển Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của, bánh này có tên "bánh bò" là vì nó "giống cái vú con bò".[1][2] Tuy nhiên, có người giải thích rằng, trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ "bò" lên trên vành tô bột.[3]

Bánh bò nướng: loại bánh được thực hiện bằng phương pháp nướng từ bột nhào len mên dạng rắn, thường được làm với kích thước lớn, và khi ăn được cắt thành miếng tam giác. Bên trong hơi vàng hoặc trắng, phần mặt và rìa có màu vàng (nâu) do nước cốt dừa cháy, giòn. Loại bánh này được ăn riêng.

Bánh bò hấp: là loại bánh hấp không có thành phần nước cốt dừa trong bột lỏng. Những chiếc bánh loại này thường có dạng tròn nhỏ với nhiều màu trắng (không pha màu), vàng (từ đường thốt nốt), hồng hoặc tím (màu từ lá cẩm), xanh lá (từ lá dứa). Đôi khi, loại bánh hấp này cũng được làm thành mảng lớn và cắt nhỏ thành miếng tam giác hoặc chữ nhật như bánh bò nướng. Loại bánh này có thể được ăn riêng hoặc ăn kẹp với bánh tiêu hoặc ăn trong dĩa với nước cốt dừa rắc muối mè.

Bánh bò sữa (nướng) là một dạng bánh mới, xuất hiện từ khoảng thập niên 2000. Thành phần nước cốt dừa truyền thống được thay bằng sữa. Cũng như bánh bò hấp, bột bánh ở dạng lỏng. Bánh được làm chín bằng phương pháp nướng chảo.

Bánh bò dừa là dạng bánh mới nhất được ghi nhận cuối thập niên 2000, có xuất xứ không rõ. Loại bánh này khác biệt hẳn so với các loại trên ở điểm bánh không còn tơi xốp với nhiều bóng khí. Bánh này khá dai, có khi chai cứng trong một lớp vỏ nhẵn mịn. Khác biệt lớn nhất so với bánh truyền thống là phần bột bánh dạng lỏng được làm từ bột mì, bột nổi và trứng gà. Bánh được nướng bằng một loại khuôn đặc trưng gọi là khuôn chuồn chuồn để được dạng trụ rỗng. Khi lớp vỏ trụ chín, người làm cho vào lòng khuôn dừa sợi đã sao với đường và đậu xanh rồi đổ bột tiếp lên mặt trên và lật khuôn nướng tiếp. Thành phẩm là có dạng trụ tròn hoặc tròn dẹp như bánh crêpe.

Trong ẩm thực Nam Ấn có loại bánh idli có cách làm tương tự nhưng idli không có vị ngọt.

400 gam bột gạo và 50 gam bột năng (bánh ngon dở tùy chất lượng bột).

50cc nước cơm rượu nồng độ cao (nếu nước cơm rượu không đúng nồng độ, bạn phải làm lại và tăng lượng nước cơm rượu lên).

300 gam dừa khô nạo, cho vào khoảng 2 lít nước ấm, vắt qua một túi vải lấy nước cốt dừa. Hoặc thay thế bằng nước dừa tươi ngọt, nước lọc. Nếu dùng nước cốt dừa bột sẽ mau dậy, bánh sẽ xốp, béo hơn; dùng nước dừa tươi hoặc nước lọc vị bánh sẽ nhẹ nhàng hơn.

250 gam đường cát trắng.

Thực hiện

Tùy ý chọn khuôn kim loại tròn hoặc vuông vừa đủ, có thành cao chừng 3 cm hoặc chén nhỏ trẹt tùy ý.

Tưới nước rượu vào hỗn hợp bột, châm nước cốt dừa (hoặc nước dừa tươi, nước lọc) vào từ từ, vừa châm vừa nhồi thật kỹ cho thành khối mềm, dẻo mịn hơi ướt mặt, đậy kín khối bột, để qua 12 giờ.

Nấu đường với khoảng 300 gam nước cho tan, để nguội nước đường; lượng nước đường sẽ còn tùy vào lượng bột sau khi ủ vì bột sẽ dậy nở, nếu cần phải nấu thêm nước đường. Lường bao nhiêu bột đã ủ thì dùng bấy nhiêu nước đường. Cho nước đường vào bột khuấy nhồi thật đều, đậy kín, ủ bột qua 12 giờ nữa; nếu nước cơm rượu ngon sẽ thấy bột phát sinh những bọt khí dậy lên trong bột và có mùi thơm lẫn vị chua rượu nhẹ; nếu qua 12 giờ mà thấy hiện tượng nổi bọt ít thì cứ ủ thêm vài giờ nữa; lưu ý thời tiết càng nóng thì bột sẽ mau dậy vậy nếu muốn nhanh có thể để nồi bột ủ bên cạnh bếp đang nấu.

Chuẩn bị xửng hấp nhiều nước sôi già hoặc lò nướng.

Nếu làm bánh bò hấp: Quét một lớp mỏng dầu ăn vào lòng chén hoặc khuôn. Châm bột vào 2 phần 3 chiều cao của chén hoặc khuôn. Cho vào xửng hấp chín bánh; tùy dùng chén hay khuôn lớn nhỏ; nếu dùng chén, bánh sẽ chín trong khoảng 4, 5 phút; nếu dùng khuôn bánh chín trong khoảng 15 -20 phút, thăm chừng bằng cách xiên một cây tăm vào, rút ra thấy không còn ướt bột là bánh chín.

Nếu làm bánh bò nướng: Tùy ý nướng bằng thùng nướng đặt trên bếp than, bếp gas hoặc lò nướng điện. Nếu dùng lò điện, tùy kiểu lò, mở nóng lò trước ở nhiệt độ 150, 200 độ C, khoảng 5 phút rồi mới cho bánh vào, bánh sẽ chín trong khoảng 15, 20 phút. Nếu dùng thùng nướng, để lò nóng trước và cần phải có chút kinh nghiệm nhận xét độ nóng của lò. Nếu dùng khuôn kim loại, ngoài lớp dầu tráng khuôn lót thêm một tấm giấy mỏng bằng đáy khuôn rồi mới cho bột vào lò. Nên đổ bánh mỏng, bánh sẽ chín đều và đẹp hơn đổ dàỵ

  1. ^ Lê Trung Hoa (ngày 19 tháng 10 năm 2013). “Bánh không cẳng sao gọi bánh bò?”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ Huình-Tịnh Paulus Của (1895). “𤙭 Bò”. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị. 1. Sài Gòn: Imprimerie Rey, Curiol, & Compagnie. tr. 61.
  3. ^ Phương Lam (ngày 14 tháng 9 năm 2011). “Bánh bò – chút quà miền Nam”. Lao động. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.

  • cách làmBánh bò hấp
  • cách làm Bánh bò nướng Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine
  • thảo luận về bánh bò nướng

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bánh_bò&oldid=68406209”

Bên cạnh đặc sản mắm làm nên thương hiệu ẩm thực Châu Đốc, mảnh đất này còn nổi tiếng bởi bánh bò thốt nốt vàng ươm khiến ai ăn đều gật gù khen ngợi.

Đến Châu Đốc, An Giang, qua các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên…, đâu đâu bạn cũng bắt gặp cây thốt nốt. Có thể nói thốt nốt là đặc trưng của người Khmer Nam Bộ và là loại cây đa dụng của vùng Thất Sơn huyền bí.

Thuyết minh về bánh bò thốt nốt

Trái thốt nốt được bày bán bên vệ đường.

Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà, làm chất đốt, cây già làm cột nhà, làm bàn ghế… Riêng, trái thốt nốt để lại dư vị khó quên trong lòng du khách với những món ăn dân dã như: cơm (cùi) thốt nốt, nước thốt nốt tươi (hoặc lên men), đường tán, chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt… Trong đó, món ăn gây ấn tượng cho du khách mỗi khi đến Châu Đốc trong mùa thu hoạch trái là bánh bò thốt nốt. 

Theo các bà bán bánh nơi đây, làm món bánh bò thốt nốt hơi mất công một chút. Bánh gồm các nguyên liệu chính: bột gạo, bột thốt nốt, đường thốt nốt, nước cốt dừa, và phải tuân thủ theo đúng quy trình.

Làm bánh mất công nhưng khi ăn thì ai nấy đều thỏa mãn.

Trước tiên, gạo phải là gạo nàng Nhen cũ, đặc sản vùng Bảy Núi, xay thành bột. Mài trái thốt nốt già chín, gạn lấy bột. Đường thốt nốt chọn loại đường tán, không lẫn tạp chất và một ít nước cốt dừa. Cho tất cả hỗn hợp trên vào thau trộn đều cùng ít nước với tỷ lệ vừa đủ, ủ kín qua đêm.

Nên nhớ cần thêm một ít nước cơm rượu vào để bột lên men nhanh, và khi hấp chín, bánh xốp mới thơm ngon. Tiếp đến, dùng vá đổ bột vào khuôn tròn hay vuông tùy thích, cho vào xửng hấp chừng 20 phút, khi thấy mùi thơm tỏa lên ngào ngạt là chín. Cuối cùng, giở xửng lấy bánh ra, rắc một ít dừa nạo lên, và dùng “lá soong”, thứ lá đặc biệt ở vùng Châu Đốc, hoặc lá chuối xiêm gói bánh lại là xong.

Thuyết minh về bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt có màu vàng ươm thơm ngon.

Cầm cái bánh bò thốt nốt màu vàng ươm còn nóng hổi đưa lên miệng nhai chậm rãi. Vị xôm xốp của bánh, ngọt béo của đường, của dừa, hòa lẫn mùi thơm thoảng đặc trưng của đường thốt nốt xông lên tận mũi, không lẫn vào đâu được.

Có dịp về miền Tây vào lễ hội vía Bà, bạn sẽ vô cùng thích thú khi được khám phá những di tích lịch sử văn hóa nơi đây cũng như những món ẩm thực độc đáo từ trái thốt nốt – đặc sản của vùng Bảy Núi này.

Bài và ảnh: Tương Tâm