Tiềm năng thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Loship – doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up) giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ, vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn Pre-Series C lên đến 12 triệu USD. Công ty này cũng là một trong bốn start-up Việt lọt vào danh sách 100 start-up và công ty nhỏ đáng mong đợi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Forbes.

VnEconomy có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Trung  - CEO của start-up Loship về thương vụ gọi vốn này cũng như những tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Việc gọi vốn thành công 12 triệu USD từ các nhà đầu tư ở vòng Pre-Series C có nhiều ý nghĩa, bởi đây là lần đầu tiên các quỹ đầu tư như BAce Capital và Sun Hung Kai rót vốn vào thị trường Việt Nam. Điều gì đã khiến các nhà đầu tư này quyết định rót vốn vào Loship, thưa ông?

Nếu chúng ta nhìn rộng ra, sẽ thấy rằng Covid-19 đến thời điểm hiện tại đã kéo dài một năm rưỡi. Những gì diễn ra trong suốt thời gian đó trên thế giới đó là chứng tỏ tầm quan trọng của những dịch vụ giao hàng tức thì như Loship trong việc giúp người dùng tiếp cận cửa hàng địa phương và mua được đồ mình muốn, cũng như giao tức thì. Nhu cầu của con người không bao giờ thay đổi, sự thay đổi thường đến từ thói quen của người dùng. Đại dịch diễn ra phức tạp tại Việt Nam, nhưng điều đó không thay sự thật rằng Việt Nam đã là một ngôi sao và vẫn sẽ tiếp tục là ngôi sao sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á trong vòng 5 năm tiếp theo. Chính vì tất cả những điều này cộng lại, Loship đã nhận được nguồn vốn quý báu từ các nhà đầu tư lớn này. 

THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM SẼ VƯƠN LÊN DẪN ĐẦU KHU VỰC

Đâu là cơ sở khiến ông khẳng định Việt Nam sẽ tỏa sáng và là một thị trường tăng trưởng đầy tiềm năng, đặc biệt ở lĩnh vực giao hàng?

Chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi cực lớn về hành vi người dùng dịch chuyển sang online. Sự lan tỏa của công nghệ, smartphone và ví điện tử, sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cùng với tỷ trọng Millennials và Gen Z chiếm đa số đã làm thay đổi đáng kể thói quen tiêu dùng của người Việt, hướng đến các giải pháp giao hàng tận nơi - chú trọng sự tiện lợi và nhu cầu được đáp ứng nhanh chóng.

Thị trường đang chứng kiến một sự thay đổi cực lớn về hành vi người dùng dịch chuyển sang online

Đây là tín hiệu rất tốt cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực e-commerce, vận chuyển, giao hàng chặng cuối (last-mile delivery). Ngay cả khi đại dịch qua đi và các lệnh hạn chế di chuyển được nới lỏng, tôi tin rằng nhu cầu giao hàng tận nơi của người dùng vẫn sẽ không thay đổi.

Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào Việt Nam và sự nhập cuộc của các ứng dụng mới sẽ làm thị trường càng trở nên sôi động. Việc có nhiều người chơi tham gia vào sẽ giúp người dùng biết tới và sử dụng các dịch vụ này nhiều hơn, từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của thị trường nói chung.

Tuy nhiên, việc khai thác quy mô thị trường giao nhận trực tuyến tại Việt Nam so với tiềm năng vốn có vẫn còn khá khiêm tốn. Khu vực thành thị vẫn còn nhiều không gian để lấp đầy, chưa kể đến sự lan dần ra các đô thị vệ tinh. Điều này mở ra cơ hội tăng trưởng rất lớn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.

Vậy theo quan sát của ông, Việt Nam đang đứng ở đâu so với các nước trong khu vực trong lĩnh vực này?

Đi cùng với sự phát triển nhu cầu mua sắm online, khách hàng ngày càng trở nên khó tính và đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng dịch vụ, tốc độ giao hàng. Sự phát triển của các dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối (last-mile delivery), giao hàng ngay lập tức (on-demand delivery) giúp thúc đẩy khả năng cạnh tranh của thị trường Việt Nam so với các nước trong khu vực. Theo thống kê, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử (e-commerce) phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia với hơn 68 triệu người dùng Internet trên tổng số 97 triệu dân. 

Hơn thế, Việt Nam đang đi lại trên chính con đường của các thị trường tiên phong như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,... nhưng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Về quy mô dân số, Việt Nam chỉ xếp sau Indonesia và Philippines, tuy nhiên chúng ta có những đặc thù khiến cho thị trường Việt Nam không hề thua kém so với các nước trong khu vực như chất lượng lao động, sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và sự ổn định về chính trị. Tôi tin rằng sẽ không mất quá nhiều thời gian để thị trường Việt Nam bứt phá và vươn lên dẫn đầu khu vực.

Với nguồn vốn đầu tư hàng chục triệu USD mới, kế hoạch tăng trưởng và phủ rộng thị trường của Loship là như thế nào? Đâu là thách thức lớn nhất của hãng?

Có nhiều thách thức chờ đợi chúng tôi phía trước như: chất lượng giao hàng, cải thiện vượt bậc cuộc sống của người shipper và bổ sung nguồn lực quản trị. Nhưng trở ngại lớn nhất là rào cản gia nhập thị trường không quá lớn, dẫn đến việc trong tương lai sẽ có thể xuất hiện nhiều công ty với tiềm lực lớn hơn gia nhập vào thị trường e-commerce. Điều này sẽ dẫn đến việc cần nhiều vốn hơn để bảo vệ thị phần, cũng như thu hút người dùng mới. 

Những chiến lược đều có thể dễ dàng sao chép và cách duy nhất để chúng tôi giải quyết vấn đề này, chính là việc phải thực dụng và đi nhanh hơn đối thủ. Với đội ngũ hiện có, khao khát, trẻ và đã trải qua rất nhiều thất bại, chúng tôi tin rằng Loship sẽ vượt qua được những khó khăn phía trước. 

Đội ngũ trẻ của Loship

MỤC TIÊU NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN MỸ

Loship mới đây cũng hé lộ về tham vọng sẽ IPO trong tương lai. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về các kế hoạch kinh doanh của Loship cho mục tiêu này được không?

IPO là một trong những cột mốc quan trọng mà Loship hướng đến trong vòng ba năm tới. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) vào năm 2024 sau khi đạt lợi nhuận. 

IPO là kết quả của cả một quá trình dài, và để một start-up Việt Nam IPO thành công là không dễ dàng. Tuy nhiên, Loship là đại diện của những khát khao người Việt và chúng tôi đã cố gắng rất nhiều năm vất vả cũng chỉ vì muốn đạt được giấc mơ của chúng tôi. Sự khác biệt giữa các công ty thường đến từ người đứng đầu và đôi khi chỉ cần người sáng lập có tham vọng đủ lớn, can đảm dẫn dắt đội ngũ, thì đều có thể thay đổi được tương lai. 

Để tiến gần đến mục tiêu IPO, ngoài những nỗ lực gọi vốn, trước mắt chúng tôi muốn mở rộng hoạt động của Loship tới nhiều thành phố hơn tại Việt Nam, và xa hơn có thể là việc mở rộng hoạt động tại một số quốc gia khác trong khu vực. Loship đặt mục tiêu từ đây đến cuối năm 2021 sẽ có mặt tại ít nhất 10 thành phố trên Việt Nam và trong vòng hai năm tới, 10% dân số Việt Nam sẽ sử dụng ứng dụng của chúng tôi hàng tháng. 

Ngoài ra, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh B2B cũng như các dịch vụ hiện có. Mục tiêu của chúng tôi là hướng đến việc kinh doanh có lợi nhuận trước khi nghĩ tới việc IPO trong tương lai. Trong ngắn hạn, chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm và chúng tôi cần phải làm mọi thứ nhanh nhất có thể.

Thị trường giao hàng đang trở nên rất cạnh tranh bởi sự tham gia từ rất nhiều ông lớn công nghệ trong khu vực. Ông có kỳ vọng gì về những hỗ trợ từ phía Chính phủ để mở lối cho các startup Việt như Loship phát triển nhanh và mạnh hơn nữa trong tương lai?

Tôi tin rằng Chính phủ đã và đang có những nỗ lực cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Startup Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá khi nền kinh tế dần ổn định và hoạt động đầu tư dần phục hồi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường đang chịu sự chi phối từ rất nhiều tay chơi nước ngoài, tôi thiết nghĩ Chính phủ nên dành sự quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, xem startup là tương lai của tăng trưởng kinh tế nước nhà, chứ không chỉ đơn thuần là một phần của nền kinh tế. 

Nền kinh tế Việt Nam cần nhiều hơn nữa những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, có năng lực cạnh tranh để đưa Việt Nam vào dòng chảy chung của thế giới. Điều quan trọng hơn là tinh thần kinh doanh của người trẻ, của giới startup Việt đang giúp truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng và xã hội. 

Tôi cũng cho rằng không nên xem startup là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và hỗ trợ bằng các chính sách chung. Nên có những cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho các startup đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mang lại giá trị cho xã hội; đồng thời đơn giản hóa thủ tục nhận vốn đầu tư từ nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI----------BỘ MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCĐỀ TÀI THẢO LUẬN“Nhận dạng và phân tích các cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô từ đó chỉ ranhững tiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam”Hà Nội, 2020“Nhận dạng và phân tích các cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô từ đó chỉ ra nhữngtiềm năng từ thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam”1. Thực trạng thị trường đồ ăn nhanh hiện nayTheo ước tính của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, thịtrường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam có giá trị quy mô là 33 triệu USD và dự kiếnđạt 38 triệu USD vào năm nay, trong 5 năm tới sẽ có tốc độ tăng trưởng là 11%.Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar TNS doanh thu thị trường giao thức ăntrực tuyến tại Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trường bình quân28,5%/ năm và có thể tăng nhiều hơn nữa vào năm nay – năm 2020.Tại Việt Nam hiện nay, với rất nhiều thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến không chỉdừng lại ở từng cửa hàng có dịch vụ DEVELI, mà còn mọc lên cuộc chạy đua giao đồ ăntrực tuyến của các ông lớn như NOW, GRAPFOOD, GOFOOD,… Đến đầu năm 2020,việc xuất hiện thêm thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến BEAMIN và sự kiện GOVIET sápnhập đổi tên thành GOJEK, thì thị trường giao đồ ăn đến tận tay người tiêu dùng đã trởnên vô cùng sôi động. Sự xoay chuyển liên tục ở các vị trí dẫn đầu càng chứng minh sựkhốc liệt trong cuộc đua chiếm lĩnh thị phần dịch vụ đồ ăn trực tuyến. Các thương hiệukhông chỉ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, các ứng dụng này liêntục rót vốn mở rộng đầu tư, cải tiến chất lượng dịch vụ. Trong đó, thay đổi rõ rệt nhất đếntừ tốc độ giao thức ăn, khi hầu như tất cả các dịch vụ đều tập trung để cải thiện tốc độgiao hàng.Tuy nhiên, nhộn nhịp là vậy nhưng so với các nước trong khu vực châu Á thì quy môthị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0.2% thị phần1Nhìn vào sơ đồ trên ta có thể thấy được rằng, thị trường giao thức ăn trực tuyến tạiViệt Nam đang chiếm thị phần rất nhỏ so với các quốc gia tong cùng khu vực, chính vìđiều này, thị trường này đang được coi là “đối tượng” khai thác vàng với nhiều sức hútđối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.2. Các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt NamYếu tố dân sốTốc độ đô thị hóa ở Việt Nam ngày càng gia tăng, xu hướng đô thị hóa ở Việt Namđang và có xu hướng mở rộng sang các thành phố vừa và nhỏ. Dự đoán đến năm 2030,Việt Nam sẽ có 1 đô thị trên 1 triệu dân, 1 đô thị từ 5 – 10 triệu dân và 4 đô thị từ 1 - 5triệu dân. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường hoạt động của các thương hiệu giaođồ ăn nhanh hiện nay. Tỉ lệ đô thị hóa tăng dần dẫn đến số lượng dân cư đô thị ngày càngtăng làm thay đổi hành vi sinh hoạt hằng ngày, mọi người có xu hướng tiêu dùng mới, đặtđồ ăn ngoài thay vì vào bếp. Không những thế, thu nhập tại thành thị cũng cao hơn khuvực nông thôn hay miền núi nên việc bỏ tiền ra để đặt đồ ăn trực tuyến hoàn toàn dễ hiểu.Đi đôi với tốc độ gia tăng đô thị hóa, việc tập chung nhiều dân cư ở các thành phố lớncũng làm cho việc sử dụng phương tiện giao thông nhiều hơn. Vào giờ cao điểm, thậtkhông khó để thấy tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn, gây bất tiện trong dichuyển nhất là trong những ngày nắng nóng hay mưa lớn, việc mọi người ra đường tự taymua đồ ăn là một vấn đề nan giải. Chính vì thế dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cũng giúp đãphần dân số đô thị giải quyết được vấn đề này.Yếu tố công nghệTính đến cuối năm 2019, Việt Nam có 43.7 triệu người đang sử dụng điện thoại thôngminh (smartphone), Việt Nam nằm trong top 15 nước có lượng người sử dụng smartphonecao nhất thế giới. Thật không khó để khẳng định rằng việc điện thoại thông minh đangdần trở thành vật bất li thân của người Việt. Ngoài việc nghe gọi và giải trí, các ứng dụngđặt món trực tuyến của các thương hiệu cũng xuất hiện ngày càng nhiều, việc liên kết vớicác ví điện tử như Momo, Zalopay, Airpay,... khiến các bước thanh toán trở nên thuận lợivà an toàn hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.Thời đại công nghệ 4.0, khi người dân đang dần quen với cuộc sống đi đôi với côngnghệ, việc đặt xe, đặt hàng, hay cả đặt đồ ăn cũng trở thành điều giản đơn khi lướt điện2thoại, điều này khiến thị trường đặt đồ ăn giao đến tận tay người tiêu dùng ngày càng phổbiến và không hề xa lạ.Yếu tố môi trường xã hộiCuối năm 2019, đầu năm 2020 thế giới đối mặt với dịch bệnh mang tên Sars – CoV-2,trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Người dân hạn chế ra đường và cẩn thận hơn khira đường thậm chí lo ngại về sự an toàn của bản thân khi phải ra khỏi nhà để mua đồ phụcvụ cho cuộc sống cá nhân. Dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và các ngành đặcbiệt là ngành dịch vụ. Việc hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập nơi đông người lúc mới đầuđã tác động xấu tới ngành dịch vụ giao đồ ăn nhưng sau khi dịch bệnh bước đầu đượckiểm soát, nhà nước dỡ bỏ dần các lệnh cấm đã giúp cho các dịch vụ giao đồ ăn trựctuyến phát triển mạnh mẽ, người dân có tâm lí gọi đồ ăn tận nhà, đảm bảo an toàn đượccho cả bản thân và cả cho xã hội.Yếu tố kinh tếKể từ tháng 7/2020 hàng loạt các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay, do tìnhhình dịch bệnh diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của mỗi cá nhân và cảdoanh nghiệp lớn nhỏ. Lãi suất cá nhân được giảm 2.5 – 3%/ năm, lãi suất đối với cáclĩnh vực ưu tiên cũng đã được kéo xuống 5%/ năm với ngắn hạn và dài hạn là 7.5% 8.5%/ năm.Không những thế, bộ Tài chính cũng đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết thihành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020.Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đang kinhdoanh dịch vụ giao hàng trực tuyến giải quyết nhiều khó khăn về tài chính trong bối cảnhkinh tế doanh thu gặp nhiều khó khăn, tạo tiền đề phát triển sau này khi đất nước đi vào“trạng thái bình thường mới”.Yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.Tình hình phát triển của các dịch vụ giao hàng đang diễn ra hết sức sôi động và cóchiều hướng tăng lên rất nhiều trong nhiều năm sắp tới. Việc xuất hiện ngày càng nhiềudịch vụ giao hàng của các thương hiệu lớn nhỏ dẫn đến sự cạnh tranh rất lớn đối vớingành được coi là “thị trường vàng” này. Các thương hiệu đang chạy đua trên con đườngchiếm được tình yêu của nhà tiêu dùng bằng cách đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi,3tặng kèm giảm giá hay miễn phí ship… Không những thế còn liên kết với các dịch vụ víđiện tử để tiện lợi hơn trong quá trình thanh toán của khách hàng.Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tác động rất lớn đến việc phát triển của ngànhdịch vụ giao đồ ăn trực tuyến, khiến cho các thương hiệu bắt buộc phải hoàn thiện mìnhđể “đẹp” hơn trong mắt khách hàng của mình, chỉ có thể mới gia tăng được độ uy tín củathương hiệu, khách hàng mới tìm đến dịch vụ của mình nhiều hơn.3. Thách thức từ môi trường vĩ môThị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt nam đã và đang là “miếng bánh ngon” mà cácdoanh nghiệp đang nhòm ngó.. Tuy nhiên mảnh đất màu mỡ này cũng có nhưng tháchthức nhất định, những thách thức này đã và đang là “vật cản đường” các doanh nghiệpphải giải quyết trên con đường chạy đua trong mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngànhThị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Nam được đánh giá đang nằm trong giaiđoạn đầu của quá trình phát triển hứa hẹn vẫn còn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.Tuy nhiên đây lại không phải “miếng bánh dễ xơi” khi lần lượt nhiều doanh nghiệp xâmnhập vào thị trường từ những ngày đầu tiên như La La, Food Panda, Vietnammm đều bị“bay màu” trên thị trường sau một thời gian hoạt động. Có thể nhận thấy thị trường ViệtNam là một thị trường đáng khai thác nhưng các doanh nghiệp cũng phải thận trọng vớinhững chính sách và đường lối phát triển của mình để không rơi vào tình cảnh như cácdoanh nghiệp đi trước.Đến nay thị trường có thêm sự góp mặt của Grabfood, GoViet, Baemin... Thị phầnViệt Nam được chiếm lĩnh bởi các “ông lớn” như: Grabfoood (65%), Nowfood (28%) và7% chia sẻ cho các doanh nghiệp khác. Có thể thị phần của thị trường giao đồ ăn trựctuyến đang bị chiếm giữ, việc này đẩy cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngànhtrở nên ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tích cực đầu tư để dành lạithị phần từ tay các “ông lớn” trong ngành, họ sẵn sàng “vung tiền” vào các chương trìnhkhuyến mãi/giảm giá để đưa dịch vụ, công ty đến gần với người tiêu dùng. Tuy nhiên cóvẻ những gì doanh nghiệp bỏ ra vẫn chưa thu được nhiều lợi nhuận nhưng có thể thấyviệc chi tiêu cho các chương trình khuyến mãi/giảm giá đang tiêu hao một khoản khôngnhỏ trong nguồn tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra các công ty phải đầu tư một số4lượng lớn nhân viên mới có thể “phủ sóng” toàn bộ các điểm giao nhận trên toàn thànhphố và điều này cũng tiêu tốn không ít tiền của doanh nghiệp.Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam không phân mảnh. Chính vì vậy, việc chiếm lĩnhthị phần trong thị trường của các công ty mới sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai, mứcđộ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Để có thể cạnh tranh vớicác công ty đang dẫn đầu về lĩnh vực này thật sự không dễ dàng. Các doanh nghiệp muốncạnh tranh một cách bền vững cần phải cân nhắc lại chính sách khuyến mãi của mình,tránh việc chi phí bỏ ra nhưng không thu lại được mức lợi nhuận tương đương dẫn đếntrường hợp doanh nghiệp bị lỗ và phải rút khỏi thị trường.Ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnhCuối năm 2019, đầu năm 2020 cả thế giới đối mặt với dịch bệnh mang tên SarsCoV-2, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch bệnh như một đòn dáng mạnh vàonền kinh tế Việt Nam, khiến nhiều ngành nghề phải tạm ngưng hoạt động trong thời giandài. Một trong những ngành nghề chịu tác động lớn nhất là ngành dịch vụ trong đó códịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Đầu năm 2020, dịch bệnh bắt đầu lan sang Việt Nam và bắtđầu trở nên nghiệm trọng hơn khi xuất hiện những ca nhiễm trong cộng đồng. Trước tìnhhình đó Chính phủ đã ban hành những lệnh cấm tụ tập đông người, cấm các cơ sở kinhdoanh dịch vụ không thiết yếu mở cửa, cấm các dịch vụ vận chuyển hành khách hàng.,dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Lệnh cấm được đặt ra trong hơn một tháng mới bắt đầuđược dỡ bỏ. Trong thời gian thi hành lệnh cấm, các hoạt động của các công ty trongngành dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến gần như bị đóng băng, đây chính là thời gian khủnghoảng và khó khăn nhất của các công ty. Nhiều công ty rơi vào tình trạng lao đao trướctình hình dịch bệnh, cố gắng tìm nối đi mới để chờ đợi thị trường hồi phục lại. Sau mộtthời gian dịch bệnh, các lệnh cấm dần dần được dỡ bỏ thị trường bắt đầu sôi động trở lại.Nhưng không phải người dân nào cũng đủ tin tưởng để có thể chấp nhận sử dụng dịch vụ,nhiều người e ngại rằng các cơ sở kinh doanh có thể không đảm bảo an toàn và có thể làđiểm bùng phát dịch bệnh hay những người shipper đi lại nhiều nơi cũng có thể trở thànhmột mần bệnh đi lang thang. Chính những điều này làm cho người dân có những tâm lý engại và hạn chế sử dụng dịch vụ, khiến cho thị trường dù bắt đầu phụ hồi nhưng vẫn chưathể quay về như trước. Các doanh nghiệp vẫn phải đứng trước một bài toán khó giảiquyết, quyết định đế sự sống còn của doanh nghiệp.Trở ngại từ vấn đề giao thông và môi trường5Vấn đề ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường luôn là nỗi ám ảnh không nhữngvới người dân mà với cả những công ty có dịch vụ phải lưu thông nhiều trên đường nhưgiao đồ ăn trực tuyến. Theo số liệu của Công an TP Hà Nội cho thấy hiện thành phố có547.057 ô tô, trong đó 368.665 ô tô con; xe máy có 5.045.672 xe máy. Số lượng cácphương tiện giao thông quá lớn tại các đô thị, đi kèm với hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém,thói quen sử dụng phương tiện công cộng chưa cao là nguyên nhân chính gây ra các hiệntượng ùn tắc giao thông tại thành phố ,đặc biệt là trong các giờ cao điểm.Khi mật độ giaothông cao người dân có tâm lý ngại ra đường, lượng khách hàng cũng tăng lên. Sự ùn tắcnày cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ giao đồ ăn của các hãng, việc ùn tắc diễn racàng nghiêm trọng thời gian shipper ở trên được càng lâu đồng nghĩa thời gian giao đồ ănbị kéo dài, một số trường hợp sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn, khiếnkhách hàng từ chối nhận hàng. Điều này sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu, không hàilòng và có thể “từ bỏ” doanh nghiệp.Môi trường đô thị ô nhiễm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa các công ty trong lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến. Môi trường đô thị cũng là môitrường làm việc trực tiếp của các shipper – người giao hàng – của các hãng, khi môitrường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người shipper. Nhiềungười đã quyết định ngưng hợp tác làm shipper cho các công ty, hoặc chuyển đổi khu vựclàm việc sang những khu vực ít ô nhiễm hơn vì lo ngại về vấn đề sức khỏe. Khi cácshipper xin nghỉ hoặc chuyển khu vực thì đồng nghĩa với việc tại những khu vực ô nhiễmnặng sẽ có ít shipper hơn, khi có đơn hàng khách hàng cũng phải chờ đợi lâu hơn mới cóthể tìm thấy tài xế. Việc chờ đợi quá lâu sẽ làm khách hàng cảm thấy không thoải mái, lâudần có thể ảnh hưởng đến “sự trung thành” của khách hàng đối với công ty.Những yếu tố như giao thông hay môi trường ô nhiễm đều đã và đang có những tác độngtiêu cực tới mạng lưới hoạt động của các công ty, đây là một vấn đề tương đối khó giảiquyết với các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Muốn phát triển một cách hiệu quả vànâng cao chất lượng phục vụ của mình, các doanh nghiệp cần nghĩ ra các giải pháp đểgiảm bớt các vấn đề này.4. Cơ hội từ môi trường vĩ môThị trường biến động không ngừng các yếu tố từ môi trường vĩ mô luôn ảnh hưởngđến các ngành nghề, các lĩnh vực kinh doanh trong xã hội, lĩnh vực giao đồ ăn trực tuyếncũng không phải là ngoại lệ. Các yếu tố ấy có thể vừa tạo ra thách thức, vừa đem lại cơhội; chỉ cần xác định đúng và kịp thời nắm bắt cơ hội các doanh nghiệp sẽ có những bướcphát triển cao và xa hơn trong lĩnh vực này. Những cơ hội mà môi trường vĩ mô mang tớicho các doanh nghiệp trong ngành giao đồ ăn trực tuyến có thể kể đến như:6Hành vi người tiêu dùng thay đổi, xu hướng đặt đồ ăn trực tuyến ngày càng nở rộ.Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục được mở rộng, tốc độ đô thị hóa ởViệt Nam ngày càng nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần đang tạo ra những thay đổi trong xuhướng tiêu dùng trong sinh hoạt hằng ngày, nhiều người chấp nhận gọi đồ ăn trực tuyếnđể giảm bớt áp lực cũng như khó khăn về công việc cũng như tiết kiệm được nhiều thờigian hơn. Ngoài ra quá trình đô thị hóa cũng làm các thành phố lớn chứa một lượng dânnhập cư khá lớn, các thành phố lớn của Việt Nam có tỉ lệ sử dụng phương tiện giao thôngcá nhân khá lớn gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt làở các thành phố lớn, chất lượng không khí kém có hại cho sức khỏe. Nhiều người chọncách “tránh né” sự ô nhiễm bằng cách gọi đồ về ăn thay vì ra tận quán như trước. Điềunày đang tạo nên một tư duy mới, thói quen mới về ăn uống không nhất định phải vào bếphoặc phải đến tận quán ăn mà vẫn có thể được thưởng thức các món ăn thơm ngon. Tâmlý tiêu dùng của dân cư đô thị là nhanh và thuận tiện nên các ngành dịch vụ đều đồng loạtphát triển và nở rộ, đặc biệt thị trường giao đồ ăn trực tuyến đã và đang đáp ứng tốt tiêuchí đó qua việc tiết kiệm thời gian đi lại của khách hàng khi muốn ăn món mình thích màkhông phải đi xa. Xu hướng và tâm lý người tiêu dùng thay đổi đã và đang đem lại nhữngcơ hội mới cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kĩ những thayđổi này để có thể phát triển dịch vụ của mình bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện nay.Tâm lý e ngại với “Sars-CoV-2” của người tiêu dùngSau khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát mặc dù chính phủ đã tạm bỏ giãn cách xãhội, các cơ sở kinh doanh, hàng quán được trở lại hoạt động bình thường, vẫn có một sốbộ phận khách hàng e ngại sử dụng dịch vụ vì sợ thiếu sự an toàn trong công tác chế biếnthực phẩm và công tác giao hàng. Nắm bắt được sự lo lắng này của các khách hàng cáccông ty đã không ngừng cải tiến dịch vụ của mình sao cho khách hàng cảm thấy yên tâmnhất, các công ty đã có những yêu cầu đối với các đối tác của mình về việc phải đảm bảoan toàn trong quá trình sơ chế, chế biến đồ ăn cho khách; các công ty cũng yêu cầu độingũ nhân viên của mình phải đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh, khi giao hàng cũngcần có các biện pháp khử khuẩn và tránh tiếp xúc với khách hàng.Bên cạnh những người tiêu dùng e ngại thì có nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn sửdụng dịch vụ vì tâm lí lo ngại khi ra ngoài tiếp xúc với nhiều người khi phải đi ra ngoài ănhay mua đồ. Việc đặt đồ ăn trực tuyến kết hợp với thanh toán điện tử là lựa chọn hàng đầuđể người tiêu dùng vì họ thỏa mãn được nhu cầu không cần ra ngoài mà vẫn có thể7thưởng thức ẩm thực. Nhờ điều này mà nhiều người đã tiếp cận gần hơn với dịch vụ đặtđồ ăn trực tuyến. Thị trường giao đồ ăn cũng dần ấm lại và trở nên sôi động hơn.Có thể nói “Sars-CoV-2” vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp, chỉ cầndoanh nghiệp tận dụng tốt thời cơ sẽ có thể biến thách thức thành cơ hội, nâng cao nănglực cạnh tranh và khả năng phát triển trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Việt Namhiện nay.Sự tiện lợi kết hợp giữa ứng dụng đặt món trực tuyến và công cụ thanh toán điện tửChiếc điện thoại trở thành “vật bất li thân” của người Việt vì vậy khi tích hợp cả víđiện tử ngay trên phần mềm của điện thoại sẽ khiến người sử dụng cảm thấy thuận tiệnkhi mua sắm các dịch vụ, đồ ăn trực tuyến. Với tỷ lệ người dùng smartphone càng lớn thìcơ hội tiếp cận khách hàng của dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến càng tăng lên bởi hầu hếtcác app đặt đồ ăn trực tuyến hay ví điện tử đều phải sử dụng trên smartphone. Ngoài việcthu hút các đơn hàng từ khách thì việc thanh toán qua ví điện tử còn giúp thu hút lượngđối tác tài xế tham gia vì họ không phải ứng tiền trước để mua đồ ăn và hạn chế tối đaviệc “bom hàng”. Ngoài ra việc các app ví điện tử cũng có nhiều ưu đãi cho người dùng,thông qua thanh toán qua ví điện tử sẽ góp phần thúc đẩy người dùng đặt đồ ăn trực tuyếnhơn nữa.Thời kì 4.0 phát triển, việc thanh toán điện tử trở thành thói quen tiêu dùng củangười dân. Việc hợp tác với ví điện tử sẽ giúp người dân cảm thấy việc đặt đồ ăn và thanhtoán tích hợp trên điện thoại sẽ tiết kiệm thời gian và mang lại cảm giác thuận tiện, điềunày kích thích người dân sử dụng các dịch vụ trực tuyến và đặc biệt là dịch vụ giao đồ ăntrực tuyến.Sự tích cực trong chính sách cho vay đối với doanh nghiệpKể từ tháng 7/2020 hàng loạt các ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay, dotình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của mỗi cá nhân và cảdoanh nghiệp lớn nhỏ. Chịu tác động của dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp bị tổn thấtnặng nề, tuy nhiên thị trường giao đồ ăn trực tuyến lại có xu hướng phát triển, tuy nhiênkhông phải doanh nghiệp nào hay nhà đầu tư nào cũng có đủ năng lực tài chính để đầu tưvào thị trường này, nhất là khi đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, do đó việc các ngân hànggiảm lãi suất cho vay tạo cơ hội tiếp cận tốt hơn với các nguồn vốn đầu tư cho các nhàđầu tư vào thị trường này.Ngoài ra việc ngân hàng hạ lãi suất cho vay sẽ giúp doanhnghiệp tiếp cận tốt hơn với các gói cứu trợ, nhanh chóng phục hồi khi giảm vay lãi suất,giãn nợ.8Kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đi trướcSự sụp đổ của các doanh nghiệp như La La, Food Panda và Vietnammm là bài họcmà các doanh nghiệp đi sau cần học hỏi. Sự sụp đổ này cho thấy thị trường Việt không“dễ xơi” như các doanh nghiệp tưởng, muốn tham gia vào thị trường này không phảichuyện dễ dàng. Các doanh nghiệp trong ngành muốn tránh đi vào vết xe đổ của các côngty này cần nghiên cứu lí do sụp đổ của các công ty, từ đó rút ra các bài học cho mình, đểnhận biết được đâu là thách thức và đâu là thời cơ của doanh nghiệp.Now một “ông lớn” trong lĩnh vực này, Now là người đi “tiên phong” trong lĩnh vựcnày nhưng lại “đánh mất” vị trí dẫn đầu vào tay Grabfood. Now mở ra con đường tiến vàolĩnh vực giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, bước đầu đã thu được những thành công nhấtđịnh nhờ dịch vụ mới mẻ và tính độc quyền tuy nhiên bài toán giao vận của Now đã gặpnhiều khó khăn trong việc duy trì đội ngũ vận tải chỉ để giao món ăn cùng cách vận hànhcòn khá nặng nề về thủ công khiến các vấn đề rắc rối thường xuyên xảy ra khi hết món.Chính vì thế dù Now đã hoạt động lâu năm trong ngành này nhưng vẫn phải ngậm ngùinhường thị phần cho Grabfood. Từ khi gia nhập thị trường, Grab chỉ tốn một khoảng thờigian để theo kịp Now và nhờ có kinh nghiệm từ các thị trường khác mà Grabfood nhanhchóng vượt qua Now và nắm giữ đến 65% thị phần.Từ những bài học đến từ các công ty đã sụp đổ đến những công ty dẫn đầu trên thịtrường, giúp các doanh nghiệp có những bài học và lượng kinh nghiệm nhất định. Việcnghiên cứu chính sách, chiến thuật của các công ty này sẽ giúp các doannh nghiệp đi saucó thể tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng và tránh được những sai lầm mà cácdoanh nghiệp đi trước từng gặp phải.5. Tiềm năngXu hướng đô thị hóa vẫn tiếp tục,thúc đẩy thị trường giao đồ ăn phát triểnTrong tương lai sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của thị trường giao đồ ăn trực tuyến quaứng dụng khi mà các ứng dụng giao đồ ăn ngày càng hoàn thiện hơn, tích hợp với ví điệntử thanh toán tiện dụng hơn, người dùng cũng sẵn sàng với việc trả tiền mua đồ ăn onlinehơn. Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục được mở rộng sang cácthành phố vừa và nhỏ. Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa là 40,91% tương đương khoảng 42,02 triệungười sống ở khu vực thành thị vào năm 2025 và là 44,45% tương đương khoảng 42,02triệu người sống ở khu vực thành thị vào năm 2030. Lượng dân cư ở các thành thị tănglên đáng kể, việc đô thị hóa làm những người dân có xu hướng tiếp nhận lối sống, xu9hướng tiêu dùng của người thành thị, trong đó có cả xu hướng đặt đồ ăn trên ứng dụngtrực tuyến. Đây là yếu tố đang làm tăng lượng khách hàng tiềm năng của dịch vụ, thúcđẩy các hoạt động của các công ty kinh doanh trong mảng thị trường này. Biến thị trườngtrở nên năng động và phát triển hơn nữa, kích thích sự tăng trưởng của thị trường.So với những nước trong khu vực Châu Á như Ấn Độ hay Nhật Bản thì quy mô thịtrường giao đồ ăn Việt Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0.2% thị phần trong thị trường giaođồ ăn trên thế giới, chình vì quy mô bé nên lĩnh vực này được xem là thị trường “vàng”nhiều sức hút đối với các nhà đầu tư. Trong tương lai gần sẽ có những nhà đầu tư “thamchiến” vào thị trường này, các công ty mới xuất hiện sẽ làm thay đổi thị phần, tăng sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Các công ty mới xuất hiện hay đã có chỗđứng trong thị trường đều cần có những chính sách để nâng cao chất lượng phục vụ củamình để tìm kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên một thị trường đầy cạnh tranh.Nguồn đầu tư vào thị trường tăng lênHiện nay tại Việt Nam quy mô thi trường giao đồ ăn trực tuyến còn “nhỏ” nên lĩnhvực giao đồ ăn trực tuyến vẫn được coi là thị trường “vàng” để thu hút đầu tư từ trong vàngoài nước.Với sự phát triển mạnh mẽ giao đồ ăn trực tuyến như vậy không khó để chúng tanhận ra ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Các doanh nghiệptrong ngành đầu tư vào thị trường để có thể giữ vững thị phần vốn có, dành thị phần từ tayđối thủ cạnh tranh và hướng đến các thị phần mới, điều này làm lượng vốn đổ vào thịtrường của các doanh nghiệp ngày càng lớn, kích thích thị trường phát triển ngày càngmạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Bên cạnhcác doanh nghiệp trong ngành, trước sức hút của thị trường “vàng” các doanh nghiệpngoài ngành trong và ngoài nước đều đang nhòm ngó chờ thời cơ để rót vốn và tham giavào cuộc phân chia “miếng bánh” béo bở này.Việc xuất hiện những nguồn vốn mới sẽ làm cục diện thị trường biến đổi, sẽ tăng cơhội thống lĩnh thị trường của các doanh nghiệp ở phía sau. Điều này đã và đang kích thíchsự phát triển của thị tường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắtđược các nguồn đầu tư này sẽ có những bước phát triển mới và có thể đi xa, đi nhanh hơntrong cuộc đua này.Sự phát triển không ngừng của công nghệ hỗ trợ10Sự phát triển của lĩnh vực giao hàng trực tuyến luôn gắn chặt với sự phát triển củacông nghệ điện tử và công nghệ viễn thông. Với sự bùng nổ của cách mạng công nghệ4.0, các thiết bị điện tử và các ứng dụng phát triển trên nền tảng mạng ngày càng pháttriển. Mọi người sẽ ngày càng quen dần với các thiết bị số mọi người có thể đặt hàng muahàng ở các trang mạng mua sắm, hay tự đặt đồ ăn cho bữa ăn của mình. Công nghệ điệntử và công nghệ viễn thông ngày càng tiên tiến, các dịch vụ của các công ty sẽ ngày càngtốt hơn, tốc độ dịch vụ ngày càng nhanh hơn. Khi các yếu tố công nghệ hỗ trợ phát triểnmối liên kết giữa đối tác như tài xế, cửa hàng kinh doanh và công ty càng trở nên gắn bóhơn. Sự phát triển của các ví điện tử và các ngân hàng đối tác của các công ty sẽ càng đẩythúc đẩy sự phát triển dịch vụ của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này, các dịch vụngày càng trở nên đa dạng và tiện ích hơn.Công nghệ phát triển càng cao, càng mở ra nhiều tiềm năng phát triển mới cho cáccông ty trong ngành, nắm bắt xu hướng phát triển và tận dụng được sự phát triển của côngnghệ hỗ trợ có thể giúp các công ty tự tạo được lợi thế trong việc cạnh tranh trên thịtrường giao đồ ăn trực tuyến đang ngày càng trở nên khốc liệt.TỔNG KẾTVới thị trường người tiêu dùng tiềm năng, nhiều ứng dụng gọi xe giao nhận đồ ăn đãxuất hiện và tạo ra “cuộc đua” khá khốc liệt.Ta có thể thấy thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang phát triển rất mạnhmẽ đặc biệt trong tình hình kinh tế đang phát triển, tốc độ đô thị hóa đang được nâng caolàm cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng nâng cao hơn, đi đôi với nó là tỷ lệ ô nhiễmmôi trường ngày càng gia tăng làm người dân e ngại ra đường mua đồ ăn và thay vào đóhọ gọi đồ ăn trực tuyến bởi sự tiện lợi của nó. Các ứng dụng gọi đồ ăn trực tuyến cũngliên kết các cách thanh toán trực tuyến đặc biệt là ví điện tử như Momo, Moca,... làmkhách hàng dễ dàng hơn trong quá trình thanh toán, tránh tiếp xúc trực tiếp để tránh lâylan dịch bệnh trong tình hình hiện nay.Bên cạnh những cơ hội, tiềm năng mà mình có thể thấy được từ thị trường giao đồăn trực tuyến thì còn tồn tại rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tốc độ đôthị hóa gia tăng làm tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, liên tục điều này ảnh hưởng đếntốc độ giao đồ ăn của các tài xế và đồ ăn sẽ xảy ra tình trạng bị nguội lạnh khiến khách11hàng không hài lòng về dịch vụ. Hay nhiều khách hàng vẫn chưa sử dụng hình thức thanhtoán trực tuyến khiến nhiều tài xế bị “bom hàng”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tài xếvà từ đó dẫn đến tình trạng tài xế không muốn làm công việc này.Cuộc đua giành thị phần của các công ty hoạt động trong thị trường này còn rất dài,ai có thể vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội bám trụ và dành được chỗ đứng trên thịtrường vẫn là một câu hỏi chưa có đáp án.12

Video liên quan

Chủ đề