Tiên tri isaia là ai

 
 
 
 


IV. TIẾN ĐẾN THỜI GIAN VIÊN MÃN

Vua Salomon xin Thiên Chúa ban cho vua “một tấm lòng biết lắng nghe” (1V 3.9). Chúa đã ban cho vua, và còn ban thêm vinh hiển giàu sang và thế lực nữa. Người ta tưởng rằng lời giao ước Thiên Chúa sẽ trở nên bền vững trong một triều đại lâu dài, thánh thiện và cường thịnh, và Giêrusalem sẽ trở nên trung tâm thế giới. Nhưng câu chuyện không thế. Salomon đã làm nô lệ cho khoái lạc và cho tham vọng; nhà vua cho xây nhiều chùa chiền thờ những thần ngoại đạo và bỏ quên Thiên Chúa chân thật.

Sau khi Salomon băng hà chỉ còn hai bộ tộc trung thành với con vua là thái tử Roboam; mười bộ tộc kia ly khai với Roboam. Thiên Chúa không bỏ rơi những dân tộc ly khai ấy, Ngài sai các tiên tri đến để hối thúc họ lựa chọn hoặc là Thiên Chúa hoặc là thần Baal.

Quãng năm 800 trước kỷ nguyên, người ta thấy Elia người miền Tesbita đến. “Lúc ấy Elia đột nhiên xuất hiện, ông là tiên tri lửa; lời ông cháy sáng như đuốc” (Si 48.1). Oâng dám quả quyết rằng: “Những năm tới đây không có sương và cũng không có mưa, nếu không có lệnh của tôi” (1V 17.1). Hạn hán và nạn đói kéo dài trong ba năm sáu tháng, rồi tiên tri Elia lên núi Carmelo. Oâng đọc kinh, trán phủ phục sát đất. Oâng bảo đầy tớ: “Hãy lên núi và nhìn về hướng biển!” Lúc đầu người đầy tớ không trông thấy gì, nhưng sau bảy lần lên núi anh ta nói: “Này đây có một đám mây to bằng bàn tay đang kéo lên từ phía biển!” (1V 18.43). Elia nhận ra trong đám mây nhỏ ấy dấu chỉ Thiên Chúa can thiệp để nâng đỡ dân Ngài. Bầu trời không mấy chốc mây đen phủ kín, và cơn mưa tầm tã ập xuống. Các Gíao phụ nhậ ra trong đám mây nhỏ trên núi Carmelo hình ảnh Mẹ Maria. Xét về phương diện nhân loại, Mẹ rất yếu đuối, nhưng Mẹ lại là điềm báo nhưng ơn trạch lớn lao.

Quãng năm 740 (trước Chúa Kitô), tiên tri Oâsea được sai đến với các bộ lạc ly khai. Tiên tri là người thứ nhất nhấn mạnh đến đặc tính hôn nhân trong giao ước Thiên Chúa đã ký kết với dân Ngài. Tiên tri sống trong một thời đại bất công và tham nhũng. Tiên tri kể lại những khốn khổ đời hôn nhân của ông như là một thí dụ sống động. Thiên Chúa yêu thương dân Ngài cả khi họ bất trung bất tín; để đem dân trở lại với mình, nhiều lần Thiên Chúa đã đi những bước đầu. Lời Osea nói đặt vào miệng Thiên Chúa đã vượt xa hoàn cảnh trong ấy lời tiên tri đã được nói lên: “Ta sẽ đặt ngươi làm bạn trăm năm của ta cho đến muôn đời, làm bạn trăm năm trong công trình và luật pháp, trong ân sủng và yêu thương” (Os 2.16). Đây lại là một giao ước mới, Thiên Chúa sẽ đến thành hôn với bản tính nhân loại chúng ta trong cung lòng Mẹ Đồng Trinh Maria.

Luận đề giao ước hôn nhân ấy là ý tưởng của cuốn sách tuyệt vời và huyền diệu là cuốn Diệu Ca. Ví dụ: “Kìa bà nào đang tiến lên như rạng đông, đẹp như mặt trăng, rực rỡ như mặt trời, oai hùng như đạo binh xếp hàng vào trận?” (Dc 6.10).

Thánh vịnh 44 là một bài thơ chúc hôn tuyệt hay chỉ có thể áp dụng một cách đầy đủ vào Chúa Giêsu Kitô và vào Mẹ Vô Nhiễm của Chúa: “Ngài xin đẹp vô song giữa đám người phàm… Hỡi Thiên Chúa, ngai của Ngài, ngai thiên niên vạn đại… Đứng bên hữu Thiên Chúa, hoàng hậu trang điểm vàng ròng,… vô cùng lộng lẫy” (Tv 44.3,7,10).

Vị tiên tri tuyệt hảo trong thời trông đợi Đấng Thiên Sai là Isaia. Tiên tri thi hành sứ mạng vào quãng năm 720 trước kỷ nguyên; lời ông nói là một bài ca chứa chan hy vọng. Không chán nản, Isaia nhắc lai cho người quyền quý và kẻ hèn mọn biết Thiên Chúa thánh thiện; tiên tri nhấn mạnh đến uy lực Thiên Chúa có thể cứu dân Ngài ra khỏi những hiểm nguy tồi tệ nhất nếu người ta thật lòng cầu khẩn Thiên Chúa. Oâng loan báo Thiên Chúa sẽ can thiệp vào mặc dầu ác ý của con người: Thiên Chúa sẽ đến ở giữa chúng ta, Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Môi trường hoạt động của Isaia là thành đô Giêrusalem. Thánh đô ấy đã bị vua xứ Israel liên kết với vua xứ Aram tấn công. Thiên Chúa sai tiên tri Isaia đến với Achaz là vua nước Giuđa để báo cho ông biết ông không có gì phải sợ nếu ông tín thác vào Thiên Chúa các Tổ phụ. Vua Achaz từ chối, vua tin cậy những giao ước và những thần của riêng ông. Mặc dầu vua Achaz tỏ ra hiển nhiên ác ý, nhưng Thiên Chúa lại sai tiên tri Isaia đến báo cho nhà vua lần nưã rằng: “ Vua hãy xin với Giavê, Thiên Chúa của vua, một dấu chỉ, dấu nơi vực sâu âm phủ, hay là nơi cao vời trên trời” (Is 7.10).

Vua Achaz từ chối dứt khoát: “Tôi sẽ không xin một dấu nào”. Isaia liền nói với tất cả hoàng tộc Đavít như sau: “Hỡi nhà Đavít hãy nghe đây! Các ngươi tỏ ra quá quắt với người ta còn cho là chưa đủ hay sao, mà các ngươi còn muốn làm phiền lòng cả Thiên Chúa nữa? Vì thế chính Thiên Chúa sẽ cho các ngươi một dấu này: Một Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con, và bà sẽ gọi tên con là Emmanuel” (Is 7.12-14).

Từ ngữ “vì thế” cho ta một ý niệm về tình yêu vô cùng của Thiên Chúa trước ác ý của con người. Con người từ chối những tặng ân của Thiên Chúa ư? Ngài lại ban dư thừa tặng ân khác. Lời hứa ban Đấng Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi, không phải là một ân thưởng, cũng không phải là tiếng trả lời cho lời kêu gọi, đây là một tặng ân nhưng không. Đứa trẻ sinh ra sẽ giống với tên gọi đã được báo trước, sẽ đích thực là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi. Đứa trẻ ấy là Chúa Giêsu Kitô, người đàn bà sẽ sinh ra đứa trẻ ấy là Mẹ Đồng Trinh Maria.

Nếu hiểu rằng lời tiên tri cao cả của Isaia chỉ loan báo một đứa trẻ tầm thường sinh ra mà người mẹ đặt tên cho là Emmanuel, tức là coi một lời tiên tri rất quan trọng chỉ là một lời tầm thường vô nghĩa. Hiểu như thế là không hiểu gì hoàn cảnh bi đát của Giêrusalem bấy giờ, và quên mất hành động của Chúa Thánh Linh. Cũng nên lưu ý đến điều này là tiên tri chỉ nhắc đến một trinh nữ và một đấng Emmanuel, chứ không hề nhắc đến một nhân vật khác có thể là cha của đấng Emmanuel. Trong đoạn Thánh Kinh này cũng như trong tất cả các đoạn khác có liên hệ đến Đấng Thiên Sai sẽ đến, Kinh Thánh không hề đề cập đến một vị vua mà triều đaị không bị giới hạn trong không gian hoặc trong thời gian. Người phụ nữ sẽ sinh ra Đấng Thiên Sai không hề được giới thiệu như bạn trăm năm của một người đàn ông nào đấy, vì vị vua được nhắc đến sinh ra sau mẹ mình.

Tiên tri Michêa, đồng thời với tiên tri Isaia loan báo Giêrusalem sẽ bị tàn phá và Chúa Kitô sẽ sinh ra bởi Mẹ Ngài:

“Phần ngươi, hỡi Bethlem Ephrata nhỏ bé nhất trong các bộ tộc Giuđa. Chính tự nơi ngươi sẽ xuất hiện cho Ta vị sẽ làm vua nước Israel. Nguồn gốc của Ngài lên trước xa, lên đến những ngày thủa xưa. Cho nên Thiên Chúa sẽ bỏ rơi dân Ngài cho đến ngày người nữ phải sinh sẽ sinh con” (Mi 5.1).

Tháng năm qua đi, dân Dothái hồi cư, đền thờ lại được tái thiết (năm 515 trước Chúa Giêsu).

Người ta lại khao khát Đấng Thiên Sai đến. Sau cuộc lưu đầy, Thiên Chúa sai các tiên tri đến để duy trì niềm hy vọng và phấn khởi lòng can đảm. Tiên tri Zacharia viết: “Hãy nhiệt liệt nhảy mừng, hỡi thiếu nữ Sion! Hãy reo hò lên, hỡi thiếu nữ Giêrusalem! Này vua ngươi ngự đến với ngươi, Ngài chính trực và chiến thắng, khiêm nhường và cỡi trên một con lừa” (Za 9.9).

Tiên tri Malachia xác định thêm: “ Này Ta sai sứ gỉa Ta vén đường vạch lối trước thánh nhan Ta. Thình lình sẽ đến trong đền thờ của Ngài vì Chúa Tể mà các người tìm kiếm vị sứ giả giao ước mà các ngươi ao ước. Ai chịu đựng nổi ngày Ngài đến? Ai đứng vững được khi Ngài xuất hiện?” (Ml 3.1-3).

Vị sứ giả sửa chữa lại đường lối, như chúng ta biết, là thánh Gioan Tẩy Giả. Vị Chúa Tể sẽ đến, vị sứ gỉa ao ước, là Chúa Kitô. Tiên tri Malachia đặt ra một câu hỏi mà không tìm được câu trả lời: “Ai chịu đựng nổi ngày Ngài đến? Ai đứng vững được khi Ngài xuất hiện?”. Câu trả lời này quá rõ ràng đối với chúng ta ngày nay. Đấy là một phụ nữ ở giữa chúng ta, Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ đã đứng đối diện với Thiên Chúa hằng sống, đối diện với “Đấng đến như ngọn lửa của người thợ đúc” (Ml 3.3), Mẹ Maria, trong đức khiêm nhường của Mẹ, đã không sợ đối thoại với Đấng “tinh luyện bạc” và tiếp nhận Đấng ấy trong cung lòng Mẹ.

Tiên tri Malachia nói: “Thình lình sẽ đến trong đền thờ của Ngài”, như thể việc Đấng Thiên Sai đến sắp xảy ra. Nhiều thế kỷ đã qua đi trước khi lời tiên tri được thực hiện. Cách xử trí của Thiên Chúa không phải là cách đối xử của chúng ta. Trong các lời tiên tri, điều quan hệ là khuynh hướng luôn luôn nhìn về một chung cuộc, nhìn về một viên mãn. Tất cả đều hướng về một giao ước mới mẻ và vĩnh cửu. Cả bộ Cựu Ước đều chứa đầy những lời hứa hẹn hình như không bao giờ được thực hiện một cách đầy đủ. Nếu không có Tân Ước thì Cựu Ước chỉ còn là những lời nói khó hiểu. Tân Ước cũng thế, phải nhờ Cựu Ước mới có ý nghĩa, và mới có tất cả sự phong phú.

Không một ai có thể tóm lược một cách đầy đủ như thánh Phaolo đã nối kết Cựu Ước với Tân Ước để chỉ có một bộ Thánh Kinh. Thánh nhân viết cho giáo hữu Galata như sau: “ Khi thời gian viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con Ngài, sinh bời người nữ, sinh dướt chế độ lề Luật, để cứu chuộc những kẻ ở dưới quyền Luật, ngõ hầu chúng ta được chịu lấy quyền nghiã tử. Mà vì anh em là con cái thực sự nên Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con Ngài ngự vào lòng anh em, và Thần Khí ấy kêu lên: Abba, Lạy Cha! Cho nên anh em không còn là nô lệ nữa, nhưng là con, mà nếu đã là con thì cũng là kẻ thừa tự thể theo thánh ý Thiên Chúa” (Ga 4.4).

Tất cả lời giao ước cổ xưa đều hướng đến sự viên mãn. Thiên Chúa bao giờ cũng chủ động. Chính Thiên Chúa sai Con Một mình đến trong thế gian để ký một giao ước thân mật hơn và bền vững hơn. Ngài muốn Con mình sinh ra bởi một người nữ như một con trẻ nhân loại, ngõ hầu Con mình trở nên một trong số những trẻ em, và có thể làm cho loài người thừa hưởng sự sung mãn của Con mình. Thánh Gioan quả quyết: “Phải, tất cả chúng ta đã nhận được từ sự sung mãn của Ngài hết ơn này đến ơn khác” (Jn 1.16). Tân Ước không huỷ bỏ Cựu Ước, nhưng đã kiện toàn Cựu Ước cách hoàn hảo.

Sự viên mãn đem đến bởi việc Nhập Thể là một sự trưởng thành, chứ không phải là một cái gì qua đi. Đây là một đời sống hoàn toàn mới chảy ra từ lòng Thiên Chúa trên thế giới chúng ta, chính là đời sống Thiên Chúa. Những lời đã hứa cùng Đavít đã được hoàn thành một cách đầy đủ. Đối với Thiên Chúa thì không có sự gì chấm dứt, mọi cái đều bắt đầu.

Video liên quan

Chủ đề