Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị

Vui lòng nhập tên!

Họ và tên (*)

Email không hợp lệ!

Email (*)

Điện thoại không hợp lệ!

Số điện thoại (*)

Hội thảo khoa học quốc gia về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Đây là một trong những chương trình công tác nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đề án tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khoá X, trình Hộỉ nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, góp phần chuẩn bị một bước cho việc xây dựng các Văn kiện trình Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Đồng chủ trì hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Quang Dương; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Bài học kinh nghiệm quý báu từ các địa phương

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đến phương thức, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, đến năng lực lãnh đạo, cầm quyền, đến vai trò, vị thế và uy tín của Đảng. Trong những nhiệm kỳ gần đây, cùng với việc đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị một cách đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà, vai trò và hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với các cấu trúc, tổ chức trong hệ thống chính trị đã không ngừng được nâng cao, nhất là đối với Nhà nước; đồng thời, phát huy mạnh mẽ dân chủ, từng bước nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân.

Theo Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định 5 phương thức lãnh đạo của Đảng; tuy nhiên, việc triển khai, vận dụng các phương thức này ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức Đảng khác nhau, tuỳ thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đòi hỏi phải có sự linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tế. “Qua 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X, chúng ta đã được cung cấp nhiều thực tiễn sinh động, phong phú, những cách làm hay, những mô hình sáng tạo để tổng kết, rút kinh nghiệm, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn” Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhìn nhận.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam Phan Việt Cường cho biết, bài học kinh nghiệm của tỉnh qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị phải được tiến hành thường xuyên, xuất phát từ thực tiễn với quyết tâm chính trị cao; không ngừng tìm tòi, sáng tạo, vừa làm, vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.

“Tỉnh Quảng Nam luôn xác định, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải gắn với đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh. Trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, phải gắn với thực hiện Đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết... của Trung ương, pháp luật của Nhà nước”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam chia sẻ.

Đối với tỉnh Quảng Trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Quang Tùng cho rằng, một trong những bài học lớn được rút ra là phải làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, quần chúng nhân dân để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả. “Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ ở các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng và phải thận trọng, chặt chẽ, vừa kế thừa những thành quả và kinh nghiệm đã đạt được, vừa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị phát biểu.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng phát biểu tại hội thảo

Theo ông Lê Quang Tùng, để làm tốt công tác đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, tỉnh Quang Nam luôn xác định phải kịp thời nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, ban hành đầy đủ và đồng bộ các quy chế, quy định mối quan hệ về sự lãnh đạo và sự phối hợp công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; đồng thời, tiếp tục quan tâm kiện toàn, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực hiệu quả; xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên. “Nghị quyết số 15-NQ/TW đã tạo được sự chuyển biến lớn, làm thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, giúp cho hệ thống chính trị các cấp ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng khẳng định.

Chia sẻ về kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng cho biết, trước hết phải thường xuyên coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và phải bám sát vào cương lĩnh, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy, hệ thống chính trị các cấp phải nhận thức đầy đủ, toàn diện về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị có vai trò quyết định thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

“Tỉnh luôn kịp thời tổ chức học tập, quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy chế làm việc, quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, HĐND, UBND và các cơ quan tư pháp, cũng như thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức. Bên cạnh đó, quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp”, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá cho hay.

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Quảng cho biết, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, ngay sau khi có Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đánh giá, tổng kết nghiêm túc, toàn diện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại hội thảo

Qua tổng kết, Đảng bộ thành phố đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng, trước hết là phải nắm chắc và thực hiện đầy đủ các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; kết hợp toàn diện công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lãnh đạo, chỉ đạo phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm; mọi đường lối, chủ trương, chính sách đều hướng đến người dân, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng. Chú trọng phát huy vai trò nêu gương của đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những thiếu sót, vi phạm ngay từ đầu.

“Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo, gắn với đổi mới lề lối, phong cách làm việc; giữ vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng gìn giữ sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, đây là yếu tố then chốt, quyết định đến những kết quả đạt được của thành phố trong thời gian qua” Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng chia sẻ.

Phương thức phải toàn diện, xuyên suốt, đồng bộ, vận hành thống nhất

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai khẳng định, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là một nội dung rất quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra, là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng việc tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo đảm đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế; phù hợp với tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo và trong điều kiện bản thân Đảng và hệ thống chính trị đang tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, khắc phục tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ.

“Phương thức lãnh đạo của Đảng là một vấn đề đặt biệt quan trọng, là một yêu cầu đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; trong đó, yêu cầu đặt ra là phương thức phải toàn diện, xuyên suốt, đồng bộ, vận hành thống nhất, đạt được hiệu quả, để đưa đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng vào cuộc sống”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chỉ rõ.

Theo đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trước hết phải đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các văn bản của Đảng để tạo thuận lợi cho quá trình triển khai đưa vào cuộc sống nhanh hơn, kịp thời hơn, hiệu quả hơn, thực chất hơn. Nghị quyết được xây dựng phải dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn; tập trung vào những vấn đề thật trọng tâm, những vấn đề lớn, mới, khó, thật sự quan trọng. Cùng với đó, phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện thông qua việc đa dạng hoá cách thức phổ biến, học tập nghị quyết phù hợp với từng vấn đề và điều kiện, hoàn cảnh của từng đối tượng; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Các chương trình, kế hoạch hành động phải quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan và cá nhân đảng viên trong việc tổ chức thực hiện.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo hội thảo

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lưu ý, cần nhận thức rõ, Đảng ta là đảng cầm quyền, do vậy, trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thông qua hệ thống tổ chức đảng, cấp uỷ đảng và các đảng viên trong cơ quan nhà nước là yêu cầu rất cơ bản và hệ trọng. Cần làm rõ những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng hợp lý tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước; tiếp tục hoàn thiện các quy định, quy chế xác định rõ trách nhiệm, cách thức hoạt động của các đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp ủy các cấp từ Trung ương đến địa phương, các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, đơn vị mang tính đặc thù để phát huy thật sự vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, cấp uỷ đảng.

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cần chú trọng đến trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và người đứng đầu. Đổi mới cách bố trí người đứng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; phân cấp, phân quyền hợp lý gắn với kiểm soát quyền lực, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Đồng thời, phải xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh, có năng lực thật sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn; khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung bằng những quy định cụ thể, rõ ràng và dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc nhằm tạo môi trường đổi mới sáng tạo, khuyến khích cán bộ, đảng viên dám nghĩ, dám làm, dám kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ người tốt, việc đúng. “Phải có đội ngũ cán bộ tốt thì mới có đổi mới phương thức tốt. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ là yêu cầu rất quan trọng, là “xương sống” trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc tiếp tục đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho rằng, cần quan tâm đến công tác hoàn thiện cơ chế thực hiện phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong nội bộ mỗi tổ chức thành viên và giữa các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị; đặc biệt, đổi mới lề lối, phong cách làm việc, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng và toàn hệ thống chính trị.

“Đường lối, quan điểm của Đảng phải được truyền tải thông qua một phương thức hoạt động có hiệu quả. Phương thức có hiệu quả thì mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nâng cao cuộc sống nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong suốt quá trình phát triển”, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nhấn mạnh.

NGÔ HUYỀN

Video liên quan

Chủ đề