Tính chất của cuộc khởi nghĩa Xipay là gì

Tóm tắt mục 2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 10 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Hãy nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 9, 10 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa: do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội, dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Duyên cớ: binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.

* Diễn biến:

- Ngày 10-5-1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.

* Ý nghĩa:

- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh, giải phóng dân tộc.

- Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay ( 1857 – 1859) mang tính dân tộc?

A. Lôi kéo được đông đảo quần chúng tham gia, kể cả binh lính.

B. Cuộc khởi nghĩa hưởng ứng được lời kêu gọi của những người yêu nước.

C. Cuộc khởi nghĩa có tác dụng to lớn trong việc đánh đổ ách cai quản của Anh.

D. Cuộc khởi nghĩa bước đầu lật đổ được phong kiến.

Tính chất của cuộc khởi nghĩa Xi-pay là gì?

Cuộc binh biến của binh lính Xi-pay. Cuộc khởi nghĩa nông dân. Cuộc khởi nghĩa dân tộc. Cuộc khởi nghĩa của giai cấp phong kiến.

Khởi nghĩa Xipay chính là một cuộc chiến đấu anh hùng giữa binh lính cùng những người dân Ấn Độ với thực dân Anh. Mặc dù cuộc khởi nghĩa thất bại đẫm máu nhưng nó đã giáng một đòn chí mạng vào sự cai trị tàn bạo của thực dân Anh, buộc chúng phải có sự thay đổi chính sách cai trị ở Ấn Độ. Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa, mục tiêu và tính chất cũng như hạn chế của cuộc khởi nghĩa Xipay để có thể khẳng định được giá trị lớn lao đó.

Tại sao gọi là cuộc khởi nghĩa Xipay?

Tên gọi của cuộc khởi nghĩa Xipay được bắt nguồn từ tên của những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh. Đó chính là những hạt nhân đầu tiên châm ngòi cho cuộc đấu tranh oanh liệt này. Họ tham gia chiến đấu cho đội quân Anh tuy nhiên lại bị đối xử ngược đãi, bất công nên buộc phải vùng lên chiến đấu. 

Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Xipay

Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Xipay chính là đập tan ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của đội quân Anh. Sâu xa hơn nữa là chiến đấu để đánh đuổi thực dân Anh, trả lại tự do cho nhân dân Ấn Độ.

Tính chất của cuộc khởi nghĩa Xipay

Cuộc khởi nghĩa Xipay là một cao trào đấu tranh mang đậm tính dân tộc, dân chủ do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, đồng thời cũng là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản mang đậm ý thức dân tộc.

Cuộc KN Xipay diễn ra vào thời gian nào? 

Cuộc khởi nghĩa Xipay diễn ra bắt đầu từ tháng 5 năm 1857 và kéo dài hai năm thì kết thúc đẫm máu vào năm 1859.

Bức ảnh tái hiện lại cuộc chiến đấu giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh

Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc KN Xipay

  • Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xipay chính là các binh lính Xipay. Những người này tham gia chiến đấu cho quyền lợi của đội quân của thực dân Anh nhưng bị đối xử vô cùng tệ bạc và bất công.
  • Khi phong trào lan rộng thì lực lượng của khởi nghĩa có thêm nhiều thành phần từ giai cấp tư sản đến nông dân, công nhân…

Nguyên nhân dẫn đến cuộc KN Xipay là gì?

  • Nguyên nhân sâu xa: Bởi những chính sách thống trị khắc nghiệt của thực dân Anh, đặc biệt là chính sách “chia để trị” nhằm tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo cũng như đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
  • Nguyên nhân trực tiếp: Các binh lính Xi-pay cảm thấy bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh ra sức bắt giam nhiều người lính có tư tưởng chống đối.

Nhận xét: Có thể thấy, cuộc khởi nghĩa Xipay là quy luật tất yếu buộc phải xảy ra ở một đất nước thuộc địa chịu nhiều áp bức, bóc lột và bất công như Ấn Độ.

Cụ thể về nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Xipay: 

  • Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược Ấn Độ sau hơn hai thế kỷ, thực dân Anh đã biến xứ sở này thành thuộc địa của chúng để vơ vét, bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, ở Ấn Độ xảy ra tình trạng bần cùng hóa, nạn chết đói xảy ra thường xuyên, cơ sở ruộng đất công làng xã nông thôn bị phá vỡ, nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Đó là nguyên nhân sâu xa tạo nên những mối mâu thuẫn chồng chéo, phức tạp trong lòng xã hội Ấn Độ, đồng thời đã làm bùng lên những phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
  • Nền kinh tế Ấn Độ giữa thế kỷ XIX suy thoái nghiêm trọng:
    • Nông nghiệp: diện tích trồng cây lương thực bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho trồng cây sản xuất công nghiệp. Người nông dân cũng bị cuốn vào quỹ đạo sản xuất công nghiệp cho tư bản Anh. Một điều mâu thuẫn là lượng ngũ cốc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi người dân chết đói ngày càng nhiều. Nạn sưu thuế ngày càng tăng thêm. Chính vì thế, đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng khó khăn, suy sụp nghiêm trọng. Sự phân cấp xã hội ngày càng rõ rệt và thể hiện sự bất công rất lớn đối với người nông dân Ấn Độ, tạo nên mối mâu thuẫn sâu sắc giữa các giai cấp, giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh.
    • Trong thủ công nghiệp: Dưới ách cai trị của Anh thì hàng loạt các cơ sở thủ công nghiệp bị phá sản, trong khi chưa có các cơ sở công nghiệp hiện đại thay thế. Đến năm 1854, mới khánh thành một nhà máy gai ở Cancutta, Hai năm sau, một nhà máy dệt ở Bombay cũng mới được xây dựng. Điều đó khiến nhân dân Ấn Độ lâm vào tình cảnh phụ thuộc rất lớn vào sự cung ứng của thực dân Anh. Giá cả vì thế mà tăng cao, đời sống nhân dân vì thế mà tiêu điều hơn. 
    • Vấn đề dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp: Thực trạng phát triển không đồng đều giữa các cộng đồng dân cư Ấn Độ cũng tạo nên những mối xung đột chính trong nội bộ dân tộc Ấn làm cho tình hình Ấn Độ vốn đã bất ổn càng trở nên phức tạp hơn. Đây cũng chính là điểm yếu để thực dân Anh khai thác triệt để để thi hành những âm mưu, thủ đoạn của mình; dùng người Ấn Độ trị người Ấn Độ, gây chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Ấn Độ.

Nhận xét: Chính bối cảnh trên đã tạo nên sự mâu thuẫn sâu sắc giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. Điều đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. Đặc biệt là cao trào đấu tranh năm 1857-1859 mà đỉnh cao là khởi nghĩa của binh lính Xipay.

Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xipay

Khởi nghĩa Xipay diễn ra trong một thời gian khá dài, từ năm 1857 đến 1859 thì kết thúc. Về cơ bản có thể chia trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xipay thành ba giai đoạn như sau:

  • Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và phát triển rộng khắp từ tháng 5/1857, cuộc khởi nghĩa bắt đầu bùng nổ và phát triển rộng khắp. Tuy nhiên, trước đó đã có một vài đơn vị Xipay đứng lên chống lại quân Anh. Cụ thể:
  • Ngày 22/01/1857, những trại lính đóng gần Cancutta bị đốt cháy.
  • Ngày 25/02, trung đoàn bản xứ số 19 tại Bec-hampua chống lại việc phân phát các loại đạn dược. Quân đội Anh ra sức đàn áp đến ngày 31/3 thì trung đoàn này bị giải tán.
  • Cuối tháng ba, một chiến hữu của binh lính trung đoàn Xipay số 34 đóng ở Ba-rắc-pua đã tiến lên trước hàng quân đang đứng trên bãi tập, kêu gọi các binh lính Xipay đứng lên khởi nghĩa, sau đó giết chết viên sĩ quan phụ tá và tên trung đoàn trưởng khiến cho cả trung đoàn trở nên hỗn loạn. Tuy nhiên, sau đó tình hình được khống chế và trung đoàn này cũng bị giải thể.
  • Tháng 4 những vụ đốt trại trong các đơn vị đồn trú của quân đội Bengan ở Alahabat, Agra, Ambala. 
  • Đầu tháng 5, rục rịch khởi nghĩa ở Lắc-nao, vương quốc Au-đơ những cuộc khởi nghĩa này được ngăn chặn một cách quyết liệt của người Anh. Ngày 9/5, nghĩa binh trung đoàn 3 kỵ binh Mirut bị tống giam theo những hạn tù khác nhau mà họ bị tuyên án. Mặc dù bị tổn thất đáng kể nhưng các nghĩa binh vẫn anh dũng chiến đấu, trốn ra ngoài thành phố và lôi kéo thêm đông đảo quần chúng tham gia. Nghĩa binh đi đến đâu cũng bắt và giết những sỹ quan người Anh, giết chết tất cả những người Anh rơi vào tay họ và tôn người kế vị cuối cùng của đế chế Đại Môgôn là Bahadua Sa II đã 80 tuổi lên làm Đại vương tối cao của Ấn Độ.
  • Trên danh nghĩa, quyền chỉ huy tối cao các đạo quân khởi nghĩa do Bahadua Sa II nhưng quyền hành thực tế thuộc về Ủy ban nghĩa quân Jabsa gồm 10 người. Trong lời kêu gọi ở Đêli, nghĩa quân đã khẳng định rằng: “Hỡi những người con của đất nước Ấn Độ! Chúng ta quyết tâm, chúng ta có thể đánh bại ngay được kẻ thù và không còn lo gì về mối nguy hại cho đất nước và tôn giáo chúng ta, những thứ này còn quý hơn cuộc sống chúng ta”. Phong trào khởi nghĩa đã diễn ra một cách rầm rộ và rộng khắp, trở thành cao trào đấu tranh của cả dân tộc Ấn.
  • Ngày 4-6-1857, hai trung đoàn Xipay ở Con-pua đánh chiếm kho vũ khí và nhà tù giải thoát nhiều người lính bị giam. Các đồn binh của quân Anh ở Can-pua bị bao vây và đến cuối tháng 6-1857, quân Anh ở đây phải đầu hàng. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Nan Xahip tự xưng là quốc vương cai quản một vùng đất đai rộng lớn và nhận làm chư hầu của hoàng đế Đêli. 
  • Tại Au đơ đã trở thành căn cứ quan trọng của nghĩa quân với sự hởi đầu là phong trào nông dân ở ngoại ô Lắc nao. Các binh đoàn Xipay đã được cử đến đàn áp đã gia nhập hàng ngũ nghĩa quân. Phong trào phát triển nhanh chóng khiến cho trong vòng 10 ngày,  bộ máy thống trị của Anh ở Auđơ đã biến đi như một giấc mơ.
  • Đêli được coi là trung tâm xuyên suốt trong cuộc khởi nghĩa. Chính vì thế thực dân Anh cũng tập trung một lực lượng lớn tấn công tiêu diệt thành đỏ Đêli.
  • Tại Đêli đến tháng 9/1857, số lượng quân Anh là 7.521 quân, ngoài ra còn có thêm 3.000 quân Casomia do vương công Ranbia Xích giao cho người Anh sử dụng. 
  • Về phía quân khởi nghĩa, lực lượng nghĩa quân giảm xuống khoảng 17.000 quân, trong số đó có 5.000 kỵ binh. Số lượng có kém hơn đôi chút của người Anh được bù lại quá mức bằng tác động tinh thần của những cuộc pháo kích hữu hiệu vào thành phố. Và với những ưu thế của cuộc tấn công khiến người Anh có thể chọn các vị trí để tấn công bằng những lực lượng chủ yếu, trong khi đó nghĩa quân phải rải lực lượng không đủ của mình ra để bảo vệ các cứ điểm của vùng bao quanh đang bị uy hiếp.
  • Số lượng nghĩa quân bị giảm sút còn do cả những đoàn người rời khỏi thành và cũng vì những bất hoà nội bộ mà bỏ đi. 
  • Ngày 8/6/1857, từ hai căn cứ ở Pen-giáp và Cancutta, quân Anh tấn công nhằm chiếm lại Đêli. Trước tình hình đó, nghĩa quân đã chống cự mạnh mẽ, bẻ gẫy các cuộc tấn công của quân Anh.
  • Tháng 7/1857, quân Anh lại điều thêm viện binh từ các nơi về Đêli và tiếp tục tấn công. Để đối phó với tình hình, đại biểu các đơn vị Xipay khởi nghĩa ở Đêli và nhiều nơi khác quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa để tập trung mọi lực lượng bảo vệ thủ đô. 
  • Uỷ ban khởi nghĩa đã thực hiện một số chính sách và biện pháp tiến bộ nhằm đáp ứng yêu cầu và quyền lợi nhân dân như bãi bỏ thuế muối và thuế đường, nghiêm trị việc đầu cơ và tích trữ lương thực, cấp ruộng đất và miễn thuế cho các gia đình liệt sỹ, bắt nhà buôn và những nhà giàu có phải đóng góp nhiều cho nghĩa quân, vũ trang cho nhân dân thành thị. Những biện pháp này làm cho nhân dân vô cùng vấn khởi, tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến đấu. Tuy nhiên, cũng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bọn phong kiến, thương nhân và bọn cho vay nặng lãi.
  • Đến đây, cuộc chiến đấu bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt; bên ngoài thì quân Anh tấn công mạnh mẽ bên trong thì bọn phản bội phá hoại, trong khi đó ủy ban khởi nghĩa lại thiếu kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân. 
  • Các cuộc đấu tranh của nghĩa quân bị đàn áp khiến cho các phần tử tham gia cuộc khởi nghĩa ngày càng dao động, muốn sớm chấm dứt cuộc chiến đấu, do đó chúng thỏa hiệp hoặc đầu hàng thực dân Anh. 
  • Tổ chức của nghĩa quân không chặt chẽ nên do thám của Anh ra vào Đêli dễ dàng, chúng liên lạc với bọn phong kiến phản động đang nằm trong tay các cơ quan nhà nước để thu nhặt những tin tức quan trọng. 
  • Hoàng đế Bahadua cũng muốn điều đình với Anh và có tin nhà vua đang muốn chạy sang hàng ngũ địch. Bọn thương nhân lợi dụng tình hình khan hiếm lương thực để nâng giá hàng. Ngân khố Nhà nước trống rỗng, bọn chủ nhà băng, bọn cho vay nặng lãi không chịu cho chính phủ vay tiền vì họ tin rằng chính phủ sẽ sụp đổ và quân Anh sẽ trở lại thống trị. 
  • Quân lính Xipay, lực lượng nòng cốt bảo vệ Đêli không được cung cấp đầy đủ các thứ thiết yếu và cũng không có niềm tin vào chính phủ. 
  • Cuộc khởi nghĩa duy trì được khoảng 2 năm thì bị thực dân Anh dốc toàn sức đàn áp rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào miệng nòng đại bác rồi bắn cho tan xác. 

Tìm hiểu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay?

  • Mặc dù thất bại, cuộc khởi nghĩa Xipay có ý nghĩa lịch sử to lớn, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất và kiên trung của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân để giải phóng dân tộc. 
  • Ngoài ra nó còn có ý nghĩa thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập trên toàn thế giới. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần thức tỉnh các dân tộc khác ở châu Á tiến hành đấu tranh cách mạng để chống chủ nghĩa thực dân.

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Xipay 

  • Nguyên nhân đầu tiên chính là bởi lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc, phong kiến, vừa thiếu khả năng, lại thiếu tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động.
  • Nhân dân và binh lính vẫn chưa kết nối thành một khối đoàn kết để có một sức mạnh to lớn hơn. 
  • Cuộc khởi nghĩa còn thiếu vũ khí đấu tranh, đồng thời không có người chỉ huy giỏi.

Tại sao cuộc KN Xipay là cuộc khởi nghĩa dân tộc? 

Sở dĩ khẳng định cuộc khởi nghĩa Xipay là cuộc khởi nghĩa dân tộc vì:

  • Đó là cuộc khởi nghĩa lôi kéo được rất nhiều giai cấp, thành phần tham gia như tư sản, nhân dân, binh lính.
  • Họ chiến đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, giành tự do cho nhân dân ở mọi tầng lớp, địa vị; đấu tranh bảo vệ tôn giáo, tín ngưỡng của quốc gia dân tộc mình.

Bài viết trên đây của DINHNGHIA.VN đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguyên nhân, diễn biến, tính chất, mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Xipay. Mong rằng bạn đã tìm thấy những kiến thức cần thiết cho quá trình học tập của mình về chủ đề cuộc khởi nghĩa Xipay. Chúc bạn luôn học và ôn thi tốt!. 

Xem thêm:

Please follow and like us:

Video liên quan

Chủ đề