Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng

Bên cạnh việc khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để khởi công các nhà máy có công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến, các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học cho rằng Đà Nẵng cần sớm đầu tư các nhà máy tái chế, xử lý các loại chất thải khác, đặc biệt là bùn thải và phân bùn bể phốt.

Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Vận hành hệ thống ép khô bùn thải tại Trạm xử lý nước rỉ rác Khánh Sơn, quận Liên Chiểu. Ảnh: HOÀNG HIỆP

Hiện mỗi ngày, các trạm xử lý nước thải và trạm xử lý nước rỉ rác trên địa bàn thành phố phát sinh khối lượng bùn thải (ướt) hơn 20 tấn/ngày. Khối lượng bùn thải này được các trạm xử lý thô bằng cách ép và làm khô để giảm khối lượng, rồi vận chuyển lên bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu) chôn lấp.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng Nguyễn Đăng Huy thông tin: “Mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận hơn 10 tấn bùn thải khô để xử lý. Về tương lai, thành phố có quy hoạch để kêu gọi đầu tư một nhà máy xử lý bùn thải, phân bùn bể phốt nhằm tái chế, tái sử dụng loại chất thải này, đặc biệt là tách các chất khoáng, vi lượng có lợi để sử dụng”.

Vấn đề xử lý các loại bùn thải phát sinh ở đô thị bằng công nghệ tiên tiến thay thế chôn lấp truyền thống là điều cần thiết bởi diện tích chôn lấp rác ở thành phố ngày càng thu hẹp, khó khăn. Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) hợp tác với Tập đoàn Mikuniya (Nhật Bản) lắp đặt tại trường 1 hệ thống thiết bị xử lý rác bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải ở Đà Nẵng bằng công nghệ Mishimax có công suất 50kg/ngày (Mishimax MK50).

Ngày 30-8 vừa qua, nhà trường phối hợp Tập đoàn Mikuniya tổ chức hội thảo về xử lý bùn thải và sinh khối đô thị bằng công nghệ Mishimax sau 3 năm nghiên cứu thử nghiệm xử lý bùn thải bằng công nghệ nói trên. Qua đó thống nhất một số kết quả nghiên cứu khả quan ban đầu, đặc biệt là tỷ lệ giảm khối lượng của bùn thải sau xử lý từ 85-90%.

Sản phẩm sau xử lý ổn định và có tiềm năng cao, cung cấp nhiều khoáng chất cho cây trồng, mảng xanh của đô thị..., không phải đem đi chôn lấp như ở nước ta hiện nay và không phải đem đi đốt như ở các nước tiến tiến, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính phát sinh do quá trình đốt.

PGS.TS Trần Văn Quang, giảng viên Khoa Môi trường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhìn nhận: “Hiện nay, các địa phương đang có nhu cầu cao về xử lý bùn thải cũng như xử lý, tái sử dụng rác cây xanh. Sản phẩm sau xử lý bùn thải bằng công nghệ này được sử dụng làm đất sạch phục vụ trồng cây”. Còn ông Makoto Tokuoka, Giám đốc Công ty Dịch vụ kỹ thuật phân hủy và lên men thuộc Tập đoàn Mikuniya bày tỏ: “Chúng tôi rất mong muốn được chuyển giao công nghệ Mishimax, đầu tư một nhà máy xử lý bùn thải tại Đà Nẵng để bảo đảm môi trường cho thành phố trong tương lai”.

Theo các chuyên gia và nhà quản lý, việc chôn lấp các loại bùn thải và phân bùn bể phốt có giá thành rẻ nhưng về lâu dài sẽ tốn nhiều diện tích đất để chôn lấp. Trong điều kiện quỹ đất chôn lấp rác của thành phố Đà Nẵng có nhiều hạn chế thì việc đầu tư nhà máy tái chế, xử lý các loại bùn thải và phân bùn bể phốt là cần thiết.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề nghị Thành ủy, UBND thành phố cấp thiết có chủ trương nghiên cứu quy hoạch mở rộng khu xử lý chất thải rắn tại khu vực Khánh Sơn, làm cơ sở để thành phố có thể bố trí, kêu gọi đầu tư đối với các dự án nhà máy xử lý các chất thải khác như: bùn thải và phân bùn bể phốt, chất thải nguy hại, phế thải xây dựng... Việc này cũng nhằm làm giảm áp lực về diện tích đất chôn lấp rác, đáp ứng yêu cầu lâu dài về công tác xử lý rác thải của thành phố.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) Đặng Quang Vinh cho rằng: “Hiện nay, toàn bộ bùn thải, rác hữu cơ và rác cây xanh hầu như phải chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn với khối lượng lớn, đặc biệt là bùn thải.

Trong khu vực quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn, thành phố đã dành một khoảng diện tích để quy hoạch xây dựng một nhà máy xử lý bùn thải và phân bùn bể phốt và đang kêu gọi đầu tư nhà máy này. Sau khi tham quan một số nhà máy xử lý bùn thải trong nước, muốn có hiệu quả và thành công thì sản phẩm sau xử lý bùn thải phải là đất sạch để trồng cây”.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tô Văn Hùng cũng khẳng định: “Thành phố rất cần có nhà máy tái chế, xử lý các loại bùn thải nên đang triển khai kêu gọi đầu tư tổ hợp xử lý rác nguy hại và xử lý bùn thải, phân bùn bể phốt”.

HOÀNG HIỆP

Đầu tháng 11/2022, sau khi Reatimes phản ánh hành vi tập kết đất, bùn, phế thải trái phép của một số doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng, lực lượng chức năng đã thường xuyên ra quân, nhắc nhở, xử lý các vi phạm. Nhờ vậy, tình trạng tập kết bùn thải trái phép đã được hạn chế.

Tuy nhiên, vẫn còn doanh nghiệp chây ì, tiếp tục tập kết, chôn lấp đất, bùn, phế thải, trong đó có bùn khoan cọc nhồi (bùn bentonite)… Đó chính là Công ty TNHH 666 (trụ sở tại phường Hoà Khánh Bắc, Q. Liên Chiểu).

Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Xe tải 43C-12133 “ăn no” bùn phế thải xây dựng từ công trình APEC Building sau đó đi đổ trộm

Chôn lấp phế thải sai quy định

Tại công trình APEC Building (địa chỉ lô A33-A34 Khu B3-1 đường 2/9, Q. Hải Châu) và công trình Tòa nhà Tập đoàn Polyco (địa chỉ 34-36 đường 2/9, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng) xuất hiện tình trạng vận chuyển, tập kết, chôn lấp đất, bùn thải trái phép.

Theo LS. Nguyễn Văn Tứ, Đoàn Luật sư TP. Đà Nẵng, hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 235 Bộ luật Hình sự. Theo đó, mức hình phạt đối với cá nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 5 năm. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 20 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

Theo tìm hiểu, công trình APEC Building có chủ đầu tư là JW Medical Group, do Công ty Cổ phần xây dựng Asbuild làm tổng thầu thi công. Công trình có thiết kế 1 tầng hầm, 8 tầng nổi với tổng diện tích sàn 3.600m².

Trong khi đó, công trình Tòa nhà tập đoàn Polyco do Tập đoàn Polyco (Polyco Group) làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Xây dựng đô thị và khu công nghiệp nhận thi công công trình, với quy mô 1 tầng hầm, 5 tầng nổi và 1 tầng áp mái. Cả hai dự án đều vừa được khởi công trong năm 2022.

Sau nhiều ngày tác nghiệp, khoảng 20 giờ ngày 8/11 chúng tôi phát hiện xe tải BKS 43C-12133 bắt đầu vào “ăn bùn” tại công trình APEC Building. Lúc này, công trình đang thi công rầm rộ, công nhân liên tục ra vào. Hàng rào tôn bên hông cũng đã bị "phá" để các công nhân ra vào thi công. Sau khi ăn no từng gàu bùn đất lỏng bỏng nước, xe BKS 43C-12133 bắt đầu lăn bánh rời công trường di chuyển ra đường 2/9 hướng về cầu Rồng.

Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Xe chở bùn đất không che chắn, không bật đèn, không có phù hiệu dành cho xe kinh doanh vận tải
Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Lượng bùn đất trên dùng để tận dụng, san lấp trái phép bên trong công trình (ảnh ghi nhận vào sáng 9/11)

Đáng nói, thời điểm PV ghi nhận sự việc, dù đã hơn 20 giờ đêm, xe BKS 43C-12133 vẫn ngang nhiên di chuyển trên đường phố đông người, nhiều xe qua lại mà không hề bật đèn chiếu sáng. Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng người đi đường.

Trên thùng xe, số bùn đất đầy ứ nhưng không có mui, bạt che đậy nên bùn đất rơi vãi khắp mặt đường. Sau khi di chuyển chừng 300m đến gần ngã tư giao với đường Nguyễn Văn Linh, tài xế bất ngờ quay đầu xe, chở số bùn đất trên đổ thẳng vào công trình Tòa nhà Tập đoàn Polyco thay vì chở lên Xí nghiệp Quản lý bãi và xử lý chất thải bãi rác Khánh Sơn (Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) để xử lý theo quy định.

Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Trao đổi với PV, đại diện đơn vị thi công Công trình APEC Building cho biết mình không hề hay biết vụ đổ trộm (ảnh: lượng bùn khoan cọc nhồi còn sót lại, ghi nhận vào sáng 9/11)

Tại công trình Tòa nhà Tập đoàn Polyco, toàn bộ bùn đất được sử dụng để san lấp phần chân tường vây. Trong đêm 8/11, hành vi trên được thực hiện lặp đi lặp lại không dưới 15 lần. Đồng nghĩa với việc hàng tấn bùn đất khoan cọc nhồi, bùn bentonite bị tập kết, san lấp cho công trình Tòa nhà Tập đoàn Polyco sai quy định.

Cần làm rõ hành vi đổ trộm phế thải xây dựng

Ngày 9/11, PV Reatimes liên hệ với ông Nguyễn Văn Đình, đại diện pháp luật của Công ty TNHH 666, thì người này nhiều lần từ chối, lấy lý do đang bận. Sau nhiều nỗ lực liên hệ, ông Đình cho rằng mình làm mọi việc theo chỉ đạo của Chủ đầu tư Công trình APEC Building, không có trách nhiệm trả lời hay phát ngôn về vấn đề đổ thải trên.

Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Sau đó, xe này đem toàn bộ số bùn đất phế thải xây dựng đổ tại công trình Tòa nhà tập đoàn Polyco ngay gần đó
Tình trạng xử lý bùn thải tại đà nẵng
Cần làm rõ hành vi đồng lõa, tiếp tay cho Công ty TNHH 666 đổ thải trái phép tại Công trình Tòa nhà tập đoàn Polyco

Mang vụ việc trên trao đổi với Chủ đầu tư Công trình APEC Building, PV Reatimes được ông V. là Chỉ huy trưởng tại Công trình APEC Building, thừa nhận lượng bùn đất kể trên là bùn bentonite, Công ty TNHH 666 là đơn vị nhận vận chuyển, san gạt bùn đất cho công trình.

Theo ông V., thời gian gần đây, lực lượng chức năng đã có tới nhắc nhở đối với công trình, yêu cầu thực hiện đúng các quy định về đổ thải, xử lý bùn bentonite. “Bùn bentonite thì phải xử lý kỹ vì rất độc, cái này ai cũng hiểu”, ông V. nói thêm.

Tuy nhiên, ông V. thừa nhận chỉ ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Đình để vận chuyển, xử lý toàn bộ bùn đất phát sinh. Còn việc Công ty TNHH 666 chở đi đâu, bằng cách nào thì… chủ đầu tư không quan tâm.

“Nhận phản ánh, chúng tôi rất bất ngờ vì trong hợp đồng, Công ty TNHH 666 cam kết xử lý bùn thải đúng quy định. Chủ đầu tư chúng tôi vì tin tưởng nên cũng không yêu cầu hồ sơ năng lực, hồ sơ đổ thải của Công ty TNHH 666. Cho nên, những hồ sơ này chúng tôi cũng không nắm. Sau phản ánh này, chúng tôi sẽ làm việc lại để xử lý cụ thể đối với Công ty TNHH 666 vì đã vi phạm các điều khoản hợp đồng”, Chỉ huy trưởng Công trình APEC Building, thẳng thắn thừa nhận.

PV Reatimes cũng đã liên hệ với ông Huỳnh Đức Nam, Chỉ huy trưởng tại Công trình Tòa nhà Tập đoàn Polyco. Sau khi tiếp nhận câu hỏi: “Trách nhiệm của chủ đầu tư công trình ở đâu khi tiếp tay cho doanh nghiệp san lấp lượng bùn thải độc hại kể trên?”, ông Nam cho biết sẽ xin phép ý kiến lãnh đạo, sau đó sẽ trả lời. Tuy nhiên, đến hiện tại chúng tôi vẫn chưa được hồi âm./.

Bentonite nguy hại như thế nào?

Bentonite có các thuộc tính như thủy hóa, nở, độ hút nước, độ nhớt, tính xúc biến. Đây là một sản phẩm ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ngành xây dựng. Bentonite là dung môi để bôi trơn mũi khoan, giảm momen xoắn và giúp làm đông thành hố khoan, giúp làm đầy các khe nứt hở của hố khoan, tạo thành lớp màng bảo vệ cho vách hố khoan không bị ngấm bởi các mạch nước ngầm, tạo tính ổn định cho thành hố, ngăn sự lắng bùn qua thời gian đối với đáy hố khoan.

Thành phần chính trong dung dịch Bentonite (ứng dụng trong khoan cọc nhồi) bao gồm nước, bột sét, CMC và các thành phần phụ khác. Độ pH của Bentonite thường từ 9 - 11 (trong khi đó, pH của của chất tẩy rửa tổng hợp từ 9 - 10; pH thích hợp của da là 5,5.