Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp chất thép và chất tình trong bài thơ Ngắm trăng và Đi đường

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỊ XÃ QUẢNG YÊN–––––––––––––BÀI KIỂM TRA SÁT HẠCHHỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014MÔN: Ngữ văn 8 (Bài số 3)Ngày kiểm tra: 22/2/2014Thời gian làm bài: 120phút( Không kể thời gian giao đề)Câu 1: ( 4 điểm)Chỉ ra và phân tích giá trị của các kiểu câu trong những câu thơ sâu:Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?… Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?(Ông đồ - Vũ Đình Liên )Câu 2 (6 điểm)Lý Tự trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đườngcách mạng và không thể là con đường nào khác!” còn ngày nay, bước vào thếkỷ XXI, lý tưởng sống của thanh niên là gì?Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lý tưởng sống củathanh niên trong thời đại hiện nay.Câu 3. (10 điểm):" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹpÁnh đèn tỏa rạng mái đầu xanhVần thơ của Bác vần thơ thépMà vẫn mênh mông bát ngát tình".(Hoàng Trung Thông)Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bàithơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minhem hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.-------------- Hết --------------Họ và tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: .......................PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỊ XÃ QUẢNG YÊN–––––––––––––HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KT SÁT HẠCHHỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013-2014MÔN: Ngữ văn 8 (Bài số 3)I/ YÊU CẦU CHUNG:- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những gợi ý có tính chất định hướng, GK có thể vậndụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để pháthiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lựccảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài làm cósự sáng tạo, có phong cách riêng.- GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉcho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩnăng.- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm (không làm tròn số).II/ YÊU CẦU CỤ THỂ:CâuNội dung cần đạt* Về mặt hình thức: học sinh trình bày được đoạn văn hoàn chỉnh theocách diễn dịch hoặc quy nạp.* Về mặt nội dung: cần đảm bảo các ý sau:Câu 1 - 2 câu thơ sử dụng thành câu kiểu câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc băn(2điểm khoăn day dứt của tác giả ( câu hỏi tu từ). Dấu hiệu có từ để hỏi: “đâu”, “)ở đâu” và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.- Câu hỏi thứ nhất: Bằng từ “ nhưng” để đối lập hình ảnh ông đồ trước kiavà nay. Nếu như trước kia ông đồ được “ Bao nhiêu người thuê viết; Tấmtắc ngợi khen tài.” thì nay “ Người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi thểhiện niềm thương cảm, ngậm ngùi của tác giả trước cảnh ông đồ đang dầnbị bỏ quên lề phố.- Ở câu thứ hai, trước sự vắng bóng của ông đồ, nhà thơ cất lên lời hỏi nhưthảng thốt, xót xa, bâng khuâng tiếc nuối. Hỏi “ Những người muôn nămcũ” cũng là lời tự vấn cho thế hệ mình và bản thân mình – lớp người mới,lớp người hiện đại. Câu hỏi còn hướng người đọc những suy nghĩ thầmlặng, sâu xa.* Về mặt hình thức: học sinh trình bày được đoạn văn nghị luận xã hộihoàn chỉnh.* Về mặt nội dung: cần đảm bảo các ý sau:Câu 2(3điểm * Giải thích:Điểm1đ1,5đ1,5đ)- Lý tưởng sống: là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,làlí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.* Biểu hiện:+ Xưa: Trong thời kỳ chiến tranh bao lớp thanh niên xông pha lên đườngvới một mục tiêu - lý tưởng tất cả vì tiền tuyến, vì độc lập tư do của đấtnước. Biết bao thế hệ thanh niên đ ã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất làgiành lại độc lập t ự do cho đất nước.+ Nay: Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội nhập với sựphát triển của thế giới với rất nhiều cơ hội và thử thách được mở ra.Vàthanh niên chúng ta, những người chủ tương lai của đất nước phải góp mộtphần sức cho quê hương của mình. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩvà xem lại cách sống của mình, và một câu hỏi lớn được đặt ra: Lý tưởngsống của thanh niên ngày nay là gì?Đó là sống vì mọi người, sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sựtiến bộ của nhân loại. => Đó là lý tưởng sống cao đẹp mà mỗi thanh niênngày nay cần phải xác định rõ.*Vì sao sống cần có lý tưởng:+ Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động đểhoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước.+ Lý tưởng sống sẽ giúp cho họ vượt qua mọi chông gai, khó khăn để đạtđược mục đích tốt đẹp.+ con ngươi chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấnđấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ýnghĩa của mỗi cuộc đời.+ Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sựnghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sựnghiệp.+| Vì nếu “sống không mục đích không làm được gì cả” và nếu “ mục đíchtầm thường thì không làm được điều gì vĩ đại” -> Phê phán lối sống thựcdung, ích kỉ, hẹp hòi, vô trách nhiệm với bản thân và xã hội ở một bộ phậnthanh niên ngày ngay.* Sống để xây dựng đất nước, sống vì xã hội vì sự tiến bộ của nhân loạinghĩa là phải làm gì:+ Trước hết, ta cần phải xác định lý tưởng sống đúng đắn-dự tính về tươnglai sẽ cống hiến cho xã hội về những mặt nào.+ cần phải xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sứckhoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó.+ phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúpcho bản thân hòa nhập cộng đồng.+ Ta cần phải biết phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục cácđiểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.0,5đ0,50,50,50,50,50,50,50,50,50,50,5a. Yờu cu v k nng: Hc sinh bit cỏch lm bi vn ngh lun gii thớchkt hp chng minh 1 ý kin nhn nh c rỳt ra trong mt cõu th, kthp by t quan nim, cm nhn ca bn thõn trờn c s phõn tớch nhngCõu3 lớ l, dn chng v lp lun cht ch, din t rừ rng, mch lc.(5im b.Yờu cu v kin thc: Trờn c s nhng hiu bit v th HCM ( nht)l 2 bi th: Ngm trng v i ng) gii thớch v chng minh chonhn nh:Vn th Bỏc vn th thộpM vn mờnh mụng bỏt ngỏt tỡnhl ỳng. HS cú th lm theo nhiu cỏch nhng cn lm rừ c cỏc ý cbn sau:a. M bai:- Gii thiu v tỏc gi HCM v tõp th NKTT.- Dn nhn nh ca tỏc gi Hong Trung Thụngb. Thõn bai:1. Gii thớch ý kin- Thộp: Tinh thn "thộp" vt lờn trờn hon cnh; luụn ung dung t do tti, khụng khut phc trc hon cnh, luụn lc quan tin tng vo thngli ca cỏch mng.- Tỡnh: v p tõm hn ngh s nhy cm trc v p ca thiờn nhiờn, yờuthiờn nhiờn tha thit, mónh lit.-> Khng nh nhn nh trờn l ỳng* Chng minh: h/s cú th trỡnh by theo nhiu cỏch khỏc nhau song mbo cỏc ý sau:- Bi "Ngm trng":+ Tỡnh: yờu trng, bn khon, bi ri khụng bit ly gỡ thng trng,cho xng vi v p cú trng; trng v thi nhõn cú cuc giao cm cỏo...-> Ngắm trăng vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê của Bác,cho thấy Bác có một tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn( DC v phõn tớch)+ Ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm -> phong thái ung dung,mi khú khn, thiu thn trong hon cnh ngc tự khụng th ngn cnc ngi tự hng ra ngoi song st thng trng, giao hũa vi trngnh nhng ngi bn tri õm, tri k-> Là một biểu hiện của tinh thần thép trong con ngời Bác. ( DC v phõntớch)- Bi "i ng".+ Thộp: vt lờn trờn hon cnh gian khú ca quóng ng ốo nỳi khi bgii t nh lao ny n nh lao khỏc.+ Tỡnh: món nguyn vi cnh p thiờn nhiờn m ra khi lờn n nh caonht.+ Lp ngha n d bc l cht thộp: tin tng vo thng li to ln ca cỏchmng sau khi tri qua muụn vn khú khn, th thỏch...111,51,5111c. Kết bài1đ- Nhấn mạnh những biểu hiện về chất thép và chất trữ tình -> thể hiện sựkết hợp hài hòa giữa phong cách thơ cổ điển( thể thơ, tứ thơ, chủ đề trongthơ) và hiện đại ( Giọng thơ, hình tượng thơ, sự vận động trong thơ...)trong thơ Bác.- Liên hệ: HS học tập được gì từ Bác. (Luôn bình tĩnh, tự tin trước mọi khó 1đkhăn, sóng gió của cuộc đời. Sống có mục đích, có ước mơ và nỗ lực hếtsức để đạt được ước mơ của mình.)Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năngsong cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo.Người ra đềPhạm Thị Cúc

Đọc Nhật kí trong tù của Hồ Chủ tịch, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những câu thơ tiêu biểu trong Nhật kí trong tù để làm sáng tỏ ý thơ trên.

Bài làm

Giản dị và thực tế như cuộc sống đời thường, thơ văn Bác đi vào lòng người rất nhẹ nhàng, sâu sắc, mà khi đọc ta không thể nào quên; cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác, khi đọc Nhật kí trong tù, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc trào dâng, ông viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mang bát ngát tình.

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp chất thép và chất tình trong bài thơ Ngắm trăng và Đi đường

Nhà thơ Xuân Diệu khi đọc Nhật kí trong tù của Bác Hồ có lần đã nói: Càng đọc càng hay, càng kính trọng người tù Hồ Chí Minh... Với Hoàng Trung Thông thì trăm bài trăm ý đẹp nghĩa là Nhật kí trong tù bài nào cũng đẹp. Không phải cái đẹp lặp lại, mà mỗi bài mỗi vẻ khác nhau. Tất cả đều đẹp. Tác giả lại viết ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh. Ta nên hiểu ánh đèn tỏa rạng ở đây như thế nào? Phải chăng ý nhà thơ muốn nói rằng ánh đèn chính là thơ Bác; thơ Bác như ánh đèn đã tỏa rạng, giúp cho ta hiểu thêm về Bác - một con người vĩ đại và dạy ta biết cách làm người.

Bởi vì:

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Nhà thơ nói đó là những vần thơ thép, những vần thơ mang chất thép của con người cộng sản Hồ Chí Minh. Thép ở đây là ý chí, là nghị lực, là dũng khí lớn để vượt qua hoàn cảnh và khắc phục hoàn cảnh của một con người vĩ đại. Nhưng dù là thơ thép nhưng tình vẫn bát ngát mênh mông. Đó mới là điều Hoàng Trung Thông cần nói và đã nói.

Có ý kiến cho rằng linh hồn trong Nhật kí trong tù là vẻ đẹp tâm hồn của con người Hồ Chí Minh - Người cộng sản. Tâm hồn của một con người đích thực thì bao giờ cũng vượt lên trên mọi gian khổ, khó khăn để khẳng định chính mình:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

(Chiều tối)

Cũng phải nói ngay rằng, đây là một cảnh thực; là cảnh Bác đã phác họa trên đường bị giải, khi trời chiều đã bảng lảng; trên trời một cánh chim cô đơn đang bay mỏi mệt mà không biết sẽ đậu chốn nào (về rừng tìm chốn ngủ) và từng chòm mây trôi nhẹ che mặt trời cũng sẽ tìm chỗ dừng chân (phía cuối trời!). Vậy là con chim còn có đích để mà dừng (Về rừng) còn con người ở đây thì sao? Giữa cảnh âm u mịt mùng của rừng núi hiểm trở không một phút được dừng chân. Tất cả chỉ còn là sự mỏi mệt, vội vã, sự uể oải đầy nặng nhọc. Tưởng như tất cả cảnh vật đã rất buồn và chìm đi trong bóng tối khi mà người tù cũng đã mỏi mệt. Nhưng không, chỉ bằng một từ hồng nhà thơ đã xóa sạch đi đêm tối bao trùm và ánh sáng màu hồng đã bao phủ toàn bộ bài thơ. Tất cả sự mỏi mệt, vội vã, sự nặng nhọc mà tác giả đã diễn tả ở trên không còn nữa; thay vào đó là niềm vui, là sự hân hoan hướng về phía ánh sáng nơi có Cô em xóm núi xay ngô tối. Phải chăng đấy còn là sự khao khát của con người xa quê, hướng về cuộc sống và sự sinh hoạt bình thường mà đầm ấm của gia đình. Với câu cuối cùng, tất cả còn lại chỉ là một màu hồng; màu hồng làm sáng không gian, soi rõ hình ảnh của cô em xóm núi đang miệt mài lao động, phải chăng, đó cũng là màu hồng của tư tưởng Bác, là cái tình mênh mông, bát ngát mà Bác dành cho con người, cho cảnh vật.

Gà gáy một lần đêm chửa tan

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn

Người đi cất bước trên đường thẳm

Rát mặt đêm thu, trận gió hàn

(Giải đi sớm, khổ I)

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp chất thép và chất tình trong bài thơ Ngắm trăng và Đi đường

Có người cho rằng ở khổ I trong bài Giải đi sớm này, cảnh vật và con người đối nhau. Đúng như thế. Nhưng tuy đối nhau mà sự hòa hợp giữa tâm hồn rất đẹp, rất sáng của người tù với thiên nhiên lại thêm phần đẹp và ảo hơn. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, lòng lạc quan cách mạng vừa là phương thức để tồn tại, để vượt qua, vừa để khắc phục mọi hoàn cảnh. Đó là điều tất yếu, song cái chính vẫn là ở tâm hồn con người, ở ý nghĩa, ở niềm tin. Nói như Hoài Thanh đó là Cảnh ban mai tràn đầy khí thế:

Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tối đêm tàn quét sạch không

Hơi ấm bao la trùm vũ trụ

Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.

(Giải đi sớm, khổ II)

Nếu như không có một niềm tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng, thử hỏi làm sao Bác có thể có được những giọng thơ tràn đầy hào khí đến thế?

Trong bài Cảnh chiều hôm, ý thơ chuyển sang một đề tài, một khía cạnh khác, nhưng cái chất thép và tình đặc biệt hát ngát mênh mông của Người vẫn không hề thay đổi:

Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng

Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình

Hương hoa bay thấu vào trong ngục

Kể với tù nhân nỗi bất bình.

Bài thơ nói rất thực về sự việc hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng. Vậy đấy! Đẹp như hoa hồng mà nở rồi cuối cùng cũng phải tàn. Đó chẳng phải là sự vô tình của thiên nhiên? Nhưng đâu chỉ là thiên nhiên vô tình. Chất thép nằm ở chỗ nhận ra và phê phán thói vô tình này. Và sự bất bình của chút hương hoa chỉ có thể đem giãi bày cùng người tù - người cộng sản vĩ đại, một nghệ sĩ, một nhà thơ. Âu đó cũng là cái tình của Bác với hoa với nhân loại đau khổ vậy.

Người xưa có câu: Khi lo, lo trước thiên hạ, Khi vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người buồn với nỗi buồn của người đời. Người che chở cho cả nhân loại cần lao.

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông đỏ nặng phù sa.

Một tâm hồn, một con người, một cuộc đời luôn yêu tất cả, chỉ quên mình. Đó là con người vĩ đại, sống hết mình, vì con người; vì vậy, khi làm thơ, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thơ Bác vẫn là vần thơ thép, mà vẫn mênh mông bát ngát tình.