Tôi là ai nietzsche sách

Bước 1:Tại trang tài liệu thuvienmienphi bạn muốn tải, click vào nút Download màu xanh lá cây ở phía trên. Bước 2: Tại liên kết tải về, bạn chọn liên kết để tải File về máy tính. Tại đây sẽ có lựa chọn tải File được lưu trên thuvienmienphi Bước 3: Một thông báo xuất hiện ở phía cuối trình duyệt, hỏi bạn muốn lưu . - Nếu click vào Save, file sẽ được lưu về máy (Quá trình tải file nhanh hay chậm phụ thuộc vào đường truyền internet, dung lượng file bạn muốn tải)

Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc download file về máy tính với tốc độ tải file nhanh như: Internet Download Manager (IDM), Free Download Manager, ... Tùy vào sở thích của từng người mà người dùng chọn lựa phần mềm hỗ trợ download cho máy tính của mình  


HÌNH ẢNH DEMO





Chỉ xem 5 trang đầu, hãy download Miễn Phí về để xem toàn bộ

Tôi Là Ai ?Friedrich NietzscheF R I E D R I C H N I E T Z S C H ETÔILÀAI?www.khotrithuc.com1Tôi Là Ai ?Friedrich NietzscheLời người dịchCó ba quyển sách ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời tôi, đó là quyển Milarepa do W. Y.Evans-Wentz xuất bản, viết về đời sống của Bồ tát Tây Tạng Milarepa, quyển thứ hai làquyển nhật ký của Nijinski, một nghệ sĩ múa người Nga, quyển thứ ba là quyển EcceHomo của Nietzsche, tức là quyển này đây.Nhiều lúc điên gàn vớ vẩn, tôi tưởng tượng rằng tôi bị mù mắt, bị bại liệt cả thân thể mộtngày nào đó thơ mộng trong kiếp này hoặc kiếp sau, trong một căn nhà đổ nát, tôi nằmdài trên nệm đất, trời nắng dữ dội, mắt tôi không thấy gì cả, nhưng lỗ tai tôi còn ngheđược tiếng thở của trái đất thì có một người nào đó sẽ độ lượng chịu cực đọc cho tôi nghenăm mười trang trong quyển Milarepa hoặc quyển Ecce Homo của Nietzsche.Chắc lúc ấy mắt tôi sẽ bừng sáng lại được, và tôi vùng lên đứng dậy, không còn bại liệtnữa. Tôi sẽ chạy đâm đầu vào núi cấm để chờ ngày núi nổ banh ra làm hai thì tôi sẽkhoan thai bước ra hiện nguyên tính! Lúc ấy cỏ xanh sẽ nhảy múa dưới chân tôi, chân tôisẽ lướt trên cỏ như ma đi hỏng chân. Nhưng điều chắc chắn là tôi sẽ không là ma, mà làmột cái gì rất hiền lành, rất dễ dạy, rất chậm chạp, vô danh, miệng cứ cười một nụ cườinhè nhẹ như không khí.Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ, thực sự thì tôi khinh bỉ những kẻ nào biết nhiềuthứ tiếng. Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó đọc nhất, vì chữ Việt không có vănphạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự điển Việt Nam của Hội Khai TríTiến Đức và quyển Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B,tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, dấu ngã để nhìn lại những nét mặt quen thuộc của bàcon làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đốivới tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nàokhoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình…Còn tiếng ngoại quốc? Tôi coi những thứ tiếng ngoại quốc như những trò chơi nhảm nhí.Hồi 13-14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng HoàLan, tiếng Ba Lan, vân vân. Đến năm 18-19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali,tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, vân vân. Bây giờ có lẽ tôi đã quên hết mọi thứ tiếng, tôichỉ nhớ một tiếng A của chữ Phạn, chỉ nội có tiếng A này có lẽ tôi phải đầu thai đến mộttrăm kiếp nữa thì mới hiểu nổi hết tất cả ý nghĩ kỳ lạ của tiếng A trong chữ Phạn!Sở dĩ tôi say mê ba quyển sách kể trên (Milarepa, Nijinsky và Nietzsche) là vì tôi coi baquyển sách này như là ba quyển văn phạm vỡ lòng để đi vào tiếng A của chữ Phạn! Tạisao thế? Xin cho tôi giữ lại một chút kín đáo về đời sống tâm linh mình.Bây giờ tôi xin nhường lời lại cho Nietzsche.Và đây là người mà chúng ta mong đợi, Ecce Homo!Phạm Công ThiệnNgày 5 tháng 11, 1969www.khotrithuc.com2Tôi Là Ai ?Friedrich NietzscheLời tựa của NietzscheI.Tiên kiến rằng trong tương lai tôi phải đưa nhân loại đương đầu với một điều yêu sáchgian nan nhất, khó nhọc nhất mà chưa từng ai đưa nhân loại đối đầu như vậy, tôi liền thấyngay rằng việc tối khẩn hiện nay của tôi dường như phải nói cho mọi người biết tôi là ai.Thực sự thì chắc người ta cũng biết được chứ, vì tôi không bao giờ quên để lại "chứngminh thư".Song sự chênh lệch giữa sự cao sang lớn lao của sứ mạng tôi và sự nhỏ bé thấp hèn củanhững người sinh ra đồng thời với tôi, sự chênh lệch ấy có thể tỏ lộ chân tướng rõ rệttrong việc người đời không hề nghe biết đến tôi, cũng không hề nhìn thấy được chân diệntôi. Tôi sống với niềm tin cậy mà tôi tự ban lấy cho tôi; ồ, cũng có thể lắm, có lẽ tôi chỉsống với một thiên kiến thôi?Dễ lắm chỉ cần mở miệng ra nói chuyện với bất cứ tên nào trong bọn "trí thức học thức"mỗi khi hắn nghỉ hè ghé tạt qua vùng thượng sơn Engadine, chỉ cần nhếch môi nói dăma lời với mấy tên ấy thì tôi thấy ngay rằng tôi không sống gì hết.Gặp những trường hợp cắc cớ như thế, tôi cảm thấy có bổn phận mà thói quen của đờisống tôi, nhất là tính cao ngạo của những bản năng tôi, vẫn luôn luôn nổi loạn chống chếlại dữ dội từ đáy lòng sâu thẳm, chống lại cái việc cần phải quát lên: Chúng bây hãy lắngnghe ta! Vì ta là thế này, thế này đây. Chúng bây đừng bao giờ lầm lẫn ta, đừng nhìn lầmta là một kẻ nào khác!II.Chẳng hạn, điều rõ ràng là tôi không bao giờ là một loài ác độc, quỉ quái, một loại quáivật luân lý học – trái lại thực sự tôi chống nghịch lại hẳn mẫu người mà thiên hạ từ lâutôn sùng như là bậc có đạo đức, có đạo hạnh. Nói cho tận tình ý với nhau thì dường nhưcái việc đi nghịch lại thiên hạ ấy cũng là bản hữu của tính cao ngạo trong tôi. Tôi là họctrò của triết thần Dionysus, bậc linh thần ào ạt say ngất tràn lan. Nói cho cùng lời thì tôivẫn thích làm một tên thần hoang dã, mình người chân dê, hơn là làm một bậc thánh đạohạnh cao đức. Nhưng dù sao người đời cũng nên đọc cho thấu đáo thiên tuyệt bút này.Cũng có thể lắm, may ra tôi nói được điều muốn nói; cũng có thể lắm; thiên tuyệt bút nàyđạt được ý nghĩa trung thực của nó, nghĩa là không nói gì hết ngoài việc nói lên sự tươngphản kia qua một giọng điệu vui sống khoan thai, đầy tình thương xót nhân loại."Cải thiện" nhân loại ư? Điều ấy là điều còn lâu tôi mới xét tới. Tôi không hề dựng lênnhững thần tượng mới nào hết; hãy để lũ thần tượng cũ biết thế nào hậu quả cái việc chânằng đất thó. Hãy lật đổ những thần tượng (tôi gọi "lý tưởng" là "thần tượng"), lật đổnhững thần tượng mới thực là bản hữu của sinh nghiệp tôi. Người đời bày đặt ra một thếwww.khotrithuc.com3

Nguồn: thuvienmienphi

0 Đánh giá
Tài liệu rất tốt (0)
Tài liệu tốt (0)
Tài liệu rất hay (0)
Tài liệu hay (0)
Bình thường (0)

Sách làm lại từ bản gốc của Phạm Hoàng in năm 1969.

Việt Nam ngày 4 tháng 11 năm 1969 kỷ niệm ngày Nietzsche viết xong tập sách cuối cùng, Ecce Homo vào ngày 4/11/1888, được Phạm Công Thiện dịch sau đó đúng 81 năm.

  Sách làm lại từ bản gốc của Phạm Hoàng in năm 1969.

   Việt Nam ngày 4 tháng 11 năm 1969 kỷ niệm ngày Nietzsche viết xong tập sách cuối cùng, Ecce Homo vào ngày 4/11/1888, được Phạm Công Thiện dịch sau đó đúng 81 năm.


MUA SÁCH HAY TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU!

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Friedrich Nietzsche – Phạm Công Thiện dịch

Download sách Tôi là ai?  ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  SÁCH TRIẾT HỌC

2. DOWNLOAD

Định dạng EPUB                 Download

Định dạng MOBI                 Download

Định dạng PDF                    Download

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách

3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời người dịch

Có ba quyển sách ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời tôi, đó là quyển Milarepa do W. Y. Evans-Wentz xuất bản, viết về đời sống của Bồ tát Tây Tạng Milarepa, quyển thứ hai là quyển nhật ký của Nijinski, một nghệ sĩ múa người Nga, quyển thứ ba là quyển Ecce Homo của Nietzsche, tức là quyển này đây.

Nhiều lúc điên gàn vớ vẩn, tôi tưởng tượng rằng tôi bị mù mắt, bị bại liệt cả thân thể một ngày nào đó thơ mộng trong kiếp này hoặc kiếp sau, trong một căn nhà đổ nát, tôi nằm dài trên nệm đất, trời nắng dữ dội, mắt tôi không thấy gì cả, nhưng lỗ tai tôi còn nghe được tiếng thở của trái đất thì có một người nào đó sẽ độ lượng chịu cực đọc cho tôi nghe năm mười trang trong quyển Milarepa hoặc quyển Ecce Homo của Nietzsche. Chắc lúc ấy mắt tôi sẽ bừng sáng lại được, và tôi vùng lên đứng dậy, không còn bại liệt nữa. Tôi sẽ chạy đâm đầu vào núi cấm để chờ ngày núi nổ banh ra làm hai thì tôi sẽ khoan thai bước ra hiện nguyên tính! Lúc ấy cỏ xanh sẽ nhảy múa dưới chân tôi, chân tôi sẽ lướt trên cỏ như ma đi hỏng chân. Nhưng điều chắc chắn là tôi sẽ không là ma, mà là một cái gì rất hiền lành, rất dễ dạy, rất chậm chạp, vô danh, miệng cứ cười một nụ cười nhè nhẹ như không khí.

Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ, thực sự thì tôi khinh bỉ những kẻ nào biết nhiều thứ tiếng. Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó đọc nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp, không có ngày nào tôi không dở Tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B, tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, dấu ngã để nhìn lại những nét mặt quen thuộc của bà con làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình…

Còn tiếng ngoại quốc? Tôi coi những thứ tiếng ngoại quốc như những trò chơi nhảm nhí. Hồi 13-14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hoà Lan, tiếng Ba Lan, vân vân. Đến năm 18-19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng, vân vân. Bây giờ có lẽ tôi đã quên hết mọi thứ tiếng, tôi chỉ nhớ một tiếng A của chữ Phạn, chỉ nội có tiếng A này có lẽ tôi phải đầu thai đến một trăm kiếp nữa thì mới hiểu nổi hết tất cả ý nghĩ kỳ lạ của tiếng A trong chữ Phạn!

Sở dĩ tôi say mê ba quyển sách kể trên (Milarepa, Nijinsky và Nietzsche) là vì tôi coi ba quyển sách này như là ba quyển văn phạm vỡ lòng để đi vào tiếng A của chữ Phạn! Tại sao thế? Xin cho tôi giữ lại một chút kín đáo về đời sống tâm linh mình.

Bây giờ tôi xin nhường lời lại cho Nietzsche.

Và đây là người mà chúng ta mong đợi, Ecce Homo!

Phạm Công Thiện Ngày 5 tháng 11, 1969

Video liên quan

Chủ đề