Tóm tắt Những tấm lòng cao cả

Ngoài 40 tuổi, ông tiếp tục đấu tranh cho đến trọn đời vì công bằng xã hội. Cầm bút hơn bốn  mươi năm, một nửa thời gian De Amicis chuyên viết về du kí và phê bình văn học, một nửa viết về các chủ đề chính trị và xã hội. Các tác phẩm để lại cũng khá nhiều và gây không ít tiếng vang. Trong đó, nhất định phải kể đến Những tấm lòng cao cả( cuore) ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19, cuốn sách đã từ từ đi vào lòng người và đưa tên tuổi De Amicis nổi tiếng khắp thế giới

Review sách:
Những tấm lòng cao cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis, lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước. Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những tấm lòng cao cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái.

Tóm tắt Những tấm lòng cao cả

Bạn đã từng sống những năm tháng hồn nhiên của thời thơ ấu, trải qua những ngày cơ cực in hằn lên ký ức mãi mãi không thể quên, hay bạn đã có một tuổi thơ êm đềm sống trong niềm vui và hạnh phúc như những chàng hoàng tử nàng công chúa trong truyện tranh. Dù là sao đi nữa thì đó cũng chính là quá khứ của bạn, nó sẽ một phần nào đó ảnh hưởng đến những hành động và tư duy của bạn sau này. Vậy nên nếu một ngày nào đó bạn đã là cha là mẹ, bạn hãy học cách yêu thương và giáo dục những đứa con thân yêu của mình một cách đúng mực. Và nếu như bạn đang tìm kiếm một nguồn cảm hứng để hiện thực hóa những điều ấy, hãy bắt đầu đọc cuốn sách “Những tấm lòng cao cả” của Edmondo De Amicis

“Những tấm lòng cao cả”
là cuốn sách viết về thiếu nhi nhưng lại dành cho người lớn. Cuốn sách được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý, hàng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu cùng những cảm tưởng và suy nghĩ của chính cậu. Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học, là bố, mẹ Enrico, cùng bố mẹ các bạn. Mỗi người một vẻ, có đặc điểm nhất định về  mặt thể chất và tinh thần.

Ông bố Bottini, người cha mẫu mực đối với Enrico, khi ông luôn dạy con mình bằng những lời khuyên hết sức chân thành, bằng chính tất cả tình yêu thương và lòng nhẫn nại ông dành cho đứa con bé bỏng của mình.

Đó là người thầy giáo Perboni tốt bụng, vị tha sẵn sàng khoan dung trước những lỗi lầm của những đứa trẻ ngây dại…

Đó là một cô giáo hiền dịu, với Enrico cô giáo này chẳng khác gì là người mẹ thứ hai của mình, người mẹ hiền giàu lòng nhân hậu.

Những người bạn của Enrico, mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau và tất cả đã cho Enrico có những tháng năm đến trường đầy ý nghĩa… Những cảm nhận của cậu về tất cả mọi người được lột tả dưới lời văn chân thực và mộc mạc nhất.

Những ghi chép của Enrico còn hiện lên những nhân vật xung quanh cuộc sống của cậu, những con người đáng nhận được sự yêu thương và kính trọng vô bờ bến. Đó là những người lao động nghèo, người cha người mẹ vất vả mưu sinh nhưng chưa bao giờ họ thôi yêu thương bao bọc và che chở cho những đứa con của mình, hay những cậu bé mang trái tim của chàng dũng sĩ, quả cảm thực hiện những điều nghĩa hiệp giữa cuộc đời.

Những câu chuyện đời thường xảy ra trên lớp, những bức thư tay cha gửi cho cậu, những kỷ niệm khó quên cùng những người bạn, những bài giảng về cách làm người, cách đối xử của thầy cô giáo đối với những đứa trẻ thơ ngây…tất cả được ghi chép cẩn thận như một cuốn nhật ký dạt dào cảm xúc. Qua đó để thấy rằng thông điệp mà cuốn sách muốn gửi đến cho bạn đọc, vốn dĩ chúng ta vẫn luôn tồn tại trong một mối quan hệ nào đó và những đứa trẻ – thế hệ tương lai của đất nước lớn lên như thế nào chính là ở cách gia đình, nhà trường, xã hội đối đã với chúng. Cách mà những người xung quanh hành xử như thế nào có tác động rất lớn đối với những đứa trẻ.

Mỗi tháng, thầy giáo cho phép đọc một truyện trong lớp mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư. Các thư và truyện ấy đều được xếp trong quyển nhật kí. Ghi chép trong mười tháng đó là một cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi. Đến đây, có thể nhiều người cho rằng, vậy thì nội dung sẽ chẳng có gì hay vì chỉ là cuốn nhật kí với những sự việc nhàm chán, hay thiên về giáo dục sáo rỗng.

Qua bút mực của trẻ con, De Amicis đã viết một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học, với những hình tượng cô giáo, thầy giáo khó mà quên được. Các thầy cô dạy trẻ phải thật thà, dũng cảm, giúp đỡ người khác, dẹp tính ích kỉ,… bằng những dẫn chứng, câu chuyện xảy ra ngay xung quanh. Không chỉ nhắc đến vai trò giáo dục của nhà trường mà vai trò của gia đình cũng được khắc họa rõ nét: Bố mẹ Enrico khi ngay ở trong nhà viết cho con một lá thư để con đọc và suy nghĩ, thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi trách mắng. Cách giáo dục tế nhị và sâu sắc như vậy hiệu quả hơn nhiều so với sự mắng nhiếc, to tiếng, hay thậm chí dùng vũ lực với con trẻ. Do vậy, những bài học rút ra từ chính những trang truyện rất rõ ràng, kể đến đâu là hiểu ngay được đến đấy. Vậy nên có thể coi đây như là một người thầy dạy những bài học cuộc sống cho người đọc.

Thông điệp mà tác phẩm này muốn truyền tải đến chúng ta: Hãy trẻ biết yêu thương, yêu thương cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và cả những người lao động nghèo. Học cách đối xử tử tế với tất cả mọi người xung quanh. Luôn dũng cảm chiến đấu, không được hèn nhát, phải biết cách nhận lỗi và trách nhiệm về mình, điều này sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn. Và đặc biệt là trung thực, dạy trẻ học cách trung thực với mọi điều như cách ông bố Bottini luôn nhắc con mình “Thật thà là bổn phận”.

Qua tác phẩm này bạn sẽ nhận ra đôi khi chúng ta phải biết cách lắng nghe những điều nhỏ nhoi như cách mà Enrico đã lắng nghe và quan sát sự việc của cuộc sống này. Và sẽ có lúc bạn cần phải bỏ lỡ một nhịp của bản nhạc remix cuộc đời mình để có thời gian nhìn lại tất cả, cảm nhận mọi điều xung quanh mình một cách thật thà nhất.

Trích đoạn hay:
“Không, chắc rằng bạn Côrretti của con, cũng như Garônê, không bao giờ lại trả lời bố mình như con đã trả lời bố tối hôm qua. Enricô ạ. Sao lại có thể thế được nhỉ? Con phải hứa với mẹ rằng từ nay trở đi sẽ không thể xảy ra việc như vậy nữa.

Mỗi lần mà bố con mắng và con sắp sửa càu nhàu một lời không tốt, thì con hãy nghĩ đến cái ngày, mà ngày ấy chắc chắn sẽ đến không tránh được, cái ngày mà nằm trên giường bệnh sắp chết, bố cho gọi con lại mà nói: “Enricô, bố vĩnh biệt con”.

Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận!

Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận!

Con thử nghĩ đối với bố nỗi đau đớn sẽ như thế nào khi đáng lẽ gặp ở con tình thương yêu, thì chỉ thấy vẻ lạnh nhạt và sự bất kính! Con đừng bao giờ phạm lại cái tội vô ơn bạc nghĩa khủng khiếp ấy nữa. Hãy nhớ rằng, ở đời này chẳng có gì bất diệt, và có thể sang năm, hay tháng sau, hay biết đâu ngày mai… con sẽ mất bố, trong khi con còn bé dại…