Tổng quan thị trường cà phê việt nam 2023

Tổng quan thị trường cà phê việt nam 2023

Trong vòng 12 tháng qua, có rất nhiều sự kiện đã đẩy giá cà phê lên rất cao. Ảnh: CNBC.

Cà phê thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2011

Giá cà phê giao hàng tháng 12 kết thúc phiên giao dịch ngày 30/11 đứng ở mức 2,34 USD/ounce. Trong phiên giao dịch ngày 1/12, giá hợp đồng giao tương lai tại Sàn giao dịch liên lục địa New York, chạm mốc 2,46 USD, cao nhất kể từ năm 2011 - thời điểm giá cà phê chạm mốc 3 USD/pound.

Trong khi đó giá cà phê theo chỉ số của Hiệp hội cà phê quốc tế đứng ở 2,07 USD/pound trong phiên ngày 1/12, tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ole Hansen, chiến lược gia hàng hóa tại ngân hàng Saxo Bank nói với CNBC: “Trong vòng 12 tháng qua, có rất nhiều sự kiện hoàn hảo đã đẩy giá đồ uống yêu thích của chúng ta lên rất cao”.

Hansen nói thêm, các sự kiện thời tiết không tốt có thể ảnh hưởng đến vụ mùa năm nay, cũng như năm 2022 và thậm chí cả năm 2023.

“Chúng tôi nhận thấy giá cà phê lên chạm mốc 3 USD/pound trong năm 2011, và chúng ta có thể gặp "ác mộng" này trong năm nay hoặc năm tới. Thị trường có vẻ trông ngóng điều sẽ lặp lại năm 2011, và tôi nghĩ Braxin luôn là tâm điểm quan tâm của thị trường. Nếu trong vài tháng tới, sản lượng bị giảm thì rủi ro giá cà phê sẽ đắt hơn là hiện hữu”, Hansen nói thêm.

Ngoài thời tiết kém, sự căng thẳng của chuỗi cung ứng toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cà phê toàn thế giới, do các nhà sản xuất và rang xay cà phê thường đóng ở nhiều quốc gia khác nhau. Sự bất định của thị trường cũng đến từ các quốc gia xuất khẩu cà phê khác như Ethiopia đang có nội chiến, và Việt Nam đang chứng kiến số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, khiến nguồn cung hạn hẹp hơn.

“Lần đầu tiên trong nhiều năm, thị trường cà phê bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng cung - cầu. Trong 5 năm qua, chúng ta có nguồn cung đến chủ yếu từ một hoặc hai nguồn cung cấp lớn, một là Brazil và hai là Việt Nam”, Hansen nói.

Tổng quan thị trường cà phê việt nam 2023

Giá cà phê hợp đồng tương lai theo các năm đạt đỉnh năm 2011 tại 300 USD/pound. Nguồn: CNBC.

“Nếu có vấn đề về nguồn cung tại một hoặc cả hai quốc gia này - điều mà chúng ta đã trải qua, sẽ khuyến khích các quốc gia khác tham gia vào sản xuất cà phê. Sẽ cần 2 năm để việc sản xuất cà phê có thể phản ứng với sự biến đổi về giá”, Hansen phân tích.

“Hiện chưa có nguồn cung nào đáng kể thêm vào thị trường. Tuy nhiên khi giá cả tăng, tất cả các loại cà phê trong kho của nông dân sẽ được bán ra thị trường, do giá hiện đang rất tốt. Do đó lại khuyến khích nông dân trồng nhiều hơn. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong tình trạng này”, Hansen phân tích với CNBC.

Diễn biến thị trường Việt Nam

Tuần qua ghi nhận giá giá cà phê trên thị trường thế giới đã tăng mạnh trở lại. Giá cà phê trong nước cũng đang trên đà tăng, cùng với giá cà phê thế giới. Trong tuần qua, giá cà phê đã tăng 500 - 600 đồng/kg, đạt mốc 47.000 đồng/kg vào ngày 28/11.

Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định, chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo, giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm.

Việt Nam đang có chỗ đứng thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng cà phê robusta giá dễ chịu hơn.

Nhiều người Mỹ đang phải tính toán nghiêm túc về thói quen uống cà phê, hoặc là bỏ hẳn, hoặc là thay đổi cách uống, khi giá mặt hàng này tăng mạnh. Trước đây, thị trường Mỹ chuộng cà phê arabica, loại thường đến từ Brazil hay Colombia, nhưng từ khi giá cả thay đổi, nhiều người đang tập dần với vị mới.

Nhiều người đang thử dùng robusta, giá bằng một nửa. Một số thương hiệu nổi tiếng thử trộn 2 robusta và arabica với nhau và đã tạo ra được loại hương vị đặc biệt. Arabica thường ngọt, còn Robusta đắng và độ caffeine cao hơn.

Tổng quan thị trường cà phê việt nam 2023

Việt Nam đang có chỗ đứng thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng cà phê robusta giá dễ chịu hơn. Ảnh: T.L

Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường Trung Quốc

Thị trường cà phê Trung Quốc đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 9 tháng đầu năm nay chiếm 11,9%, giảm 0,4% so với mức 12,3% vào cùng kỳ năm 2020.

Do đó, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu đã khuyến nghị ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tập trung vào các nền tảng truyền thông xã hội và các kênh phân phối trực tuyến để quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm.