Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam

Thí sinh tỉnh Bình Dương tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Đây là tỉnh có điểm chênh lệch thấp nhất cả nước, tăng từ hạng 8 năm 2017 lên hạng 1 năm 2021, ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Tuy nhiên, cần có sự đối sánh giai đoạn 5 năm (2017 - 2021) để biết được quá trình tiến triển chất lượng giáo dục của từng địa phương, qua đó phân nhóm giúp biết được vị trí của mình để không ngừng cải tiến chất lượng giáo dục.

Dựa vào kết quả xếp hạng hằng năm theo tiêu chí: điểm trung bình tốt nghiệp của các địa phương xếp từ cao đến thấp trong giai đoạn 2017 - 2021, chúng tôi thực hiện tính trung bình thứ hạng cho từng địa phương và sắp xếp từ nhỏ đến lớn.

Từ kết quả này có thể phân chia các tỉnh, TP thành 3 nhóm: nhóm 20 địa phương đầu có chất lượng tốt và ổn định; nhóm 23 địa phương có chất lượng thấp hơn, thứ hạng trồi sụt; nhóm 20 địa phương cuối, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp.

Nhóm đầu tiên gồm 20 tỉnh, TP có chất lượng giáo dục phổ thông tốt, ổn định. Trong đó, vùng đồng bằng sông Hồng có 7 địa phương: Nam Định (xếp hạng 1), Ninh Bình (2), Hà Nam (3), Vĩnh Phúc (6), Hải Phòng (9), Thái Bình (14), Hải Dương (16); vùng ĐBSCL có 7 địa phương: An Giang (5), Bạc Liêu (8), Vĩnh Long (12), Cần Thơ (13), Tiền Giang (17), Bến Tre (18), Đồng Tháp (19); vùng Đông Nam bộ 3 địa phương: Bình Dương (4), TP.HCM (7), Bà Rịa-Vũng Tàu (20); Tây nguyên có Lâm Đồng (10); miền núi phía bắc có Phú Thọ (11); Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có Bình Thuận (15).

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam

Trong nhóm này, các địa phương luôn giữ vững thứ hạng cao như Nam Định có 3 năm xếp hạng 1, hai năm hạng 2. Bình Dương có sự tiến bộ vượt bậc khi năm 2017 xếp hạng 8, năm 2021 hạng 1. Vĩnh Long từ hạng 12 năm 2017 nâng lên hạng 8 năm 2021. Tuy nhiên, cũng có tỉnh tụt hạng như Bình Thuận năm 2017 xếp hạng 11, năm 2021 hạng 20.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam

TP.HCM đứng thứ 7 về chất lượng giáo dục trong 5 năm qua.  Ảnh ĐỘC LẬP

23 địa phương có chất lượng trồi sụt

Nhóm thứ hai gồm 23 tỉnh, TP có chất lượng tốt nghiệp THPT thấp hơn. Trong đó, vùng miền núi phía bắc có 3 địa phương: Bắc Giang (21), Lào Cai (24), Tuyên Quang (39); đồng bằng sông Hồng có 3 địa phương: Bắc Ninh (22), Hà Nội (23), Hưng Yên (33); vùng ĐBSCL có 6 địa phương: Long An (25), Cà Mau (32), Sóc Trăng (36), Trà Vinh (40), Kiên Giang (42), Hậu Giang (43); Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 7 địa phương: Nghệ An (37), Hà Tĩnh (28), Thừa Thiên-Huế (29), Bình Định (34), Khánh Hòa (35), Đà Nẵng (38), Quảng Trị (41); Đông Nam bộ có 3 địa phương: Tây Ninh (26), Bình Phước (27), Đồng Nai (30). Tây nguyên có 1 địa phương: Kon Tum (31).

Ở nhóm này năm 2021 có một số địa phương tăng hạng vượt bậc so với 2018, như Bình Định từ hạng 45 lên 30, Hà Tĩnh từ 25 lên 17, Thừa Thiên-Huế từ 33 lên 18 và Nghệ An từ 42 lên 36.

Bên cạnh đó, cũng có địa phương tụt hạng khá mạnh so với năm 2018 như: Trà Vinh từ hạng 34 tụt xuống hạng 53, Quảng Trị từ 38 xuống 56, Kon Tum từ 23 xuống 40.

Đáng chú ý, Hà Nội và Đà Nẵng là 2 TP trực thuộc T.Ư nhưng chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, Hà Nội có xếp hạng hằng năm từ 23 - 26 (năm 2021 xếp hạng 25, tụt 2 bậc so với 2020), còn Đà Nẵng dao động từ 33 - 43.

Tỷ lệ học sinh chọn tổ hợp khoa học xã hội tăng

5 năm qua, tỷ lệ thí sinh lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội ngày càng tăng, năm 2017 là 43%, năm 2018 là 48%, 2019 là 53%, 2020 là 55,38% và 2021 là 53,38%. Trong khi đó, thí sinh chọn tổ hợp khoa học tự nhiên ngày càng giảm, từ 38,01% năm 2017 giảm còn 32,9% năm 2020 và 2021 là 33,85%.

20 địa phương chất lượng còn thấp

Nhóm thứ ba gồm 20 tỉnh có chất lượng giáo dục còn nhiều khó khăn, nhiều tỉnh luôn xếp top cuối. Trong đó, vùng núi phía bắc có 11 địa phương: Bắc Kạn (45), Quảng Ninh (47), Điện Biên (48), Yên Bái (49), Thái Nguyên (50), Lạng Sơn (51), Lai Châu (53), Cao Bằng (60), Hòa Bình (61), Sơn La (62) và Hà Giang (63). Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có 5 địa phương: Thanh Hóa (46), Quảng Bình (52), Quảng Ngãi (54), Quảng Nam (57), Phú Yên (58); Tây nguyên có 3 địa phương: Gia Lai (44), Đắk Nông (56), Đắk Lắk (59). Nhóm thứ ba chủ yếu là các tỉnh ở vùng núi phía bắc, Tây nguyên và miền Trung nhưng có huyện miền núi, nhiều học sinh là dân tộc ít người. Một số tỉnh thuộc nhóm này luôn nằm trong top 10 tỉnh cuối như: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Đắk Nông, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Lắk, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.

Giáo dục ĐBSCL tiến bộ vượt bậc

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc, khi có tới 7 địa phương thuộc nhóm một, 6 địa phương thuộc nhóm hai, không có địa phương thuộc nhóm ba. Trong đó An Giang và Bạc Liêu luôn có thứ hạng nằm trong top 10; còn Vĩnh Long, Cần Thơ có năm lọt vào top này.

Cần nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

Một số tỉnh, TP vừa có thứ hạng cao, vừa có chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi thấp như: Nam Định, Bình Dương, Hà Nam, Ninh Bình, An Giang, TP.HCM. Đặc biệt là Bình Dương có điểm chênh lệch thấp nhất cả nước, có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nên đã tăng từ hạng 8 năm 2017 lên hạng 1 năm 2021. Đây là xu hướng tích cực để tiến tới “học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Cần hỗ trợ giáo dục miền núi hiệu quả hơn. Nhà nước, các địa phương cần có nhiều chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhất là về công nghệ thông tin cho các địa phương miền núi để giảm khoảng cách so với TP, đồng bằng; tiếp tục ưu đãi đặc biệt với giáo viên giảng dạy ở miền núi...

Điều này cho thấy có sự nỗ lực rất lớn của giáo dục các tỉnh ĐBSCL, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên theo kết quả điều tra dân số năm 2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT người dân từ 15 tuổi trở lên của ĐBSCL thấp nhất cả nước. Vì vậy, các địa phương ĐBSCL cần nâng cao tỷ lệ huy động học sinh đi học THCS, THPT đúng độ tuổi.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam

Trong 5 năm qua, chất lượng giáo dục đại trà các địa phương vùng ĐBSCL có nhiều tiến bộ vượt bậc. Ảnh XUÂN PHÚC

Vùng đồng bằng sông Hồng có chất lượng giáo dục tốt nhất, khi có 5 địa phương luôn nằm trong top 10 là Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Hải Phòng. Tuy nhiên, Hà Nội là TP lớn, là địa phương dẫn đầu cả nước về thành tích học sinh giỏi và số điểm 10 thi THPT nhưng thứ hạng hằng năm ở mức 23 - 26. Điều này cho thấy giáo dục Hà Nội có sự phân hóa mạnh; một số địa phương miền núi như Lương Sơn (Hòa Bình cũ), hay một số địa phương thuộc Hà Tây trước đây chất lượng giáo dục chưa cao. Hà Nội cần hướng tới nằm trong top 10 của cả nước.

Còn giáo dục Đông Nam bộ luôn giữ vững thành tích của mình, trong đó Bình Dương và TP.HCM luôn ở trong top 10. TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu luôn có điểm ngoại ngữ cao nhất nước. Tuy nhiên, giáo dục các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, giáo dục đại trà ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn.

Trung bình điểm thi tốt nghiệp lên xuống liên tục

Giai đoạn 2017 - 2021, thi tốt nghiệp THPT đã có sự ổn định và từng bước cải tiến. Năm 2017 là năm đầu tiên ngoài 3 môn thi bắt buộc là toán, văn và ngoại ngữ, thí sinh lựa chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên (lý - hóa - sinh) hay tổ hợp khoa học xã hội.

Bên cạnh đó, kỳ thi cũng có những thay đổi đáng kể: từ năm 2020, kỳ thi này được gọi là thi tốt nghiệp THPT, không còn là kỳ thi THPT quốc gia; việc coi, chấm thi hoàn toàn giao cho các địa phương; trường ĐH, CĐ tham gia thanh tra thi. Phương thức tính điểm tốt nghiệp cũng thay đổi, trung bình điểm thi tham gia 70%, còn trung bình học bạ là 30%, thay cho tỷ lệ 50 - 50 như trước.

Với sự thay đổi này, yêu cầu độ khó của đề thi thay đổi, do đó trung bình điểm thi tốt nghiệp các năm trên phạm vi toàn quốc có sự thay đổi lên xuống: Năm 2017 (trung bình điểm tốt nghiệp là 5,19), năm 2018 (4,85), 2019 (5,97), 2020 (6,27) và năm 2021 (6,47).

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Nguồn: Internet

Trước khi vào bài viết, mình sẽ nói qua một chút về 2 bộ dữ liệu mình sử dụng. Bộ dữ liệu thứ nhất được crawl về từ các trang web tra cứu điểm thi, y đúc như dữ liệu mà các báo sử dụng để làm phổ điểm. Bộ thứ 2 là điểm thi của TP HCM, được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa tháng sinh và điểm thi.

Bộ dữ liệu bị thiếu mất TP Đà Nẵng vì thi muộn. Và trong các bản đồ được sử dụng thì mình sẽ chỉ giữ phần đất liền để tăng sự trực quan (để cả Hoàng Sa và Trường Sa thì bản đồ sẽ quá to không thể nhét vào cùng một ảnh được).

Ngoài tiếng Anh ra thì học sinh được phép chọn 1 trong 5 ngoại ngữ khác là Trung, Nhật, Pháp, Nga, Đức. Sau đây là biểu đồ về số lượng và điểm thi trung bình của 5 môn thi đó.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Số lượng 5 môn thi ngoại ngữ

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Điểm thi TB các môn thi ngoại ngữ

Nếu không tính tiếng Anh thì tiếng Trung là sự lựa chọn số một với 1200 thí sinh, theo sau là tiếng Nhật và tiếng Pháp. Tiếng Nga và tiếng Đức vẫn có người thi nhưng không đáng kể. Xét về điểm trung bình thì hầu như những học sinh chọn môn Ngoại ngữ khác tiếng Anh thì đều có kết quả tốt, trung bình mỗi môn đều trong khoảng 7 – 8 điểm, để lại người anh em tiếng Anh lọt thỏm ở cuối =)). Tiếp đến hãy nhìn qua top 15 tỉnh có nhiều thí sinh thi tiếng Trung nhất.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Top 15 tỉnh đông thí sinh thi tiếng Trung nhất

Lào Cai là tỉnh có đông học sinh thi tiếng Trung nhất, tiếp theo là Quảng Ninh, có thể là do đặc tính địa lý có cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, nhiều người học tiếng Trung để giao dịch làm ăn, ngoài ra thì có Hà Nội và TP HCM là 2 thành phố lớn và Đồng Nai là nơi có nhiều người Hoa Kiều sinh sống.

Phần này mình sẽ sử dụng 3 metrics là điểm thi trung bình toàn tỉnh, tỷ lệ học sinh giỏi (được điểm 9 trở lên hoặc 8 với môn có điểm TB thấp), và phương sai của phổ điểm (dùng để đo mức độ phân tán thống kê của điểm thi, phương sai cao đồng nghĩa với sự bất bình đẳng giáo dục, nhiều thí sinh điểm cao học giỏi nhưng cũng có nhiều thí sinh điểm thấp học kém). Một biểu đồ sẽ gồm 3 bản đồ, theo thứ tự như trên từ trái qua phải và chỉ hiển thị top 15 tỉnh. Đầu tiên hãy đến với môn Toán

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Biểu đồ môn Toán theo thứ tự từ trái sang phải: điểm thi TB, tỷ lệ HSG và phương sai

Ta có thể thấy một xu hướng rất rõ rệt đó là những tỉnh có điểm TB môn toán cao nhất đều co cụm ở 2 trung tâm đất nước là Hà Nội và TP HCM, chứng tỏ vị trí địa lý là nhân tố quan trọng quyết định học vấn, hay thậm chí là sự giàu mạnh của cả một vùng miền (điều này cũng được giải thích trong cuốn sách kinh điển Súng, vi trùng và thép của Jared Diamond). Nhưng khi xét đến tỷ lệ số học sinh giỏi thì miền Bắc hoàn toàn áp đảo, đại diện duy nhất của miền Nam là TP HCM. Và sau khi xét cả bản đồ cuối cùng về phương sai thì chúng ta có thể rút ra được một số insight sau:

_ Miền Nam học Toán đều hơn miền Bắc, không có hiện tượng bất bình đẳng môn Toán ở miền Nam.

_ Miền Bắc vùng xung quanh Hà Nội học Toán rất giỏi, đặc biệt là Nam Định dẫn đầu cả điểm trung bình lẫn tỷ lệ học sinh giỏi, mà lại không hề có sự bất bình đẳng ở đây (cứ 5 học sinh thi Toán ở Nam Định lại có 1 học sinh được 9 điểm trở lên).

_ Hai tỉnh miền Trung là Thanh Hóa và Nghệ An mặc dù có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhưng có sự bất bình đẳng rõ rệt (đặc biệt là Thanh Hóa với top 1). Thế nên nói dân miền Trung học giỏi là chỉ đúng một phần, bởi vì có một bộ phận học rất giỏi nhưng phần đông còn lại thì học lực ở mức bình thường hoặc kém.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Biểu đồ môn Văn theo thứ tự từ trái sang phải: điểm thi TB, tỷ lệ HSG và phương sai

Qua 3 bản đồ của môn văn thì ta có thể rút ra những insight sau:

_ Miền Bắc thống trị về điểm Toán thì miền Nam lại dẫn đầu về điểm Văn, đứng đầu là tỉnh An Giang với cả điểm trung bình lẫn tỷ lệ học sinh giỏi. Và quan trọng là miền Nam không hề có sự bất bình đẳng về môn Văn lẫn môn Toán, chứng tỏ lực học rất đều chứ không bị lệnh nhiều như miền Bắc.

_ Các báo sau khi phân tích điểm thi thì nghi ngờ có gian lận điểm môn Văn ở An Giang, nhưng điều này là khó có thể xảy ra khi dữ liệu trên biểu đồ cho ta thấy các tỉnh miền Nam giỏi môn Văn thật sự. Dấu hiệu của gian lận thường sẽ là tỷ lệ số học sinh giỏi cao kết hợp vs có sự bất bình đẳng, mà điểm trung bình lại thấp (vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết ở môn Lịch sử).

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Biểu đồ môn tiếng Anh theo thứ tự từ trái sang phải: điểm thi TB, tỷ lệ HSG và phương sai

Biểu đồ về điểm thi môn tiếng Anh cho ta thấy:

_ Miền Nam lại một lần nữa vượt trội trong môn tiếng Anh nếu xét về điểm trung bình, ngược lại, với tỷ lệ học sinh giỏi thì miền Bắc vượt trội hơn.

_ Bản đồ cho thấy một quy luật rõ ràng: các tỉnh giỏi tiếng Anh nằm co cụm tại các trung tâm TP lớn và các địa điểm du lịch nổi tiếng có nhiều người nước ngoài. Dọc miền Trung không hề có một tỉnh nào nằm top (có thể có Đà Nẵng nếu dữ liệu đầy đủ).

_ Hà Nội và Sài Gòn là 2 TP trung tâm phát triển nhất của cả nước, quy tụ nhiều tầng lớp trí thức tinh hoa, chúng ta hãy xem họ đầu tư môn học gì nhất cho con cái, tất nhiên đó là tiếng Anh. Mặc dù số thí sinh dự thi cao nhất nước, kèm theo phương sai cao chứng tỏ cũng có rất nhiều học sinh học tiếng anh kém (có thể là ở vùng ngoại ô), nhưng điểm thi TB lẫn tỷ lệ HSG vẫn vượt xa các tỉnh thành còn lại.

_ Các tỉnh học giỏi thường co cụm xung quanh các TP lớn, cụ thể là thủ đô Hà Nội và TP HCM.

_ Định kiến các tỉnh miền Trung học giỏi chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, tình trạng bất bình đẳng giáo dục ở các tỉnh này rất lớn (và cũng có thể là bất bình đẳng thu nhập), chưa nói đến trình độ tiếng Anh của các tỉnh này không ổn, mặc dù tiếng Anh có vai trò rất quan trọng trong xã hội hiện đại.

_ Có thể thấy tình trạng bất bình đẳng giáo dục rất rõ ràng ở miền Bắc, hầu như không có trong miền Nam, liệu có phải do sự bất bình đẳng thu nhập ở miền Bắc trầm trọng hơn ở miền Nam??? Chủ đề này có thể là một chủ đề hay cho các bạn nghiên cứu về giáo dục hoặc văn hóa vùng miền.

_ Nằm trong top điểm TB và tỷ lệ HSG của cả 3 môn và không hề có sự bất bình đẳng nào, chưa kể top 1 môn Toán với điểm số vượt xa phần còn lại, hoàn toàn chính xác khi gọi Nam Định là "đất học".

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Mối quan hệ tương quan

Chỉ số về mối quan hệ tương quan dao động từ -1 đến 1, càng gần 1 thì sự tương quan đồng biến càng mạnh, ngược lại với -1 là tương quan nghịch biến, và càng gần 0 thì càng không có liên hệ gì với nhau. Những môn có mối quan hệ tương quan đồng biến nghĩa là khi học giỏi môn này thì sẽ có tỉ lệ cao là học giỏi môn kia.

_ Môn Toán có mối quan hệ tương quan mạnh nhất với môn Lý và tiếng Anh. Đối với các môn còn lại thì Toán cũng có hệ số tương quan khá cao trừ môn Sinh.

_ Môn Văn, Anh, Hóa có mối quan hệ tương quan mạnh nhất với môn Toán.

Đây là một nghịch lý bởi Toán thuộc khối các môn tự nhiên, còn Văn với Anh là các môn xã hội. Điều này có thể do văn hóa giáo dục quá chú trọng và đề cao môn Toán của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Thế nên kể cả những học sinh theo các khối ngành xã hội cũng phải ra sức học môn Toán mặc dù không hề có sự đam mê.

_ Ngoài ra thì không có cặp môn học nào tương quan mạnh (> 0.7), mạnh nhất là Toán - Lý với 0.59 và Toán - Anh với 0.58.

Môn này khá là đặc biệt, bởi vì năm nào nó cũng đội sổ về điểm thi, học sinh ai cũng ghét nó, thế nên mình quyết định phân tích thêm về môn này để xem có insight gì thú vị không.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Biểu đồ môn Lịch sử theo thứ tự từ trái sang phải: điểm thi TB, tỷ lệ HSG và phương sai

_ Bản đồ phân bổ không thấy có quy luật gì, các tỉnh trong top điểm thi nằm rất rải rác.

_ Điều thú vị nằm ở sự bất bình đẳng một cách cực đoan ở một số tỉnh được thể hiện bằng điểm TB không cao lắm, nhưng nằm top về tỷ lệ HSG và sự bất bình đẳng (đây có thể là dấu hiệu cho sự gian lận). Có 2 tỉnh thỏa mãn điều kiện này là Cao Bằng và Điện Biên.

_ Kể cả là môn Lịch sử thì Nam Định vẫn nằm top cả điểm TB lẫn tỷ lệ HSG.

Cuốn sách "Những kẻ xuất chúng" của Malcolm Gladwell có nói về việc tháng sinh ảnh hưởng đến thành tích thi đấu thể thao như thế nào. Đại loại là nếu bạn muốn trở nên xuất chúng trong các môn thể thao ở Mỹ, bạn phải được sinh vào các tháng đầu năm, để khi đến mùa tuyển sinh của các lò đào tạo vào cuối năm thì bạn sẽ có lợi thế hơn với những người sinh đầu năm. Nên mình sẽ thử phân tích điểm thi trung bình 3 môn Toán, Anh, Văn của học sinh TP HCM theo tháng sinh để xem điều trên có đúng với học tập không.

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Điểm thi TB

Top các tỉnh học giỏi nhất Việt Nam
Tỷ lệ học sinh giỏi

Biểu đồ của điểm thi TB đã được thay đổi giá trị mốc với mục đích trực quan. Và như chúng ta thấy, quả thực là những học sinh sinh vào đầu năm có kết quả tốt hơn sinh vào cuối năm. Điều này cũng đúng nếu phân tích riêng từng môn thi một. Thế nhưng khác biệt đó không đáng kể. 

Đây chỉ là một thí nghiệm nhỏ vui vui bởi vì dữ liệu điểm thi ở TP HCM không mang tính đại diện cho tất cả học sinh Việt Nam, nên mình chỉ làm một cách đơn giản chứ đúng ra là phải thực hiện các kiểm định giả thuyết thống kê thì mới chuẩn chỉnh.

Trên đây là bài phân tích của mình về học lực và giáo dục của các tỉnh thành Việt Nam thông qua dữ liệu điểm thi đại học. Mong rằng sau bài viết này, các bạn có thể thấy được sự thú vị của Data Science, đặc biệt là ở mảng Data Analytic. Với những bạn muốn tham khảo cách mình xử lí data thì mình có để link Github ở phía dưới.

Các bài viết khác của tác giả:

https://spiderum.com/nguoi-dung/khoilu95

Recommend thêm một kênh rất hay về khoa học, vừa mới viết series bài về Xác suất thống kê mình thấy rất hay:

https://www.facebook.com/teammonsterbox

Sắp tới mình sẽ viết thêm nhiều bài viết về khoa học dữ liệu, phân tích insight từ các bộ dữ liệu hay, và cả những chủ đề thú vị khác nữa. Nếu không muốn bỏ lỡ thì hãy follow mình nhé :))