Tranh chấp cam kết xử lý ở đâu

Tranh chấp hợp đồng là sự bất đồng của các bên trong việc thực giao kết, sửa đổi, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng. Có những hợp đồng phát sinh tranh chấp ngay từ thời điểm chưa giao kết, hoặc có những hợp đồng tranh chấp phát sinh khi các bên đã ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Do đó người giải quyết tranh chấp hợp đồng cần nắm được các vấn đề pháp lý sau:

Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bạn cần biết?

✔  Thứ nhất, căn cứ theo quyền tự định đoạt của các bên khi thỏa thuận hợp đồng nên tranh chấp hợp đồng chỉ được giải quyết khi tôn trọng ý chí của các bên.

✔  Thứ hai, tranh chấp hợp đồng đôi khi chỉ đến từ việc yêu cầu không thực hiện một công việc nhất định nên bản chất của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng không đơn thuần là việc phân định quyền lợi về mặt tài sản.

✔  Thứ ba, ngoại trừ có thỏa thuận khác thì các bên bình đẳng trước cơ quan tài phán trong việc khởi kiện tranh chấp hợp đồng. Do đó tranh chấp hợp đồng phải được xem xét dựa trên tiêu chí bình đăng, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gọi 0904.588.557

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Quyết định giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải có tính khả thi cao, thi hành được và quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

✔  Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

+ Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

 - Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

+ Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

+ Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

+ Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

+ Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

✔  Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

+ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

+ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

+ Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Hòa giải khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tại đâu?

✔  Tự hòa giải khi phát sinh tranh chấp hợp đồng (Hòa giải ngoài tố tụng): là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của các bên thứ ba.

✔  Hòa giải qua trung gian theo yêu cầu của một trong các bên tranh chấp hợp đồng: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

✔  Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại đâu?

Khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, hoặc Trọng tài thương mại là hai phương thức khởi kiện được pháp luật quy định để giải quyêt tranh chấp hợp đồng. Đặc điểm của các phương thức khởi kiện này như sau

✔  Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi Trọng tài thương mại

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

+   Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện.

+   Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.

+   Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành.

+   Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).

+   Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.

+   Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.

+   Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.

+   Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể .

+   Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).

+   Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).

+   Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được.

+   Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.

+   Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác.

+   Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

✔  Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi Tòa án

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

1. Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

+   Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.

+   Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.

+   Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

2. Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

+   Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ).

+   Khả năng hỗ trợ các bên trong việc thu thập chứng cứ, làm rõ chứng cứ còn nhiều hạn chế.

Luật sư Trí Nam nhận dịch vụ luật sư đại diện khởi kiện tranh chấp hợp đồng uy tín. Chúng tôi có kinh nghiệm dày dặn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại, Tòa án các cấp đảm bảo luôn bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ khi được mời. Quý khách hàng cần luật sư hỗ trợ ngay hôm nay hãy gọi tới số 0904.588.557 để được báo giá. Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.

Tham khảo:

>> Dịch vụ luật sư uy tín

>> Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Chủ đề