Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp

Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột do chúng ta không may chạm vào nguồn điện hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện. Khi đó nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật có thể bị bỏng, thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc sơ cứu nạn ban đầu cho nhân bị điện giật có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật

– Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện (H1). (Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).

Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp

Dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.

– Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.

– Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.

  • Với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.

+ Hô hấp nhân tạo: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần (H2).

Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp

Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.

+ Ép tim ngoài lồng ngực: Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra. Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần (H3).

  • Với nạn nhân còn tỉnh: Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.

– Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Những lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật

  • Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
  • Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân

Phòng ngừa điện giật

Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp
Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em.

  • Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn.
  • Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát.
  • Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện… cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện.
  • Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em.
  • Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện…
  • Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm…
  • Hãy thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị đã sử dụng trong một thời gian dài trong nhà bạn.

Theo các chuyên gia, những tai nạn điện giật thường xảy ra khi nạn nhân bất ngờ hay vô tình tiếp xúc với điện. Người bị điện giật nếu không được sơ/cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề như: bỏng, ngừng hô hấp hay thậm chí là thiệt mạng. Vì vậy nắm rõ các bước sơ cứu ban đầu cho người bị điện giật rất quan trọng.

Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp

 Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tìm cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. (Ảnh: SKDS)

 Dưới đây là những bước sơ cứu cho người bị điện giật:

Bước 1: Khi phát hiện người bị điện giật bạn cần nhanh chóng tìm và cắt ngay nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân. Đeo găng tay cao su, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Lưu ý, không dùng tay không, que/gậy bằng kim loại hay vật dụng có dính nước…

Bước 2: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, tránh xa khói bụi, khí độc và nơi có nhiệt độ cao.

Bước 3: Kiểm tra nạn nhân xem còn thở không.

- Nếu nạn nhân không còn thở phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ cho đến khi tự thở được hoặc có dấu hiệu hồi phục mới thôi. Sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất.

- Trường hợp nạn nhân tự thở được cần kiểm tra ngay mức độ tổn thương ở các vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vị trí nguy hiểm như đốt sống cổ. Bởi những tổn thương như vậy có thể gây liệt cho nạn nhân nếu không được sơ cứu kịp thời. Cố gắng động viên, an ủi để nạn nhân bình tĩnh, yên tâm rồi nhanh chóng đưa họ tới cơ sở y tế.

Cần chú ý, với trường hợp nạn nhân bị bỏng, cần băng, che phủ vùng bỏng với băng vô trùng hoặc quần áo sạch. Không dùng chăn mền hay khăn lau vì các chất liệu sợi thưa có thể dính vào vết bỏng.

Phòng ngừa điện giật như thế nào?

- Người dân cố gắng thiết kế những ổ điện an toàn, thường xuyên kiểm tra các hệ thống điện, đảm bảo thiết bị điện an toàn, không bị hở.

- Tuyệt đối không tự ý sửa chữa các thiết bị điện khi không có kỹ năng. Nếu sửa chữa, cần dùng găng tay, đi ủng, kiểm tra nguồn điện bằng bút thử điện và không dùng tay không để nối, cắt điện.

- Không dùng điện để bẫy chuột, bắt cá hoặc chống trộm.

- Với trẻ em, phụ huynh cần để các dụng cụ, dây dẫn điện tránh xa tầm tay của trẻ. Không để trẻ vui đùa gần các thiết bị điện, khu dẫn điện.

- Khi phát hiện nạn nhân bị điện giật cần nhanh chóng sơ cứu rồi đưa họ tới bệnh viện để được cấp cứu, hỗ trợ kịp thời, hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc.

Khả Minh

          Điện giật là 1 tai nạn thường gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày cũng như trong môi trường quân đội, khi luyện tập, tăng gia lao động sản xuất,…. Tai nạn này thường dẫn đến tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở và tử vong nếu không được xử trí kịp thời và đúng đắn.

1. Cơ chế tổn thương do điện giật

Tổn thương do điện xẩy ra theo 3 cơ chế: (1) tác động trực tiếp của dòng điện lên mô cơ thể; (2) chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt; (3) tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật.

Tai nạn điện giật gây nhiều hậu quả toàn thân và cục bộ trên cơ thể, cả trước mắt và lâu dài. Riêng trong công nghiệp do sơ xuất, chế độ an toàn lao động không được tôn trọng, nên nhiều người bị điện giật.

Có hai loại dòng điện: dòng điện xoay chiều (AC) được dùng trong sinh hoạt… và dòng điện một chiều (DC) thấy trong ắc quy, hệ thống điện xe ô tô, tia sét…Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc quăng nạn nhân ra khỏi nguồn điện do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay) và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn do đó kéo dài thời gian tiếp xúc gây tổn thương mô nặng hơn.

Những sang thương do điện giật:

  1. Sang thương do nhiệt năng (thermal injuries)
  2. Sang thương do dòng điện đi qua (conductive injuries)
  3. Sang thương do nổ (blast injuries)

2. Các tổn thương khi bị điện giật

a) Ngưng tim phổi: Có thể có ngừng tim đột ngột (thường do dòng điện một chiều hoặc sét đánh) hoặc rung thất (thường do dòng điện xoay chiều) trước khi nhập viện. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xẩy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác. Bệnh nhân có thể ngừng thở trước rồi ngưng tim sau.

b) Bỏng:  Tổn thương do cơ thể là một phần của dòng điện, làm các mô sâu bị đốt nóng gây bỏng, tổn thương da chỉ có vết thương vào – vết thương ra dễ làm chúng ta đánh giá thấp mức độ tổn thương. Vết bỏng không đau, không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ. Bỏng đôi khi do tia lửa điện phóng làm cháy da, cháy quần áo

c) Gãy xương: xương có thể bị gẫy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ.

            

Trình bày phương pháp xử lý, cấp cứu người bị điện giật ở mạng điện hạ áp

- Choáng giảm thể tích: do tăng tính thấm thành mạch, tổn thương tế bào.

- Phù não gây tăng áp lực nội sọ.

- Chèn ép khoang: do hoại tử và phù nề mô, nhất là tứ chi.

- Suy thận cấp: Do hoại tử cơ. Vài giờ sau khi bị điện giật, bệnh nhân đã tỉnh bỗng nhiên đái ra nước tiểu đỏ sẩm và sau đó vô niệu. Xét nghiệm máu, nước tiểu có thể có Myoglobin, là chất có thể làm tắc ống thận gây suy thận cấp.

- Tim: ngoại tâm thu nhĩ và thất, loạn nhịp hoàn toàn, đau thắt ngực.

- Tâm thần kinh: liệt nửa người, hội chứng ngoại tháp, bệnh thần kinh ngoại biên: (liệt, đau, tê da), rối loạn điện não.

3. Xử trí cấp cứu người bị điện giật

Các bước xử trí cấp cứu:

- Tách dòng điện khỏi cơ thể nạn nhân một cách an toàn.

- Hồi sinh tim phổi cơ bản cho nạn nhân và gọi cứu hộ.

- Hồi sinh tim phổi nâng cao và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế.

- Điều trị triệu chứng, biến chứng và dự phòng biến chứng.

- Theo dõi và tiên lượng điện giật.

Lưu ý:  Khi bị điện giật tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà có thể can thiệp ở các nội dung khác nhau, không bắt buộc phải thực hiện toàn bộ các bước. Công việc quan trọng nhất phải được ưu tiên hàng đầu đó là hồi sinh tim phổi trong vòng 5 phút từ khi nạn nhân ngừng tim và liên tục cho đến khi tim đập lại mà vẫn an toàn cho người cứu hộ.

Bước 1: Tách dòng điện khỏi cơ thể nạn nhân một cách an toàn

- Cúp cầu dao.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện (chú ý bệnh nhân hay ngã khi bị cắt điện, đề phòng điện giật người hàng loạt): bằng các vật dụng không dẫn điện.

Lưu ý:

+ Người cứu hộ bình tĩnh, không hoảng loạn nhưng khẩn trương bởi thời cơ cứu sống nạn nhân chỉ dưới 5 phút.

+ Tuyệt đối không chạm vào nạn nhân hay vùng truyền điện khi chưa ngắt điện.

+ Người sơ cứu nên mang đồ bảo hộ: găng tay cao su, quấn bằng nylon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.

Bước 2:  Nhận định tình trạng và hồi sinh tim phổi tại chỗ ngay lập tức

Ngay sau khi đưa nạn nhân ra khỏi dòng điện, kiểm tra tình trạng tim và hô hấp, nếu ngưng hô hấp – tuần hoàn phải tiến hành ngay hồi sinh tim phổi cơ bản.

- Chẩn đoán ngưng tim ngưng thở dựa vào 3 triệu chứng cơ bản sau:

+ Mất ý thức: được xác định khi bệnh nhân lay gọi, kích thích đau không đáp ứng, không có phản xạ thức tỉnh.

+ Ngừng thở hoặc thở ngáp: xác định khi lồng ngực và bụng bệnh nhân hoàn toàn không có cử động thở.

+ Ngừng tim: khi mất mạch cảnh và mất mạch bẹn.

Ngoài ra bệnh nhân còn có các triệu chứng khác như: da nhợt nhạt hoặc tím tái, giãn đồng tử và mất phản xạ đồng tử với ánh sáng.

Chẩn đoán nhanh: Không tỉnh, không thở, không mạch = Ngưng hô hấp - tuần hoàn.

Cấp cứu ngưng hô hấp- tuần hoàn

Khi nhận định tình trạng nạn nhân bị ngưng tim ngưng thở, cần phải tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức, càng sớm càng tốt, theo trình tự C- A- B  bao gồm 2 kỹ thuật cơ bản ép tim  và thổi ngạt.

-  Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: (C -compressions).

+ Cách đặt tay: 1/3 dưới ,chính giữa xương ức. Qúa trình ép khuỷu tay phải thẳng,

dùng sức nặng ½  thân trên của người cứu hộ để tạo lực ép.

+ Tần số: 100-120 l/P

+ Biên độ: 5-6 cm (trẻ em : 1/3 độ dày lồng ngực)

Chú ý:

* Đối với người lớn và trẻ trên 8 tuổi dùng hai tay chồng lên nhau ấn thẳng xuống xương ức, sâu xuống 5- 6 cm.

* Trẻ 1- 8 tuổi dùng một tay ấn sâu 3-4 cm. (1/3 đường kính trước sau của lồng ngực)

* Trẻ 0-12 tháng tuổi dùng 2 ngón tay sâu xuống 1- 2 cm.

-  Khai thông đường thở: (A- airway). Người cứu nạn quỳ bên cạnh nạn nhân, một tay đặt lên trán nạn nhân đẩy ra phía sau, một tay nâng cằm lên sao cho nạn nhân ưỡn cổ tối đa (khi có nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ thì chỉ nâng hàm dưới lên tránh di chuyển nhiều), dùng gạc hay khăn vải móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng nạn nhân.

- Kỹ thuật thổi ngạt:  (B- breathing).

+ Tư thế nạn nhân cổ ngửa, trừ khi có chấn thương cột sống cổ để đầu vị trí trung gian.

+ Đặt một chiếc khăn hoặc miếng vải khô lên vùng miệng nạn nhân khi thổi ngạt để hạn chế lây nhiễm cho người cứu hộ.

+ Người cứu hộ dùng 2 ngón tay bịt chặt mũi nạn nhân lại, ngửa mặt hít một hơi dài, áp miệng vào miệng nạn nhân thổi vào trong khoảng 2 giây. Làm lại tương tự  2 lần liên tiếp.

Những lưu ý khi ép tim- thổi ngạt

Sau thổi ngạt 2 lần tiếp tục ép tim, tỷ lệ ép tim: thổi ngạt là 30:2. Sau 5 chu kỳ ép tim – thổi ngạt, kiểm tra lại mạch trong 5 giây, rồi làm tiếp  kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại Thổi ngạt đảm bảo ngực người bị nạn phồng lên, xẹp xuống  đều đặn theo nhịp thổi. Mỗi 2 phút người ép tim – thổi ngạt  được đổi vị trí để đảm bảo người ép tim không quá mệt dẫn đến giảm chất lượng ép tim. Nếu sau 2-3 giờ sơ cấp cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to là hết hy vọng cứu sống.

Tóm tắt hồi sinh tim phổi cơ bản:

Người cứu hộ nên

Người cứu hộ không nên

  • Nhấn ngực ở tốc độ 100-120 l/p
  • Nhấn ngực với biên độ là 5cm -6cm
  • Để ngực nảy lên hoàn toàn sau mỗi lần nhấn ngực
  • Giảm thiểu khoảng dừng giữa các lần nhấn ngực
  • Thông khí đầy đủ (2 lần thở sau 30 lần nhấn ngực, mỗi lần thở làm ngực phồng lên > 1 giây)
  • Nhấn ngực ở tốc độ chậm hơn 100 l/p hoặc nhanh hơn 120 l/p
  • Nhấn ngực với biên độ chưa đến 5cm hoặc lớn hơn 6cm
  • Tỳ lên ngực giữa các lần nhấn ngực
  • Để gián đoạn > 10 giây
  • Để thông khí quá nhiều (tức là quá nhiều lần thở hoặc thở quá mạnh)

Bước 3 . Hồi sinh tim phổi nâng cao .

- Bóp bóng Ambu qua face-mask và đặt nội khí quản

Dụng cụ cần thiết gồm: Bóng bóp, mask, airway, dây oxy, bình oxy, hút đờm Chọn cỡ mask, bóng: vừa khuôn mặt Cách úp mask: kín, cố định

Tần số bóp: 8-10 l/p (tỉ lệ 30:2).

Lưu lượng oxy: túi khí dự trữ phồng
Hiệu quả : ngực phồng, SPO2 tăng, da niêm hồng.

Tiến hành đặt Nội khí quản vừa hỗ trợ hô hấp hiệu quả, vừa bảo vệ đường hô hấp trước nguy cơ hít sặc. thực hiện sốc điện nếu có rung thất, sử dụng Adrenaline, dung dịch Natri bicarbonate…Chuyển bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu, tiếp tục hồi sức tim phổi liên tục trong quá trình di chuyển.

- Thuốc và dịch truyền trong cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn.

Khi đã có đường truyền: Thay dịch đang dùng bằng NS 0,9% hoặc RL, xả dịch thành dòng Adrenalin 1mg TM /3 phút cho đến khi tim đập lại. Khi chưa có đường truyền hoặc đường truyền chưa tốt : Làm đồng thời Adrenalin 2mg /3 phút  bơm nội khí quản và lấy đường truyền , ưu tiên ½ trên thân người, xả dịch nhanh. Có thể lấy đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Adrenalin 1mg TM /3-5 phút  khi có đường truyền.

Lưu ý: Adrenalin là thuốc cơ bản trong hồi sinh tim phổi tổng hợp, dùng càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Tuy nhiên ép tim và thổi ngạt liên tục phải được ưu tiên hàng đầu. Cho nên nếu có tổ y tế cấp cứu tại hiện trường được trang bị đầy đủ sẽ tăng khả năng cứu sống người bị nạn.

- Tiếp tục hồi sức nâng cao và săn sóc sau hồi sức

Nếu tim chưa đập lại tiếp tục xoa bóp tim ngoài lồng ngực và điều trị các loại rối loạn nhịp.

  • Chống toan chuyển hóa bằng Natribicarbonate truyền tĩnh mạch
  • Chống sốc bằng dịch truyền, vận mạch
  • Ghi điện tim và theo dõi tim liên tục trong 24 giờ vì bệnh nhân có thể rung thất lại.
  • Tìm và xử lý các tổn thương khác: Bỏng,  Gãy xương, Các cơ quan nội tạng.

4. THEO DÕI VÀ TIÊN LƯỢNG ĐIỆN GIẬT

- Các trường hợp tổn thương thuần túy do nhiệt sẽ được điều trị như trường hợp bỏng do nhiệt.

- Các trường hợp bị tổn thương bởi dòng điện có hiệu điện thế thấp và không có triệu chứng toàn thân, không bỏng đáng kể, không có biến đổi trên ECG, không có myoglobin trong nước tiểu có thể cho xuất viện và theo dõi ngoại trú.

- Các trường hợp khác: tổn thương bởi dòng điện cao thế, bỏng đáng kể, biến đổi trên ECG, tiểu myoglobin đều cần nhập viện.

5. Các biện pháp phòng chống điện giật

- Nâng cao ý thức người dân cũng như những người hoạt động trong ngành điện về cách phòng tránh điện giật.

- Tôn trọng hành lang an toàn điện.

- Tuân thủ quy định về bảo hộ lao động khi sửa chữa, tiếp xúc với nguồn điện.

- Cập nhật và huấn luyện thành thục cách sơ cứu- cấp cứu khi bị điện giật.

- Bảo vệ trẻ em trước nguồn điện bằng các biện pháp thích hợp

- Có các biển báo phù hợp tại các vị trí có nguồn điện dễ xảy ra điện giật.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm định và thay thế các thiết bị điện đề phòng rò điện: như đường dây quá cũ, bị đứt, rách vỏ bảo vệ, thiết bị điện trong nhà như nồi cơm, ấm đun nước, máy giặt.

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực  ban hành kèm theo Quyết định số 1493/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế)
  2. Tài liệu cập nhật Hồi sinh tim phổi nâng cao – Hội nghị Tim mạch học toàn quốc năm 2015
  3. Guidelines Update for CPR of the 2015 American Heart Association

                                                                                                             BS Hồ Thế Công