Trình bày sự phát triển của android

Android là hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay, chạy nền tảng Linux. Hiện có hơn tỷ thiết bị chạy hệ Android với hàng trăm triệu người dùng. Cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển đầy thú vị của hệ điều hành thịnh hành nhất này nhé!

Người cha đẻ và trở thành một phần của Google

Hệ điều hành Android có nguồn gốc tên từ Android, Inc. – chính công ty cha đẻ của Android. Công ty chính thức thành lập ở Palo Alto, California khoảng tháng 10 năm 2003 do Andy Rubin – đồng sáng lập công ty Danger, Rich Miner – đồng sáng lập công ty Viễn thông Wildfire, Nick Sears – cựu Phó giám đốc T-Mobile, và Chris White – trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV.

Đến 17/08/2005 Google chính thức thu mua lại Android, Inc., từ đó Android chính thức thuộc quyền sở hữu của Google. Bộ phận cốt cán nhân sự chính của Android, Inc. có Rubin, Miner và White, vẫn duy trì chức vụ sau lần mua bán này. Vào thời điểm đó không có quá nhiều thông tin về công ty này nhưng ngầm dự báo về tương lai Google  sẽ lấn sân sang thị trường điện thoại di động.

Phát triển tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu chính thức cho thành lập và phát triển nền tảng thiết bị di động trên nền tảng Linux. Google mang tới lời hứa với nhà sản xuất điện thoại và các nhà mạng cho tương lai nâng cấp hệ thống và cho nền tảng tích hợp mươt mà.

Biểu tượng của hệ điều hành Android

Liên minh thiết bị cầm tay mở và Android ra đời

Ngày 5/11/2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset Alliance), hiệp hội quốc tế lớn với sự có mặt của nhiều công ty trong bao gồm như Texas Instruments, Google, HTC, Intel, Tập đoàn Broadcom, LG, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Tập đoàn Marvell Technology, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile. Hiệp hội chính thức được thành lập để cùng hướng tới phát triển mạnh tiêu chuẩn mở cho tương lai mới của thiết bị di động.

Cùng ngày hôm đó, hệ điều hành Android chính thức ra đời với vai trò là sản phẩm tiên phong của Liên minh, nền tảng thiết bị di động phát triển trên Linux phiên bản 2.6. Con điện thoại sử dụng Android đầu tiên được giới thiệu đến người dùng tại  HTC Dream, ra mắt ngày 22/10/2008.Biểu tượng đại diện cho hệ điều hành Android chính là con robot màu xanh lá từ hãng  Irina Blok tại California vẽ.

Các phiên bản hệ điều hành Android qua các đời

Phiên bản Tên Ngày phát hành
Android 1.5 Cupcake 27/4/2009
Android 1.6 Donut 15/9/2009
Android 2.0 – 2.1 Eclair 26/9/2009 (phát hành lần đầu)
Android 2.2 – 2.2.3 Froyo 20/5/2010 (phát hành lần đầu)
Android 2.3 – 2.3.7 Gingerbread 6/12/2010 (phát hành lần đầu)
Android 3.0 – 3.2.6 Honeycomb 22/2/2011 (phát hành lần đầu)
Android 4.0 – 4.0.4 Ice Cream Sandwich 18/10/2011 (phát hành lần đầu)
Android 4.1 – 4.3.1 Jelly Bean 9/7/2012 (phát hành lần đầu)
Android 4.4 – 4.4.4 KitKat 31/10/2013 (phát hành lần đầu)
Android 5.0 – 5.1.1 Lollipop 12/11/2014 (phát hành lần đầu)
Android 6.0 – 6.0.1 Marshmallow 5/10/2015 (phát hành lần đầu)
Android 7.0 – 7.1.2 Nougat 22/8/2016 (phát hành lần đầu)
Android 8.0 – 8.1 Oreo 21/8/2017 (phát hành lần đầu)

Phiên bản đầy đủ của hệ điều hành Android

Đôi nét cần biết về OS Android

Honeycomb là phiên bản Android dành riêng cho phân khúc máy tính bảng, tích hợp cùng phiên bản Gingerbread dùng ở điện thoại. Sau đó cả 2 phiên bản tạo thành Ice Cream Sandwich.

Ice Cream Sandwich là bản cập nhật lớn nhất của Android từ trước tới nay, mang tới thay đổi và cái nhìn mới hoàn toàn về OS.

Đầu tiên Google muốn phát hành Nexus cho các đơn vị phát triển và đầu tư mục đích làm nổi lên tính năng của Android qua tửng đời. Cuối cùng chúng được phát triển thành Pixel cho người dùng phổ thông.

Android KitKat minh chứng cho sự hợp tác đầu tiên của Google cùng nhà sản xuất thương mại, về sau có thêm  Oreo.

Tìm hiểu về phiên bản Android mới nhất, Android 8.1 Oreo

Android 8.1 Oreo cho ra đời khoảng  21/8/2017, sau đó là Android 8.1 vào 5/12/2017.

Oreo là hệ điều hành Andorid mới nhất, mang tới nhiều bản cập nhật tính năng mới, nhiều cải thiện lớn so với phiên bản trước đó. Phiên bản đời cao nhất này có giới hạn dữ liệu cho ứng dụng nền, phát thông báo cho ứng dụng đang chạy ở chế độ nền, Picture-in-piture, cải thiện thời lượng pin, Project Treble, tự động điền mật khẩu trong ứng dụng…

Hệ điều hành Android được ưa chuộng nhất thế giới với vô vàn điểm thú vị, được cả thế giới yêu thích. Hy vọng chia sẻ trên giúp bạn biết nhiều thông tin hấp dẫn về Android giúp bạn sử dụng hệ điều hành tốt hơn.

Nhân sự kiện Google mới ra mắt hệ điều hành Android O beta, hãy cùng FPT Shop nhìn lại quá trình phát triển của nền tảng ưu việt này.

Cùng với iOS, Android ngày nay đã trở thành một trong những nền tảng di động nổi tiếng khắp thế giới. Đáng nói hơn, đây còn là hệ điều hành di động phổ biến nhất toàn cầu, những số liệu cho thấy chỉ tính riêng trong năm 2016, số lượng thiết bị được cài đặt Android chiếm lĩnh tới hơn 80% thị trường. Ít ai biết rằng, để đạt được thành quả này, Android đã phải trải qua không ít thăng trầm.

>>> Xem thêm: Lịch sử phát triển của Android - Hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới (phần 2)

Android 1.0

Ngày ra mắt: 23/9/2008

Lần đầu xuất hiện, phiên bản Android đời đầu góp mặt trên chiếc điện thoại J1 của nhà mạng T-Mobile. So với những hệ điều hành di động phổ biến thời điểm đó, Android 1.0 đem đến nhiều trải nghiệm mới mẻ độc đáo như màn hình Home Screen, thanh thông báo Notifications được kích hoạt theo phương thức vuốt dọc màn hình theo chiều từ trên xuống.

Ngoài ra, giới công nghệ còn hết sức ấn tượng với khả năng liên kết với Google Gmail của Android 1.0. Sản phẩm làm nên tên tuổi cho Android sau đó là HTC Cream, ra mắt 1 năm sau đó.

Android 1.0 ra đời năm 2008

Android 1.5: Cup Cake

Ngày ra mắt: 27/4/2009

Rút kinh nghiệm từ Android 1.0, trên phiên bản Android 1.5 này, Google đã đem tới nhiều cải tiến đáng chú ý như việc cải tiến giao diện người sử dụng, hỗ trợ bàn phím ảo và dự đoán từ khi nhập văn bản. Một điều thú vị về Android 1.5 là kể từ phiên bản này, ban lãnh đạo Google bắt đầu đặt tên cho hệ điều hành theo các loại bánh kẹo, bắt đầu từ Cup Cake.

Android 2.0 và Android 2.1: Eclair

Ngày ra mắt: 26/10/2009

Phiên bản 2.0 của hệ điều hành Android đem tới tiềm năng phát triển lớn hơn và bắt đầu góp mặt trên rất nhiều thiết bị di động "khủng", được nhiều nhà mạng danh tiếng của Mỹ phân phối, điển hình như chiếc Motorola Droid. Android 2.0 cho phép hỗ trợ nhiều tài khoản người dùng, bổ sung thêm bàn phím QWERTY ảo.

Android 2.0 đánh dấu bước chuyển mình mới của Android

 

Android 2.2: Froyo

Ngày ra mắt: 20/5/2010

Tới phiên bản 2.2 Froyo, gã khổng lồ phần mềm tiếp tục cập nhật một số tính năng điểm nhấn như Wi-Fi Hotspot, cho phép người dùng cài đặt trực tiếp ứng dụng vào thẻ nhớ ngoài của thiết bị. Điều đáng nhắc tới là từ Froyo, Google bắt đầu chú trọng tới việc xây dựng giao diện của Android để tăng tính thẩm mĩ

Android 2.3: Gingerbread

Ngày ra mắt: 6/12/2010

Tính tới thời điển phiên bản Gingerbread xuất hiện, hệ điều hành Android đã chứng minh được sức hút không thể cưỡng lại khi đã phủ sóng tới 54% số lượng thiết bị di động trên thị trường. Cũng trong năm này, Samsung bắt tay với Google để tung ra chiếc điện thoại Nexus S. Ưu thế của Android 2.3 nằm ở việc hệ điều hành này cho phép hỗ trợ camera trước, đi kèm với giao diện đẹp mắt và giúp tiết kiệm điện.

Đến thời điểm Gingerbread xuất hiện, Android đã góp mặt trên 54% thiết bị di động

Android 3.x: Honeycomb

Ngày ra mắt: 10/5/2011

Đây là phiên bản Android được phát triển chuyên để hỗ trợ các loại máy tính bảng, chiếc tablet đầu tiên được vinh dự cài đặt Android 3 là Motorola Xoom. Tuy không để lại nhiều dấu ấn quan trọng nhưng Honeycomb chính là nền móng để Google phát triển Android 4.0 thành công rực rỡ.

Android 4.0: Ice Cream Sandwich

Ngày ra mắt: 16/12/2011

Bước vào cuối năm 2011, Google bắt đầu tung ra thị trường mẫu điện thoại Galaxy Nexus chạy hệ điều hành Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là phiên bản chứa đựng nhiều sự thay đổi mạnh mẽ nhất qua các thế hệ Android. Trên bản 4.0 này, Google đã làm mới hoàn toàn hệ thống thông báo Notification sao cho tiện dụng và đẹp mắt hết sức có thể, đặc biệt là việc cho phép người dùng trượt ngón tay để xóa các thông báo. Công cụ bàn phím cũng được tinh chỉnh khả năng sửa lỗi tự động cũng như thao tác sao chép và dán nội dung. Đáng nói nhất là việc Google quyết định thống nhất một hệ điều hành duy nhất cho cả smartphone và tablet.

Từ Android 4.0, Google bắt đầu thống nhất 1 hệ điều hành chung cho smartphone và tablet

Android 4.1: Jelly Bean

Ngày ra mắt: 9/7/2012

Phiên bản 4.1 Jelly Bean ra mắt cùng với chiếc tablet Nexus 7. Không có nhiều sự thay đổi về mặt giao diện so với thời Android 4.0. Đáng kể nhất là việc Google đưa Google Now vào hoạt động nhằm tăng tính cạnh tranh với Siri của Apple. Điều quan trọng của lần cập nhật này là Project Butter với khả năng đem tới độ mượt mà đáng kể cho Android.

Android 4.2: Jelly Bean

Ngày ra mắt: 13/11/2012

Tiếp tục đem cái tên Jelly Bean lên bản cập nhật 4.2, Google đem tới nhiều trải nghiệm mới mẻ như việc nhập liệu bằng nét vẽ, Miracast và chế độ chụp ảnh toàn cảnh Photo Sphere... Đến với Android 4.2 Jelly Bean, người dùng cũng có thể sử dụng nhiều tài khoản trên máy tính bảng nhằm tiện lợi hơn trong việc chia sẻ thông tin cho các thành viên ở nơi làm việc.

Android 4.3: Jelly Bean

Ngày ra mắt: 25/7/2013

Nhân dịp ra mắt sản phẩm Nexus 7, Google giới thiệu tới mọi người phiên bản Android 4.3 Jelly Bean cùng hàng loạt các tính năng mới như API OpenGL ES 3.0, Bluetooth smart và khả năng định vị bằng Wi-Fi. Đồng thời, hãng cũng hoàn thiện khả năng tương tác giữa nhiều tài khoản và cấp quyền cho cha mẹ để đề phòng trẻ em mua sắm app tốn hàng trăm USD.

Android 4.3 là phiên bản Android cuối cùng mang tên Jelly Bean

AnhNQ

Tổng hợp Internet