Trong chương trình giáo dục phổ thông 2022 năng lực công nghệ la gì

Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể hay còn gọi là khung chương trình, các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Vậy chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì? Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở nào? Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Khách hàng đang quan tâm đến những nội dung trên, vui lòng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích.

Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, trong văn bản sẽ quy định các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh cũng như các yêu cầu về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục

và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, những yêu cầu này sẽ làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống giáo dục với từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Còn hiện nay không có giải thích nào về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì mà chỉ có giải thích chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo dục tổng thể. Theo đó, chương trình tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ chương trình học giáo dục phổ thông.

Trong Chương trình phổ thông sẽ có quy định những vấn đề chung gồm: Quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh.

Từ đó định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức để làm căn cứ đánh giá chất lượng giáo dục, giảng dạy của từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được Chương trình giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở nào?

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Khi xây dựng sẽ dựa vào việc kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Hơn nữa Việc xây dựng dựa trên những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội, phù hợp với truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục. Xây dựng chương trình giáo dục sẽ tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh, hướng đến nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Hướng đến việc bảo đảm, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kĩ năng, kiến thức cơ bản nhằm giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết mọi vấn đề trong học tập và đời sống nên

Mục tiêu của Chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm mục đích giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, đạo đức, năng lực cần thiết đối với việc học tập, nâng cao ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời.

Ngoài ra thì mục tiêu của chương trình còn hướng đến mục tiêu về khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là gì? Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có thể phản hồi trực tiếp để nhận được sự hỗ trợ tận tình từ chúng tôi.

GD&TĐ - Trong Chương trình GDPT mới, chương trình GD công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12, thông qua môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, môn Công nghệ ở THCS và THPT. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn GD cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp. Những điểm mới của chương trình môn học này được PGS.TS Lê Huy Hoàng - Chủ biên Chương trình môn Công nghệ, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trường ĐHSP Hà Nội) trao đổi với Báo GD&TĐ.

Thúc đẩy GD STEM, tích hợp GD hướng nghiệp

- Ông có thể chia sẻ những điểm kế thừa và khác biệt của Chương trình mới môn Công nghệ với chương trình hiện hành?

- Môn Công nghệ trong Chương trình GDPT mới kế thừa nhiều ưu điểm đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn của chương trình môn Công nghệ hiện hành, từ quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn học đến nội dung môn học và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Bên cạnh đó, Chương trình môn Công nghệ, có một số thay đổi phù hợp với định hướng đổi mới được nêu ra trong Chương trình GDPT tổng thể, với đặc điểm, vai trò và xu thế quốc tế của GD công nghệ. Đó là:

Chương trình phát triển năng lực: Chương trình môn Công nghệ có đầy đủ đặc điểm của chương trình GD định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Đây là thay đổi bao trùm, có tính chất chi phối tổng thể tới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá của môn học. Chương trình môn học hướng tới hình thành, phát triển năng lực công nghệ; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

Thúc đẩy GD STEM: Chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học, trung học; định hướng GD STEM - lĩnh vực rất được quan tâm trong Chương trình GDPT mới.

Tích hợp GD hướng nghiệp: Chương trình môn Công nghệ thể hiện rõ ràng, đầy đủ vai trò giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ. Sự đa dạng về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung GD hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô-đun kỹ thuật, công nghệ tự chọn. Nội dung GD hướng nghiệp được đề cập ở các lớp cuối của giai đoạn GD cơ bản và toàn bộ giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp.

Tiếp cận nghề nghiệp: Ở THPT, chương trình môn Công nghệ chuẩn bị cho HS lựa chọn nghề nghiệp về kỹ thuật, công nghệ. Tư tưởng của GD công nghệ ở cấp học này hoàn toàn mới so với chương trình hiện hành. Trong giai đoạn này, nội dung dạy học tập cho cả hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp đều mang tính đại cương, nguyên lý, cơ bản, cốt lõi và nền tảng cho mỗi lĩnh vực, giúp HS tự tin và thành công khi lựa chọn ngành nghề kỹ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THPT.

Ngoài ra, môn Công nghệ trong Chương trình GDPT mới đảm bảo tinh giản nội dung, phản ánh được tinh thần đổi mới và cập nhật về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Những đổi mới nêu trên cùng góp phần thực hiện tư tưởng chủ đạo của môn Công nghệ là nhẹ nhàng - hấp dẫn - thiết thực.

  • “Môn Công nghệ trong Chương trình GDPT mới tiếp thu được những xu hướng lớn về GD công nghệ như: Mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông; một số mô hình GD kỹ thuật như mô hình định hướng thủ công; mô hình định hướng thiết kế; mô hình công nghệ đại cương…; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tiếp cận GD STEM và cuộc CMCN 4.0”.

Lợi thế của môn học

- Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển năng lực chung, phẩm chất chủ yếu như thế nào, thưa ông?

- Môn Công nghệ có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất chủ yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức tính trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang sống và những tác động của nó; thông qua các hoạt động thực hành, lao động, trải nghiệm nghề nghiệp và môi trường GD ở nhà trường trong mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.

Trong GD công nghệ, năng lực tự chủ của HS được biểu hiện thông qua sự tự tin, sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ trong gia đình, cộng đồng, trong học tập, công việc; bình tĩnh, xử lý có hiệu quả những sự cố kĩ thuật, công nghệ; ý thức và tránh được những tác hại (nếu có) do công nghệ mang lại... Năng lực tự chủ được hình thành, phát triển ở HS thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ, sử dụng và đánh giá các sản phẩm công nghệ, bảo đảm an toàn trong thế giới công nghệ ở gia đình, cộng đồng, trong học tập, lao động.

Để hình thành, phát triển năng lực tự học, giáo viên coi trọng việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của HS, đồng thời quan tâm tới nguồn học liệu hỗ trợ tự học (đặc biệt là học liệu số), phương pháp, tiến trình tự học và đánh giá kết quả học tập của HS

Năng lực giao tiếp, hợp tác được thể hiện qua giao tiếp công nghệ, một thành phần cốt lõi của năng lực công nghệ. Việc hình thành và phát triển ở HS năng lực này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến khích HS trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng... khi thực hiện các dự án học tập và sử dụng, đánh giá các sản phẩm công nghệ được đề cập trong chương trình.

Công nghệ hướng tới tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới, giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn nhằm làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn. GD công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành, phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong thực tiễn. Trong chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn mạnh, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT và được thực hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Những mạch nội dung chính

- Ông có thể chia sẻ những điểm mới trong nội dung chương trình môn Công nghệ?

- Chương trình môn Công nghệ mới có 4 mạch nội dung chính gồm: Công nghệ và đời sống; Lĩnh vực sản xuất chủ yếu; Thiết kế và đổi mới công nghệ; Công nghệ và hướng nghiệp. Trong đó, các mạch 1, 3 và 4 được chú trọng, hoàn thiện hơn so với chương trình hiện hành.

Môn Công nghệ ở cấp tiểu học giới thiệu về thế giới kỹ thuật, công nghệ gần gũi thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà HS tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công nghệ trong nhà; thiết kế kỹ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kỹ thuật, lắp ráp các mô hình kỹ thuật đơn giản, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trong môi trường gia đình, nhà trường.

Ở THCS, môn Công nghệ đề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹ thuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; nông - lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và thiết kế kỹ thuật; công nghệ và hướng nghiệp.

Nội dung môn Công nghệ trong giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò, ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; các tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và kết nối được với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp mà HS lựa chọn sau khi tốt nghiệp.

Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả HS đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của HS, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền.

Bài 2: Thúc đẩy giáo dục STEM

Video liên quan

Chủ đề