Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là

Trắc nghiệm: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. Cây ăn quả.

B. Cây lương thực.

C. Cây rau đậu.

D. Cây công nghiệp.

Lời giải: 

Đáp án đúng: B. Cây lương thực.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực (cây lương thực chiếm 56,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt – Atlat trang 19)

=> Chọn đáp án B

Tìm hiểu về Vấn đề phát triển nông nghiệp cùng Top Tài Liệu các em nhé!

1. Sản xuất lương thực

+ Vai trò

– Đảm bảo lương thực cho người, vật nuôi

– Nguồn hàng cho xuất khẩu.

– Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

+ Điều kiện phát triển

– Tự nhiên: đất đai, khí hậu…

– Kinh tế – Xã hội: dân cư, công nghiệp chế biến, thị trường, chính sách…

+ Tình hình phát triển

– Diện tích gieo trồng tăng

– Sản lượng lương thực tăng

– Năng suất tăng

– Bình quân lượng thực đầu người tăng

– Nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới

– Cơ cấu mùa vụ thay đổi

+ Phân bố

– ĐB sông Hồng , ĐB sông Cửu Long,…

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất là

2. Sản xuất cây thực phẩm.

+ Vai trò

– Cung cấp thực phẩm cho người, vật nuôi

– Nguồn hàng xuất khẩu…

+ Điều kiện phát triển

– Tự nhiên: đất đai, khí hậu…

– Kinh tế – Xã hội: dân cư, thị trường, chính sách…

+ Tình hình phát triển và phân bố

– Rau đậu trồng khắp các địa phương, tập trung ở vùng ven Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

– Diện tích trồng rau cả nước trên 500.000 ha, nhiều nhất ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.

– Diện tích đậu trên 200.000 ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

3.Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

* Cây công nghiệp

– Ý nghĩa:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

– Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:

Địa hình: ¾ là đồi núi, nhiều bề mặt bằng phẳng, là điều kiện hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn

Tài nguyên đất: Đất phù sa (phân bố chủ yếu ở đồng bằng, thuận lợi cho trồng lạc, mía, đậu tương,…) và đất feralit (phân bố chủ yếu ở đồi núi, thích hợp trồng cau công nghiệp lâu năm).

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng tạo thuận lợi cho cây công nghiệp nhiệt đới phát triển quanh năm, cơ cấu sản phẩm cây công nghiệp da dạng.

Nguồn nước tưới dồi dào (nước trên mặt và nước ngầm): đảm bảo nước tưới tiêu cho các vùng chuyên canh

Điều kiện kinh tế – xã hội:

Dân cư đông, giàu kinh nghiệm trong sản xuất.

Mạng lưới công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng được đầu tư, nâng cấp.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ.

Thị trường trong nước và quốc tế phát triển mạnh.

+ Khó khăn:

Thiên nhiên nhiệt đới diễn biến thất thường ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng.

Thị trường tiêu thụ có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được các thị trường khó tính.

– Tình hình sản xuất:

+ Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.

+ Cây công nghiệp lâu năm:

Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng. Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.

Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.

Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè…

+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá…

* Cây ăn quả

– Phát triển khá mạnh trong những năm gần đây.

– Một số loại cây ăn quả được trồng tập trung nhất: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm,…

– Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

1. Vai trò

+ Cung cấp thực phẩm cho người

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

+ Nguồn hàng cho xuất khẩu,…

2. Điều kiện phát triển

+ Tự nhiên: cơ sở thức ăn, đồng cỏ,…

+ Kinh tế – Xã hội: diống, dịch vụ thú y, công nghiệp chế biến, thị trường, …

3. Tình hình chung

+ Tỉ trọng của ngành chăn nuôi từng bước tăng khá vững chắc.

+ Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

+ Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng lớn nhất là

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. cây ăn quả.

B. cây công nghiệp.

C. cây lương thực.

D. cây rau đậu.

Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%) – số liệu năm 2002.

Đáp án: A.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 10

AMBIENT-ADSENSE/

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC